Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“ Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đỏi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.
Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui
Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị
Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió
Câu 1.
Nêu vấn đề: Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát minh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính thứ chất liệu này gây nên.
1. Nguyên nhân
- Nhu cầu tiêu thụ các đồ dùng bằng nhựa rất lớn.
- Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển.
2. Hậu quả:
- Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.
- Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi.
- Rác thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương. (Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa.)
- Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người. (Làm nghiêm trọng hơn tình trạng nóng lên của Trái Đất.)
.....
3. Giải pháp:
Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần. (sử dụng túi vải, túi giấy ....)
Tái chế: Thay vì vứt chúng ra bãi rác, chúng ta có thể tái tạo không ít thứ thành vật dụng trong nhà. Hoặc tối thiểu, bạn hãy chú ý đến việc phân loại rác để thuận tiện cho việc tái chế chúng tại các cơ sở sau này.
Vật liệu thay thế: Đầu tư vào nhựa sinh học để thay thế cho nhựa plas cũng đang là một hướng đi mới của con người, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững,
Ngoài ra, nhà nước cũng có thể ban hành các đạo luật nhằm hạn chế việc sử dụng nhựa của người dân như áp thuế cao hoặc ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng nhựa plas, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần.
Liên hệ với thực tế.
Câu 2.
Gợi ý những ý chính em cần diễn đạt:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt tới đoạn trích và chủ đề nghị luận theo yêu cầu.4
Thân bài: Phân tích
*Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại:
-Hoàn cảnh sống:
+ Đất nước hòa bình.
+ Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên.
– “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:
+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.
+ Biện pháp nhân hóa, so sánh-> “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.
-> Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.
– Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: mất điện, phòng tối om.
+ “Vội bật tung”: vội vàng, khẩntrương -> bắt gặp vầng trăng
-> Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ-> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.
*Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
– Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển – mặt trăng, mặt người – trăng và người cùng đối diện đàm tâm.
– Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính.
– Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng,những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm.
-> Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.
– Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
– Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
*Bài học nhận thức và định hướng hành động cho bản thân để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Đoạn trích cho ta ghi nhớ về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
- Khi con người được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người
- “Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.
- Liên hệ bản thân em sẽ làm gì....
III. Tổng kết:
*Nội dung:
– Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
– Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
*Nghệ thuật:
– Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.
– Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc.
– Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/de-thi-tuyen-sinh-lop-10-mon-van-vinh-long
Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh - sạch - đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
Câu 2 :
Trong 2 khổ thơ đầu mạch cảm xúc của Nguyễn Duy hướng về những kỷ niệm trong quá khứ, sự gắn bó của của vầng trăng trong từng bước đi của cuộc đời nhà thơ. “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ” Ngay từ khổ thơ đầu thì nhà thơ đã mở ra trong một dòng hoài niệm hết sức tha thiết về tuổi ấu thơ của chính mình bằng nhịp thơ đều đặn, với những câu thơ 5 chữ ngắn gọn, đầy cảm xúc. Đó là lời của một người lính từng đi qua chiến tranh gian khổ này về sống giữa Sài Gòn xa hoa, người lính ấy hồi tưởng về tuổi thơ, về thời trai tráng chinh chiến sa trường. Nếu lúc nhỏ cuộc đời của cậu bé Nguyễn Duy gắn bó mật thiết với đồng ruộng, với dòng sông tươi mát, với vùng biển bao la, thì khi lớn lên vào cuộc chiến, cuộc sống của nhà thơ lại tiếp tục gắn bó sâu sắc với thiên nhiên núi rừng, như Tố Hữu nói trong Việt Bắc “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Thế nhưng dẫu hoàn cảnh, điều kiện sống có đổi thay thì duy chỉ có một thứ chẳng hề thay đổi ấy là vầng trăng trên cao, vầng trăng ấy trong lòng của tác giả đã trở thành tri âm, tri kỷ, là người bầu bạn trong những năm tháng hoa niên, trong từng bước hành quân chiến đấu. Trăng chia sẻ những nỗi vui buồn, những niềm gian khó, đi đến đâu trăng theo đến ấy, thân thương, gần gũi vô cùng. Sự gắn bó, mối quan hệ và tình cảm của nhà thơ và vầng trăng được làm rõ qua mấy câu thơ. “Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Cuộc sống của tác giả, từ khi còn thơ ấu đến tuổi thanh niên vào chiến trường vẫn luôn gắn bó mật thiết và “trần trụi” với thiên nhiên, không che giấu bất kỳ điều gì, tác giả sống một cách đơn giản, bình yên và hồn nhiên như những loài cây cỏ với sức sống mạnh mẽ dẻo dai. Trên trời có ánh trăng sáng lúc nào cũng dõi mắt theo cuộc sống vui vẻ ấy của nhà thơ, thân thuộc đến độ Nguyễn Duy cứ “ngỡ”, cứ đinh ninh chắc nịch rằng bản thân mình sẽ chẳng bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa, vằng vặc trên cao mà mình vẫn xem là tri kỷ suốt mấy mươi năm cuộc đời kia. “Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường” Thế nhưng những cái “ngỡ” thường khó có thể duy trì vì cuộc đời vốn biến đổi không ngừng, bởi vật chất xưa nay luôn quyết định ý thức. Rời chiến trường, rời quê hương với những đồng ruộng, sông bể quê mùa, nhà thơ vào giữa phố thị, được sống trong một cuộc sống dư dả, xa hoa. Nếu buổi trước kia phải vật vạ, mai phục nơi rừng sâu rậm rạp, phải chân lấm tay bùn với ánh đèn dầu mờ ảo thì nay cuộc sống đã đổi thay, “ánh điện cửa gương”, đều là những thứ mới mẻ, dễ khiến người ta ham thích và sống sung sướng mãi rồi cũng quen đi. Bất chợt nhà thơ chẳng biết từ lúc nào đã quên khuấy đi cái ánh sáng nhàn nhạt dịu nhẹ đến từ thiên nhiên, đến từ vầng trăng mà mình vẫn hằng coi là tri kỷ. Không biết là do cuộc sống quá tất bật, bộn bề, hay lòng người vô tâm, bỏ quên kỷ niệm son sắt xưa cũ mà nay thấy vầng trăng ngự trên trời, cũng chẳng còn trân quý, chỉ là “người dưng qua đường”. Nói đến đây bỗng thấy thật xót xa, buồn tủi cho vầng trăng kia quá, từng một thời sát cánh, chia sẻ vui buồn từ đồng quê đến rừng già, từ ấu thơ đến trưởng thành, ấy mà chỉ vài năm ngắn ngủi, vài ánh điện lạ lẫm mọi thứ đã đổi thay. “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” Giữa sự trớ trêu và buồn tủi như thế, bỗng một tình huống bất ngờ xảy đến – mất điện, căn phòng tối om, khiến người lính vốn quen với ánh điện sáng trưng sửng sốt và hoang mang. Ông buộc phải tìm một nguồn sáng khác, cánh cửa mở ra, vầng trăng tròn “đột ngột” chiếu thẳng vào căn phòng tăm tối, chiếu thẳng vào tâm hồn của nhà thơ khiến ông giật mình. “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” Vầng trăng và nhà thơ dường như đối diện với nhau một cách trực tiếp và thẳng thắn nhất, mặt đối mặt, bao kỷ niệm ùa về ùa về trong tâm trí của tác giả như bão tố khiến đôi mắt này “rưng rưng” nước mắt, nào là vầng trăng tri kỷ vẫn một lòng một dạ sắt son giữa trời xanh, xa hơn nữa là hình ảnh cánh đồng, bờ biển thuở ấu thơ, con sông xanh mát. Và có lẽ nhớ nhất chính là hình ảnh cánh rừng, hình ảnh những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ nhưng giàu những kỷ niệm không thể nào quên. Mà chỉ duy nhất một vầng trăng tri kỷ, vẫn bầu bạn, vẫn sẻ chia, vẫn dõi theo bước chân người lính chiến không rời. “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Đối diện với trăng, nhà thơ dường như bị lép vế, bởi sự xấu hổ vì lỗi lầm vô tâm, nỡ bỏ quên những ân tình trong quá khứ, để chạy theo cuộc sống xô bồ tấp nập, theo “ánh điện cửa gương”, tách biệt với thiên nhiên, quên cả tri kỷ mà người đã từng “ngỡ không bao giờ quên”. Trăng không hờn trách, không chỉ trích, trăng vẫn im lặng soi sáng, phủ lên nhà thơ thứ ánh sáng đẹp đẽ và nhân hậu. Điều ấy càng khiến con người ta thêm “giật mình”, thêm ngỡ ngàng, thậm chí là bàng hoàng về bản thân, sự im lặng đôi lúc chính là liều thuốc hữu hiệu, khiến chúng ta phải tự soi xét lại. Sự bao dung, dịu dàng và thủy chung của vầng trăng khiến nhà thơ hiểu ra được nhiều điều, có lẽ cái “giật mình” ấy chính là sự tỉnh ngộ. Tỉnh ngộ để tìm lại bản thân, để sống tốt hơn, để nhớ lại và trân quý những gì tốt đẹp trong quá khứ, để không sống vô tình, vô nghĩa, vầng trăng chính là một tấm gương sáng về lòng thủy chung của người tri kỷ, để người lính soi vào và suy ngẫm lại về bản thân mình suốt những năm qua đã sống thực sự nhân nghĩa hay chưa. Vầng trăng xưa nay vốn đã rất quen thuộc với con người, trăng chiếu rọi xuống những ánh sáng nhàn nhạt, dịu nhẹ như người bạn, người thân, người tri kỷ sẵn sàng sẻ chia, ôm ấp và đồng hành với con người trên mọi nẻo đường. Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ dẫu câu từ có vẻ đơn giản, mộc mạc nhưng lại hàm súc những ý nghĩa lớn, ấy là bài học về sự ghi nhớ những ân tình trong quá khứ, là lời khuyên, là tấm gương về lối sống nhân nghĩa, luôn trân quý, biết ơn những người, những cảnh vật xưa cũ. Bởi dù đó có là những điều quá vãng, nhưng mãi luôn là những giá trị quan trọng xây dựng nên một tâm hồn, một cuộc đời, dễ dàng lãng quên đồng nghĩa với việc vô tâm, vô cảm với cuộc đời.
Phân tích vẻ đẹp của Kiều
- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với vẻ đẹp có một không hai
- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được tả khái quát. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân làm đòn bẩy khéo léo miêu tả vẻ đẹp của Kiều nổi bật hơn cả
- Đặc tả đôi mắt của Kiều, gợi lên khí chất, nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tài năng của Kiều được miêu tả lên tới đỉnh điểm của sự sắc sảo, tài năng (tài đàn hát, cầm kì thi họa…)
- Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa ghen tị, hờn dỗi điều này dự báo trước số phận lận đận của Kiều
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều
→ Vẻ đẹp của Kiều được lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười” xưa nay hiếm gặp, điều đó khẳng định được tài năng của Nguyễn Du khi tạo nhân vật
- Đoạn văn sử dụng câu ghép, phép thế
1. Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều) - Nguyễn Du. Thể loại truyện thơ (thơ lục bát).
2. Biện pháp nhân hóa: ghen, hờn. Tác dụng: cho thấy được vẻ đẹp hoàn mỹ của Kiều đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn \(\Rightarrow\)dự báo trước số phận lênh đênh, sóng gió của nàng.
Tham khảo:
3. Chỉ với 2 câu thơ, nhưng Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt ta một bức tranh thật đẹp. Tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp tươi tắn, quyến rũ, yêu kiều của nàng Kiều. Đôi mắt Kiều được ví như làn nước mùa thu xanh biếc, thăm thẳm và phẳng lặng. Nét mày thanh tú, xinh tươi như dáng núi mùa xuân. Sắc đẹp hoàn hảo đến mức nghiêng nước nghiêng thành, khiến cho hoa ghen, liễu hờn. Thật là bậc nghiêng nước nghiêng thành!
Chép thuộc thơ
“ Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đỏi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.