K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2016
  • Giải thích: 
    • Từ "buồn" chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
    • Từ "hờn" chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
  • Khẳng định: 
    • Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
    • Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ (ghen phải đi với hờn)
    • Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
20 tháng 6 2017

Câu trả lời rất hay !

. ĐỀ TUẦN 5Khi khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:      “Làn thu thuỷ, nét xuân sơnHoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh      Một hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một, tài đành họa hai.”(Truyện Kiều - Nguyễn Du)Câu 1: Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Em hiểu thành ngữ đó như thế nào?Câu 2: Từ “hờn” trong câu thơ thứ hai bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Việc chép...
Đọc tiếp

. ĐỀ TUẦN 5
Khi khắc họa bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
      “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
      Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 1: Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Em hiểu thành ngữ đó như thế nào?
Câu 2: Từ “hờn” trong câu thơ thứ hai bị một bạn chép nhầm thành từ “buồn”. Việc chép nhầm như thế có ảnh hường đến nội dung của đoạn thơ không? Vì sao?
Câu 3: Qua đoạn thơ trên, kết hợp với sự hiểu biết về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, hãy viết đoạn văn theo phép lập luận Tổng - Phân - Hợp khoảng 14 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều, trong đoạn trích có sử dụng ít nhất một câu cảm thán và một quan hệ từ.
GỢI Ý : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều:
- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng bút pháp nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ thiên gợi, tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
- Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. 
- Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ”: Làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” - nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
- “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” : vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, báo hiệu lành ít, dữ nhiều.

0
22 tháng 12 2017

   “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

14 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

a,  

Nhân hóa và ước lệ tượng trưng

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh vẻ đẹp dịu hiền, hài hòa của Vân 

Tình cảm trân trọng ,yêu quý, dự cảm của tác giả về một tương lai êm đềm, hạnh phúc của Thúy Vân. 

b, 

- BPTT 

+ Ước lệ tượng trưng

+ Nhân hóa

+ Ẩn dụ

- Tác dụng

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Kiều, một vẻ đẹp mà khiến cho cả hoa, liễu ( tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên) phải "thua" phải "kém"

+ Dự báo một số phận cuộc đời của nàng.

14 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ

 

12 tháng 5 2017

c, Phép nói quá: Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, nghiêng cả thành

- Tác dụng: ngợi ca vẻ đẹp của Kiều không gì sánh bằng, vẻ đẹp hiếm có

28 tháng 5 2017

Phân tích vẻ đẹp của Kiều

- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với vẻ đẹp có một không hai

- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được tả khái quát. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân làm đòn bẩy khéo léo miêu tả vẻ đẹp của Kiều nổi bật hơn cả

- Đặc tả đôi mắt của Kiều, gợi lên khí chất, nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tài năng của Kiều được miêu tả lên tới đỉnh điểm của sự sắc sảo, tài năng (tài đàn hát, cầm kì thi họa…)

- Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa ghen tị, hờn dỗi điều này dự báo trước số phận lận đận của Kiều

- Bút pháp ước lệ tượng trưng, làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều

→ Vẻ đẹp của Kiều được lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười” xưa nay hiếm gặp, điều đó khẳng định được tài năng của Nguyễn Du khi tạo nhân vật

- Đoạn văn sử dụng câu ghép, phép thế

Đọc kĩ bốn câu thơ sau và trả lơi các câu hỏi bên dưới:Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh1.     Chép chính xác những câu thơ còn lại để hoàn thiện đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp của nàng Kiều. Qua đoạn thơ vừa chép, em thấy nàng Kiều có những vẻ đẹp gì ?2.     Vì sao nói nàng Kiều là nhân vật chính của tác phẩm nhưng trong văn...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bốn câu thơ sau và trả lơi các câu hỏi bên dưới:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

1.     Chép chính xác những câu thơ còn lại để hoàn thiện đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp của nàng Kiều. Qua đoạn thơ vừa chép, em thấy nàng Kiều có những vẻ đẹp gì ?

2.     Vì sao nói nàng Kiều là nhân vật chính của tác phẩm nhưng trong văn bản có đoạn thơ trên, tác giả lại gợi tả vẻ đẹp của người em gái (nàng Vân) trước, rồi mới tả Kiều sau?

3.     Khi tả nhan sắc của Kiều, Nguyễn Du tập trung gợi tả chi tiết nào? Vì sao tác giả lại lựa chọn chi tiết đó?

4.     Trong đoạn thơ em vừa chép, dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” là gì? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?

5.     Tìm 1 thành ngữ có trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ đó trong đoạn. 

0
6 tháng 9 2017

Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.

Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui

Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị

Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió

23 tháng 6 2019

Chép thuộc thơ

    “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.