Câu hỏi 1:
Từ "chạy" trong hai câu: "Xe đang chạy trên đường." và "Hàng bán chạy." có quan hệ như thế nào về nghĩa?
đồng âm nhiều nghĩa đồng nghĩa trái nghĩa
Câu hỏi 2:
Trong câu "Dì Na là em gái của mẹ Nga.", từ "dì" là từ loại gì?
tính từ động từ danh từ đại từ
Câu hỏi 3:
Từ "bí" trong hai câu: "Quả bí này đã già." và "Anh ấy bí tiền tiêu." có quan hệ như thế nào về nghĩa?
đồng âm đồng nghĩa trái nghĩa nhiều nghĩa
Câu hỏi 4:
Vị ngữ trong câu "Thấp thoáng những mái nhà cổ kính." là:
thấp thoángnhững cổ kính thấp thoáng những mái nhà
Câu hỏi 5:(sai)
Từ "chân" trong "chân trời", "chân mây", "chân cầu" có quan hệ như thế nào về nghĩa?
trái nghĩa đồng nghĩa nhiều nghĩa đồng âm
Câu hỏi 6:(Đúng)
Câu: "Hoa phượng chứa chan niềm cảm xúc của các cô cậu học trò." sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
đảo ngữ điệp từ so sánh nhân hóa
Câu hỏi 7:(Đúng)
Trong các dấu câu sau, dấu nào dùng để kết thúc câu kể?
dấu chấm dấu phẩy dấu hai chấm dấu chấm cảm
Câu hỏi 8:(Đúng)
Trong câu: "Những chú bò thung thăng gặm cỏ.", cụm từ "thung thăng gặm cỏ" giữ chức năng ngữ pháp gì trong câu?
trạng ngữ vị ngữ chủ ngữ bổ ngữ
Câu hỏi 9:(Đúng)
Từ "ba" trong câu "Con là con trai của ba." là từ loại gì?
đại từ danh từ động từ tính từ
Câu hỏi 10:(Đúng)
Từ "trắng" trong "trắng phau", "trắng ngần", "trắng sáng" có quan hệ như thế nào về nghĩa?
nhiều nghĩa trái nghĩa đồng âm đồng nghĩa
(1) - Mẹ em mua đường để về nấu chè.
(2) - Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi.
a) Giải thích vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm:
- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1) mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau. (0,5 điểm)
- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại. (0,5 điểm)
(Lưu ý: Khi nêu nghĩa từ, thí sinh chỉ cần nêu đúng ý, không nhất thiết phải dùng từ đúng như trong đáp án).
b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu (1) là hai từ, “mua đường” trong câu (2) là một từ. (1 điểm)