K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2018

a) Giải thích vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm:

- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1) mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau. (

- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại.

b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu (1) là hai từ, “mua đường” trong câu (2) là một từ. 

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:MẸLặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruLời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conĐêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.(Trần Quốc Minh)Câu 1: ( 1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu 

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về 

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn 

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Trần Quốc Minh)

Câu 1: ( 1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ trên?

Câu 2: ( 0,5 điểm) Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

Câu 3. ( 1,5 điểm) Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ cuối cuả bài thơ?

Câu 4. ( 1,0 điểm) Kể tên hai bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 có cùng đề tài về người mẹ?

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                                    

                                       Thầy bói xem voi

         Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

        Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

       Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

                                                                    ( Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

                                                                          

Câu 1: ( 0,5 điểm ) Xác định phương thức biểu đ của văn bản?

Câu 2: ( 1,0 điểm) Em có nhận xét gì về cách xem voi của các nhân vật trong văn bản?

Câu 3: ( 1,0 điểm )Tìm 2 cụm danh từ trong  văn trên và sắp xếp vào mô hình cụm danh từ.

Câu4 :  ( 1,5 điểm) Văn bản đem đến bài học gì cho bản thân em?

 

 

 

 

3
9 tháng 3 2022

ĐỀ 1

Câu 1. Thơ lục bát, Biểu cảm

Câu 2.Nhân vật người con

Câu 3. So sánh (mẹ được so sánh với ngọn gió ). Tác dụng: nhấn mạnh sự yêu thương, biết ơn của người con và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ để người con của mình ngủ ngon.

Câu 4. Bài thơ "Mây và Sóng" nói về sự yêu thương của mẹ và con, sự ngây thơ và hôn nhiên của người con và tình mẫu tử của người mẹ thuộc đề tài với bài thơ "Mẹ".

9 tháng 3 2022

MẸ

1.

-thể thơ lục bát

-phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

2.

-là Mẹ

3.

-đêm nay con ngủ giấc tròn là do mẹ đã thức để quạt cho con

4.

-hai bài thơ nói về Mẹ trong chương trình lớp 6 là bàn tay mẹ và về thăm mẹ

Thầy bói xem voi

1.

-phương thức biểu đạt tự sự

2.

-ko xem tất cả mà mỗi người chỉ xem một bộ phận của con voi

3.

???mô hình cụm danh từ???

4.

-phải nên nhìn nhận nó bằng một cách toàn diện không nên đoán mò

7 tháng 1

Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.

8 tháng 1

Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.

29 tháng 7 2021

Tham khảo

Bài thơ cuả tác giả Trần Quốc Minh có một nhan đề được rút hẳn vào trong một từ MẸ! Trong trường hợp này, bài thơ có thể rơi vào hai khả năng: Hoặc nói những lời triết lí chung chung, hoặc chỉ đi vào khai thác một ấn tượng chi tiết, cụ thể về mẹ. Chỉ có trường hợp thứ hai này mới có thể đem lại một ấn tượng xúc động cho người đọc. Bài thơ Mẹ bắt đầu đi từ lời ru của mẹ. Lời ru đi qua hai thời gian và không gian khác nhau: trưa hè và đêm hè. Hai câu thơ 6-8 mở đầu được xây dựng trên một phép đối lập giữa một bên là tiếng ve đã lặng vì mệt mỏi bởi cái nắng oi bức của buổi trưa hè và một bên là tiếng ru đầu võng ân cần, nhẫn nại của mẹ. Cái nắng oi bức đã làm cho loại ve vốn được tiếng là “ kêu không biết mệt” mà cũng phải chịu im, chịu khuất phục. Nhưng đối với người mẹ, mặc dù mệt, hẳn thế, nhờ lòng thương con mà mẹ đã chẳng quản ngại. Tiếng ru vẫn bay len từ cánh võng. Câu thơ “ Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru” như thể chùng giãn, chậm rãi, tạc được cái dá

Văn học

ủa tưởng đổi nghề rồi :v

1, Biểu Cảm

2 , NGhĩa gốc

3 , Người mẹ trong bài thơ được ví " Ngọn gió của suốt dời " Cho ta thấy người mẹ thật là vĩ đại

4 , Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. Sức khái quát của câu thơ thật chắc chắn nhờ vào một hình ảnh dung dị, gần gũi. Câu thơ không chỉ nói về công lao vô bờ của Mẹ mà còn bày tỏ rất chân thành con đối với Mẹ!

Hok tốt !!!

Câu 1 : Phương thức biểu đạt là biểu cảm

Câu 2 : " Mẹ " được dùng theo nghĩa gốc

Câu 3 : em hiểu được rằng ngưười mẹ đã phải vất vả quần quật làm việc vì con

Câu 4 : Nhằm thể hiện sự yêu thương , chăm sóc của người mẹ đối với người con . Làm việc vất vả vì con , vì những ước muốn  của mẹ muốn con khôn lớn thành người .

#Nhi#

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 5):Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ời,Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.Lời ru có gió mùa thu,Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.Những ngôi sao thức ngoài kia,Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc tròn,Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.(Mẹ - Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 5):

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời,

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu,

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ - Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29)

Câu 1 (1.0 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Tác giả đã sử dụng kiểu vần bằng hay vần trắc ?                                                  

Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3 (0.5 điểm). Nội dung chính của bài thơ là gì ?

Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:  

0