Tả 1 bài văn giữa cuộc đấu tranh cái đẹp đấu với cái xấu, cái thiện đấu với các ác.
Mình đang cần 1 bạn gấp!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn nghe đây có tên gọi là "Gà Trống và Cáo". Ở một khu rừng nọ, trời mới vừa hửng sáng đã thấy một chú Cáo dò dẫm đi kiếm ăn. Chắc là chú ta đói bụng lắm. Bất chợt chú phát hiện một anh gà trô"ng đang đứng vắt vẻo trên một cành cây cao. Chú mừng thầm trong bụng: "Chuyến này mình vớ bẫm đây". Chú liền tiến đến dưới gô"c cây, ngước mắt nhìn lên cao, đon đả chào: - Kìa, anh bạn quý của tôi! Xin mời xuống đây, tôi sẽ thông báo một tin hệ trọng và cũng rất vui, rất tốt lành. Hôm qua, vị chúa sơn lâm đã triệu tập muôn loài dự một hội nghị và thông qua một quyết định vô cùng quan trọng. Từ nay, muôn loài mạnh yếu phải kết tình anh em thân hữu, không được giết hại lẫn nhau và phải giúp đỡ nhau xây dựng một thế giới đại đồng. Lòng tôi sung sướng muôn phần. Tôi được chúa sơn lâm cử đi loan báo tin vui này. Nào, anh hãy xuống đây, cho tôi được ôm hôn anh để tỏ bày tình thân ái! Nghe Cáo nói vậy, Gà Trống vẫn không tin, trong bụng nghĩ thầm: "Cáo vốn là một kẻ lõi đời, vừa ranh ma, thâm hiểm vừa xảo trá lừa lọc" nên đứng ở trên cao nói vọng xuống. - Tôi rất mừng khi nghe được tin này. Thế là từ nay, chúng ta được sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc "bốn biển một nhà", thật là tuyệt! Cám ơn anh Cáo! Mà này, anh Cáo ơi! Tôi thấy hai anh chó săn đang chạy lại phía chúng ta. Hẳn là hai anh ấy cũng đang làm nhiệm vụ loan báo tin vui này như anh, có phải không? Nghe Gà Trống nói thế, Cáo ta hồn xiêu phách lạc, không kịp nói thêm với Gà Trống điều gì nữa, vội vàng co giò chạy như ma đuổi. Gà Trống nhìn theo cười chảy cả nước mắt, bụng nghĩ thầm: "Rõ là phường gian trá".
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có anh thanh niên nghèo khổ tên là Khoai. Mồ côi cha mẹ, anh phải đi làm thuê cho một lão phú hộ trong vùng.
Biết tính anh thật thà, chất phác, lão phú hộ rắp tâm lừa gạt để bóc lột sức lao động của anh. Một hôm, lão giả bộ chân tình, vỗ vai anh bảo:
- Thấy mày hiền lành, chăm chỉ, tao thương lắm ! Mày cố làm việc cho tao sẽ gả con gái cho!
Nghe lão nói thế, anh Khoai mừng lắm. Ngày này qua ngày khác, anh làm việc quần quật không tiếc sức, bất kể nắng mưa, khuya sớm. Lão phú hộ đắc ý, cười thầm trong bụng.
Cô con gái lão càng lớn càng xinh. Lão nghĩ bụng: “Con gái ta phải gả cho nhà giàu mới xứng. Đời nào ta lại để nó làm vợ cái thằng khố rách áo ôm kia!”. Thế rồi, lão âm thầm nhận lời gả cô cho con trai một trọc phú làng bên. Anh Khoai vẫn cần cù làm việc và không hề hay biết về âm mưu xấu xa của lão.
Ngày cưới đã đến. Lão phú hộ chuẩn bị tiệc tùng linh đình. Sợ lộ chuyên, lão gọi anh Khoai đến, ngon ngọt nói rằng:
- Ta giữ đúng lời hứa với anh. Hôm nay, ngày lành tháng tốt, ta cho làm đám cưới. Cỗ bàn ta đã chuẩn bị cả rồi. Có điều, anh cũng phải kiếm chút gì làm sính lễ chứ! Anh hãy vào rừng, tìm một cây tre trăm đốt, mang về đây để vót đũa cưới. Hãy đi nhanh lên cho kịp!
Được lời như cởi tấm lòng, anh Khoai hăm hở vác dao vào rừng. Anh tìm mãi, tìm mãi mà không thấy có cây tre nào có đủ trăm đốt. Trời đã quá trưa, tủi thân, anh ngồi thụp xuống đất, ôm mặt khóc hu hu. Bỗng nhiên, một tiếng nói ấm áp vang lên bên tai anh:
- Tại sao cháu khóc? Cháu hãy nói cho ta nghe, để ta nghĩ xem có cách nào giúp cháu chăng?
Anh Khoai bàng hoàng ngẩng đầu lên nhìn. Trước mặt anh là ông Bụt đang mỉm cười nhân hậu. Anh kể hết sự tình cho Bụt nghe. Bụt dạy:
- Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre đem tới đây cho ta!
Chỉ loáng sau, công việc đã xong. Anh Khoai mừng rỡ đặt một trăm đốt tre trước mặt Bụt. Bụt lại dạy:
- Con hãy xếp chúng nối tiếp với nhau!
Anh Khoai làm theo lời Bụt. Bụt vỗ tay ba cái và đọc câu thần chú:
- Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!
Tức thì, trăm đốt tre dính liền với nhau thành cây tre trăm đốt trước con mắt ngạc nhiên, thích thú của anh Khoai. Anh vui sướng cảm tạ Bụt rồi định vác về nhà nhưng cây tre dài quá, không cách nào đem ra khỏi rừng được. Anh đang loay hoay, bối rối thì Bụt bảo:
- Con hãy đặt nó xuống rồi đọc câu thần chú : Khắc xuất! Khắc xuất! Khắc xuất!
Trong nháy mắt, một trăm đốt tre tách rời ra như cũ. Anh Khoai vòng tay tạ ơn Bụt rồi bó thành hai bó, vội vã gánh về nhà.
Tiệc cưới đang linh đình, thấy anh Khoai về, lão phú hộ chạy ra quát mắng phủ đầu:
- Tao bảo mày đi tìm cho tao cây tre trăm đốt chứ tao có bảo mày chặt một trăm đốt tre đâu! Mau mau cút khỏi đây ngay!
Biết mình đã bị lão lừa, anh Khoai giận lắm. Anh lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nối với nhau trên mặt sân rồi hô lớn:
- Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!
Ngay lập tức, trăm đốt tre dính liền thành cây tre trăm đốt thẳng băng. Thấy vậy, lão phú hộ tò mò đến gần xem. Anh Khoai đọc câu thần chú trên, lập tức lão bị dính vào cây tre. Lão hoảng sợ kêu cứu vang trời. Lão thông gia cùng gã con rể nhào vào kéo giúp cũng bị dính luôn. Mọi người hốt hoảng gỡ ba người ra nhưng vô hiệu. Họ bị dính chặt với nhau thành một đoàn rồng rắn trông thật tức cười.
Lão phú hộ khóc lóc, van xin anh Khoai tha chết và tuyên bố gả con gái cho anh. Lúc bấy giờ, anh Khoai mới thong thả đọc:
- Khắc xuất! Khắc xuất! Khắc xuất!
Cây tre lại rời ra thành trăm đốt như cũ. Mọi người thoát nạn vội tản về nhà. Thế là anh Khoai cưới được vợ đẹp. Còn lão phú hộ thì bị anh cho một bài học nhớ đời.
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em nói: “ở hiền gặp lành, ở ác báo ác. Con người sống phải nhân hậu, trung thực. Câu chuyện bà kể cho cháu nghe vừa là đạo lí, vừa là ước mơ ngàn đời của người lao động đấy, cháu ạ!”.
BÀI THAM KHẢO NHA
Kể lại truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
Trong những truyện thần thoại mà cô giáo đã kể cho chúng em nghe, em thích nhất truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Truyện phản ánh cách giải thích các hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, lũ lụt và quá trình đấu tranh chống thiên tai của tổ tiên ta thuở trước. Truyện kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa, Hùng Vương thứ 18 chỉ sinh được một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Nhà vua muốn chọn cho con gái một người chồng tài giỏi nên ban lệnh kén rể hiền.
Hàng trăm chàng trai đến kinh đô xin ra mắt nhưng công chúa vẫn chưa chọn được ai. Một hôm, có hai người dung mạo khác thường cùng đến cầu xin. Một người là Sơn Tinh, chúa của miền núi cao; một người là Thuỷ Tinh chúa của vùng nước thẳm.
Nhà vua băn khoăn không biết chọn ai làm rể, bèn yêu cầu hai người thi tài trước toàn thể triều đình. Sơn Tinh có tài dời non, chuyển núi. Chàng chỉ tay về hướng Đông, hướng Đông xuất hiện những cánh đồng thẳng cánh cò bay, chỉ tay về hướng Tây, hướng Tây mọc lên những dãy núi đồi trùng điệp. Thuỷ Tinh tài ba không kém. Chàng trổ tài hô mưa gọi gió, trong chớp mắt tạo nên sông, nên biển. Cả hai quyết tranh phần thắng.
Thấy cuộc thi tài kéo dài mà không phân thắng bại, Hùng Vương khó xử vô cùng, đành ra điều kiện:
- Ngày mai, ai đem lễ vật tới trước, ta sẽ gả công chúa cho. Lễ vật phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Sáng hôm sau, lúc trời còn mờ sương, Sơn Tinh đã đến với đầy đủ lễ vật quý giá. Vua Hùng rất hài lòng, cho phép Sơn Tinh cưới Mị Nương và rước nàng về núi Tản Viên.
Thuỷ Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, quyết đuổi theo giành lại Mị Nương.
Chàng hoá phép làm cho trời đất tối tăm, mưa to, gió lớn, sấm chớp đùng đùng, nước sông dâng lên cuồn cuộn. Thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá hùng hổ tiến đánh Sơn Tinh. Quân Thuỷ Tinh đi tới đâu gây thiệt hại ghê gớm tới đó. Nhà đổ, cây gãy, ruộng đồng chìm ngập trong biển nước mênh mông.
Sơn Tinh bình tĩnh chỉ huy quân lính chống trả. Chàng nâng núi lên cao. Nước dâng đến đâu, núi cao hơn tới đó. Từng dãy đồi mọc lên san sát bên nhau, tạo thành bức trường thành khổng lồ ngăn nước lũ. Quân Sơn Tinh hăng hái nhổ cây, lăn đá, tiêu diệt quân của Thuỷ Tinh. Cuộc chiến kéo dài ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng, Thuỷ Tinh thua trận, phải rút quân về.
Nhưng Thuỷ Tinh không quên mối thù xưa. Hằng năm, cứ đến cuối mùa hè là Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, hòng giành lại Mị Nương.
Truyện thần thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh cho thấy tổ tiên ta từ mấy ngàn năm trước đã có khát vọng chinh phục và chiến thắng thiên tai. Giải thích nạn lụt lội hàng năm bằng những hình ảnh, chi tiết thần kì vô cùng hấp dẫn, điều đó chứng tỏ trí tưởng tượng của người xưa quả là phong phú.
Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.
Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám. Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?
Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.
Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.
Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H. Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ??? Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ. . . Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.
Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.
Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ. Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ. . .
Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.
Từ xưa đến nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu vô cùng gian nan, phức tạp. Đặc biệt, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong bản thân mỗi con người lại càng phức tạp, gian nan. Xong, kể cả trong xã hội xưa và nay, không phải lúc nào cái thiện cũng chiến thắng cái ác, chính vì vậy mà nhân dân xưa đã đưa những mơ ước, nguyện vọng, lý tưởng xã hội của mình thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện vào những câu truyện cổ tích, tiểu biểu là câu truyện “Tấm Cám”.
Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã luôn cùng song hành với nhau trong xã hội. Cái thiện là tất cả những gì có vai trò tích cực, có tác động thuận lợi trong đời sống của con người và toàn xã hội. Cái ác là tất cả những gì gây trở ngại và có hại cho con người và xã hội. Cái thiện và cái ác là hai mặt đối lập nhau nhưng lại là một chỉnh thể.
Bản chất mậu thuẫn và xung đột trong cậu chuyện “Tấm Cám” tập trung ở hai tuyến: Tấm và mẹ con Cám. Đầu Truyện mâu thuẫn và xung đột đầu tiên được đưa ra là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền. Ý nghĩa xã hội được phản ánh rõ nhất qua cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa các lực lượng đối lập trong xã hội, xuất hiện muộn hơn.
Sớm mồ côi cha mẹ, Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm mọi công việc nhà: “phải làm việc lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, với bèo; đêm lại còn xay lúa mà không hết việc” chỉ để nhận lấy những trận đòn roi từ bà dì ghẻ. Còn Cám thì “ được ăn trắng mặt trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng”. Khác nhau nhưng chưa đến độ mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn giữa Tấm và Cám dần lộ ra khi Cám lừa chị trút hết tép vào giỏ rồi nhanh chạy về nhà để nhận cái yếm đỏ, còn Tấm thì “ngồi bưng mặt khóc” vì cảm thấy bất công. Kế đến, từ sự việc con cá bóng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt, Tấm cũng “oà lên khóc” vì thấy bị thua thiệt, đến việc đi xem hội, Tấm không được sắm sửa quần áo đẹp đã đành, đằng này bà dì ghẻ còn cản trở Tấm bằng cách “bắt cô phải nhặt xong mớ gạo thóc đã được trộn lẫn với nhau”, cô Tấm lại một lần nữa “ngồi khóc một mình”. Rồi cả việc so sánh Cám như “chuông khánh”, còn Tấm là “mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”, “bĩu môi” khi thấy Tấm xuất hiện ở đám hội, “ngạc nhiên và hằn học” nhìn Tấm lên kiệu về cung. Tấm sung sướng bao nhiêu thì mẹ con Cám càng uất hận bấy nhiêu.Tất cả đã phần nào thể hiện được sự mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, mâu thuẫn sau cao hơn mâu thuẫn trước, từ mâu thuẫn nhỏ đến mâu thuẫn gay gắt, không thể dung hoà. Và sự mâu thuẫn chỉ được giải quyết bẳng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.
Sự ganh ghét như loài sau bọ đục khoét vào sâu trong tư tưởng biến thành ngọn lửa uất hận, khiến cho lương tâm và lý trí ngày cần thối rữa, cho đến khi sự tàn ác lấn áp tất cả. Gặp được dịp may hiếm có, Tấm về nhà giỗ cha. Mẹ com Cám lập kế giết chết Tấm hòng cướp đi hạnh phúc mà cô đang có.
Truớc lúc chết, mỗi lần Tấm gặp khó khăn, dẫu cho có cảm thấy bất công, bị thua thiệt hay tủi phận, thì cô đều tỏ ra yếu đuối, chỉ biết khóc và nhờ vào sự phù trợ của ông Bụt. Bụt hiện ra, đền bù những thua thiệt, mất mát của Tấm và thường là sự đền bù to lớn, tốt đẹp hơn. Ở phuơng diện ý nghĩa xã hội, sự giúp đỡ của Bụt thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả dân gian, tức đa số nhân dân lao động đối với Tấm , cũng như đối với những người hiền lành, nghèo khổ và có phẩm chất tốt đẹp như Tấm. Mặt khác, có thể nói Bụt đóng vai trò tạo thêm sức mạnh cho Tấm để đi đến thắng lợi. Nhưng ông Bụt giúp Tấm được bao nhiêu thì lại bị cướp đi hết bấy nhiêu và cuối cùng cướp luôn cả mạng sống của Tấm mà ông Bụt cũng bó tay, bất lực. Có lẽ cô quá yếu đuối, yếu đuối đến mức không giữ nỗi hạnh phúc của mình, để cho người khác cướp mất. Nếu không muốn nói đó là sự nhu nhược ko dám nói lên tiếng nói cho riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong xã hội PK xưa mà cả trong xã hội hiện nay. Trong cuộc sống, hạnh phúc thực sự chỉ có thể do bản thân mình tự đấu tranh tranh mà có, bởi ai ai cũng muốn hưởng hạnh phúc, mà cái hạnh phúc ấy thì lại quá ít ổi để có thể chia sẽ. Vậy tại sao cô không thể đứng dậy đấu tranh cho bản thân mình. Vì thế cho nên, ở giai đoạn hậu thân, Tấm phải tự mình đảm nhiệm phần việc mà ông Bụt đã không giúp và không thể giúp. Khi còn sống, Tấm hiền dịu, ngây thơ, nhân hậu bao nhiêu thì sau khi chết cô lại đáo để và quyết liệt bấy nhiêu (tiếng chim vàng anh, tiếng kếu của khung cửi và hành động trả thù mẹ con Cám cuối cùng chứng tỏ điều này).
Phần mẹ con Cám, cái giá của việc cướp đi một sinh mạng là rất nặng nề, nặng đến mức… thậm chí có thể huỷ hoại chính mình. Một khi đã giết người vì lợi ích cá nhân mình, bọn họ đã tự đeo cho mình cái mặt mạ của quỷ dữ không bao có thể tháo bỏ, huống chi họ không những giết Tấm 1 lần, mà là nhiều lần chỉ nhầm bảo vệ cái hạnh phúc giả tạo mà họ đã cướp mất từ tay Tấm. Chính vì vậy họ phải gánh lấy cái giá nặng nề của kẻ giết người. Những kẻ thủ ác đã gặp báo ứng.
Bất kể nơi nào cái thiện tồn tại thì ở đó mầm móng cái ác luôn rình rập. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại cho nhau. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẵng có một xã hội với tất cả những công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng. Hơn nữa, không có quan niện thiện, ác nào là vĩnh viễn đối với mọi thời đại, đúng với mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh cụ thể.
Thử đặt trừơng hợp ngược lại, nếu mẹ con Cám là đại diện cho cái ác lại được sống hạnh phúc cùng nhà vua đến cuối đời thì sao? Lúc ấy bốn chữ “công bằng” và “hoà bình” là đều không thể có được trong xã hội này. Khi ấy trẻ con đến trường, cái mà chúng học được chỉ là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ Thử tưởng tượng một ngày nọ bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cô vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dững dưng bước đi. Tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit. Sẽ ra sao khi mà khắp nơi điều có trộm cướp, lừa gạt và những điều đó bị mọi người lờ đi, thờ ơ không đếm xỉa. Trái Đất này sẽ trở thành nơi lạnh nhất trong vũ trụ, vì bởi lẽ “nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi sự lạnh nhạt bao trùm”.
Và hãy thử tưởng tượng xã hội sẽ ra sao khi mà ở đó chỉ toàn là người tốt? Một ngày nọ, trên đường phố, chủ các chiếc xe đều nhường nhau chạy trước. Một chủ tiệm vàng trông thấy một người lao công đang thu gôm rác cực khổ, liền tặng cho ông ta mấy chỉ vàng. Ông chủ các công ty đứng ở cổng hỏi thăm từng nhân viên rồi tặng vài tháng lương cho những người có hoàng cảnh hơi túng thiếu. Ở các khu phố, người ta đến gọi cửa từng nhà tặng sách giáo khoa trong khi trên Tivi đang đưa tin sách đang lên giá.
Liệu những sự giúp đỡ ấy có thật sự cần thiết không? Người xưa có câu: “Có gian nan mới thử sức người” . Những sự giúp đỡ không đúng lúc ấy không những không giúp ích gì nhiều mà ngược lại còn tập cho họ thối ỷ lại vào người khác, không tự cố gắng. Một xã hội như vậy sẽ ngày một lạc hậu, không thể tiến bộ, phát triển được. Cái ác là cái đáng ghê tởm cần gạt ra khỏi đời sống cá nhân và xã hội. Tuy nhiên cái ác không phải là cái đối lập tuyệt đối của cái thiền. Chúng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Ranh giới thiện ác chỉ cách nhau một sợi chỉ nhỏ. Trong học tập của học sinh, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái xấu cái ác như: lười biếng, dối trá và gian lận,… cũng rất khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chốn glại cái ác. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Qua câu truyện “Tấm Cám”, ta thấy được cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay, cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.
a. Mở Bài
- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.
b. Thân Bài
- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....
+ Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)
+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)
+ Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)
- Trong xã hội nay:
+ Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.
+ Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.
+ Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.
--> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.
- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"
c. Kết bài
- Liên hệ bản thân rút ra bài học:
+ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.
+ Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.
+ Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
a. Mở Bài
- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.
b. Thân Bài
- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....
+ Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)
+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)
+ Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)
- Trong xã hội nay:
+ Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.
+ Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.
+ Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.
→ Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.
- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"
c. Kết bài
- Liên hệ bản thân rút ra bài học:
+ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.
+ Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.
+ Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
a. Mở Bài
- Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người..... Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.
b. Thân Bài
- Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ....
+ Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)
+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)
+ Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)
- Trong xã hội nay:
+ Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.
+ Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.
+ Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.
→ Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.
- Quy luật: "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo"
c. Kết bài
- Liên hệ bản thân rút ra bài học:
+ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.
+ Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.
+ Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
THam Khảo:
Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khẳng khái, trung trực. Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chức phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành động đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận. Cuộc chiến ngày đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng "rất tức giận", "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền". Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng. Tử Văn quyết sống mái với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ. Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công: "Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là của hỏi của người muốn "biết địch biết ta" để giành lấy thắng lợi.
Có hai chị em chung sông với nhau. Cô chị rất xinh đẹp, còn cô em thì rất xấu xí. Cô chị được các chàng trai trong vùng yêu thích, còn cô em xấu xí thì ngay cả những ông già cũng chẳng nhòm ngó đến. Thế nhưng cô em lại có trái tim vàng, còn cô chị xinh dẹp vừa xấu tính, vừa kiêu ngạo.
Một hôm nọ, cô em tự nhủ: “Chẳng có điều gì tốt lành dành cho ta ở đây. Ta sẽ lên núi dựng một túp lều ở đó. Như vậy chẳng có ai nhìn thấy mặt ta mà chê bai ta nữa.”
Hôm sau, cô bỏ làng lên núi, cô đi mãi, mỏi rời cả chân thì chợt nhận thấy một làn khói từ dưới thung lũng bốc lên cao. Cô tới nơi thì thấy một bà già mù lòa ngồi trước một ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Bà lão có mái tóc đã bạc, nhưng đôi môi thì lại đỏ chót, hàm răng trắng như ngọc. Kì quặc hơn nữa, bà lão có hai cái mặt, một đằng trước, một đằng sau.
Cô gái nghĩ bụng: “Chắc là phù thủy” nhưng cô vẫn lễ phép chào bà và hỏi thăm sức khỏe của bà.
Bà lão nói:
- Cám ơn, ta khỏe, có điều là mắt ta không còn sáng nữa. Cho nên ta muôn mướn một người ở. Ngươi có muôn làm cho ta không? Ta sẽ trả lương tử tế, còn ăn thì thoải mái.
Cô gái đồng ý và nghĩ: “Sông ở đây cũng dễ chịu vì bà không nhìn thấy khuôn mặt xấu xí của mình”.
Từ ngày hôm đó, cô gái ở cùng bà lão. Cuộc sông của cô rất thoải mái, hàng ngày cô quét dọn nhà cửa, khâu vá quần áo. Thấm thoát thời gian một năm đã trôi qua. Một hôm, bà lão bảo cô gái:
- Con làm như thế là đủ rồi. Bây giờ con có thể trở về nhà.
Cô gái thốt lên:
- 0 không, con muôn ở đây với bà, vì mặt của con rất xấu xí, con về làng họ chê con, con chỉ muốn không bao giờ gặp lại họ nữa.
Bà lão đáp:
- Dù mặt con xấu xí nhưng con có một tấm lòng vàng. Ta sẽ giúp con. Bây giờ con hãy vào nhà sờ vào tấm gương treo trên tường.
Cô gái làm như lời bà lão dặn, cô đưa tay sờ vào tấm gương. Tấm gương bỗng mở ra một cánh cửa và hiện ra một căn phòng khác, trên tường treo la liệt hàng trăm bộ mặt. Bà lão ra lệnh:
- Vào chọn bộ mặt mà con thích!
Cô gái cả mừng, chăm chú nhìn một lượt, cuối cùng chọn một bộ mặt xinh xắn, tươi cười, có đôi mắt to.
Cô vừa giơ tay chỉ bộ mặt ấy thì bà lão liền gỡ mặt cô gái ra treo trên tường và lắp vào khuôn mặt cô đã chọn. Nom cô bây giờ xinh xắn và đẹp làm sao!
- Bây giờ con hãy về nhà và sống bình yên.
Bà lão bảo như vậy và đưa cho cô một hộp đầy ắp những đồng tiền vàng. Từ đó, cô em vừa xinh đẹp, vừa giàu có. Cô chị không tin vào mắt mình nữa, cô chỉ nhận ra cô em qua tiếng nói. Nhưng sự thay đổi của cô em chẳng làm cô bằng lòng. Khi biết được vì sao em mình lại đẹp và giàu như vậy, cô nghĩ bụng: “Ta cũng sẽ lên núi và sẽ nhờ bà lão làm cho ta đẹp hơn, ta phải đẹp nhất trần gian”.
Ngày hôm sau, cô lập tức lên đường, cô cũng tìm đến ngôi nhà nhỏ xinh xắn và gặp bà lão. Thấy bà, cô gái nghĩ bụng: “Con mụ phù thủy đấy!”, cô nhăn mặt kinh tởm, chẳng thèm hỏi thăm bà lão. Bà lão cũng nhận cô vào ở giúp việc.
Cô gái xinh đẹp làm ra vẻ bận rộn nhưng kì thực phần lớn thời gian là cô soi gương ngắm mình. Thời gian một năm cũng trôi qua.
Và một hôm bà lão bảo cô:
- Con làm cho ta thế là đủ rồi. Bây giờ con có thể trở về nhà.
Cô gái kêu lên:
- Con chỉ về nhà với một khuôn mặt mới thôi.
Bà lão đáp:
- Con muôn như vậy ư? Thế thì vào trong nhà sờ vào tấm gương treo trên tường.
Cô gái vội vào nhà, sờ tay vào tấm gương và vào căn phòng có nhiều bộ mặt. Bà lão phù thủy ra lệnh: “Nhắm mắt lại và chỉ được mở mắt ra khi nào nghe thấy ta bảo”.
Nói rồi, bà gỡ cái khuôn mặt xinh đẹp của cô gái ra, rồi lắp cho cô khuôn mặt cũ của cô em, bà đưa cho cô cái hộp đựng tiền nhưng trong đó chỉ toàn rác rưởi và nói câu thần chú:
- Ta có hai mặt, cái gì có trong này hãy tăng lên hai lần.
Sau đó bà dắt cô gái ra cửa và bảo:
- Con có thể mở mắt ra được rồi và hãy về đi.
Cô gái chẳng chào cũng chẳng cám ơn vội vàng chạy về làng. Cô đi đến đâu cũng nghe thấy những lời đàm tiếu của dân làng, về nhà cô mới thấy rõ bộ mặt xấu xí của mình. Cô mở hộp ra cũng chẳng thấy tiền đâu mà chỉ toàn rác rưởi.
Cô xấu hổ quá, bỏ làng ra đi. Từ đó trong vùng không nghe thấy ai nhắc đến tên cô nữa. Còn cô em thì lấy một người chồng vừa đẹp người vừa giỏi giang và họ sống bên nhau hạnh phúc.
Câu chuyện mang một ý nghĩa là đừng nhìn bề ngoài mà đánh giá con người. Cái đẹp của con người là ở tính cách, nét đẹp trong tâm hồn. Đúng như câu tục ngữ mà ông cha ta đã nói: Tốt gỗ còn hơn tốt nước sơn.
Trong những truyện thần thoại mà cô giáo đã kể cho chúng em nghe, em thích nhất truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Truyện phản ánh cách giải thích các hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, lũ lụt và quá trình đấu tranh chống thiên tai của tổ tiên ta thuở trước. Truyện kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa, Hùng Vương thứ 18 chỉ sinh được một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Nhà vua muốn chọn cho con gái một người chồng tài giỏi nên ban lệnh kén rể hiền.
Hàng trăm chàng trai đến kinh đô xin ra mắt nhưng công chúa vẫn chưa chọn được ai. Một hôm, có hai người dung mạo khác thường cùng đến cầu xin. Một người là Sơn Tinh, chúa của miền núi cao; một người là Thuỷ Tinh chúa của vùng nước thẳm.
Nhà vua băn khoăn không biết chọn ai làm rể, bèn yêu cầu hai người thi tài trước toàn thể triều đình. Sơn Tinh có tài dời non, chuyển núi. Chàng chỉ tay về hướng Đông, hướng Đông xuất hiện những cánh đồng thẳng cánh cò bay, chỉ tay về hướng Tây, hướng Tây mọc lên những dãy núi đồi trùng điệp. Thuỷ Tinh tài ba không kém. Chàng trổ tài hô mưa gọi gió, trong chớp mắt tạo nên sông, nên biển. Cả hai quyết tranh phần thắng.
Thấy cuộc thi tài kéo dài mà không phân thắng bại, Hùng Vương khó xử vô cùng, đành ra điều kiện:
- Ngày mai, ai đem lễ vật tới trước, ta sẽ gả công chúa cho. Lễ vật phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Sáng hôm sau, lúc trời còn mờ sương, Sơn Tinh đã đến với đầy đủ lễ vật quý giá. Vua Hùng rất hài lòng, cho phép Sơn Tinh cưới Mị Nương và rước nàng về núi Tản Viên.
Thuỷ Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, quyết đuổi theo giành lại Mị Nương.
Chàng hoá phép làm cho trời đất tối tăm, mưa to, gió lớn, sấm chớp đùng đùng, nước sông dâng lên cuồn cuộn. Thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá hùng hổ tiến đánh Sơn Tinh. Quân Thuỷ Tinh đi tới đâu gây thiệt hại ghê gớm tới đó. Nhà đổ, cây gãy, ruộng đồng chìm ngập trong biển nước mênh mông.
Sơn Tinh bình tĩnh chỉ huy quân lính chống trả. Chàng nâng núi lên cao. Nước dâng đến đâu, núi cao hơn tới đó. Từng dãy đồi mọc lên san sát bên nhau, tạo thành bức trường thành khổng lồ ngăn nước lũ. Quân Sơn Tinh hăng hái nhổ cây, lăn đá, tiêu diệt quân của Thuỷ Tinh. Cuộc chiến kéo dài ròng rã suốt mấy tháng trời. Cuối cùng, Thuỷ Tinh thua trận, phải rút quân về.
Nhưng Thuỷ Tinh không quên mối thù xưa. Hằng năm, cứ đến cuối mùa hè là Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, hòng giành lại Mị Nương.
Truyện thần thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh cho thấy tổ tiên ta từ mấy ngàn năm trước đã có khát vọng chinh phục và chiến thắng thiên tai. Giải thích nạn lụt lội hàng năm bằng những hình ảnh, chi tiết thần kì vô cùng hấp dẫn, điều đó chứng tỏ trí tưởng tượng của người xưa quả là phong phú.