Cách học nhanh toán học và nhớ lâu. Hiệu quả cách khiến con người ta hiểu toán nhanh hơn.
cách ghi nhớ phần lý thuyết.
ai nhanh tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây là cách học của mk và mk thấy nó hiệu quả lắm:
Bạn chia các đoạn ngắn vừa ý
Học thuộc từng đoạn ngắn
Học xog hết thì gộp lại là thuộc cả bài lun
Chúc bạn thành công
mk viết dài lắm chịu khó đọc nhé
B1:Bây giờ bn cứ tra mạng xem bài nào hay
B2:Tiếp theo bn liệt kê ra các ý chính trong bài
B3:Lập dàn ý theo những ý chính đã chọn
B4:Viết bài theo dàn ý đã lập hoặc học thuộc dàn ý(theo bước nỳ bn ko được mở bài trên mạng ra xem nha)
Vậy là bạn đã có một bài văn của mình với những ý hay
VD:vì là vd nên mk lấy bài ngắn nhé
Nhà em sống cùng ông bà nội trong một căn nhà rộng ở nông thôn yên bình.Trong căn nhà nhỏ ấy, ông bà em nuôi rất nhiều những con vật khác nhau: một đàn gà, một con chó trông nhà… trong đó có nuôi một chú mèo tam thể rất đẹp.
Chú mèo dễ thương này rất đẹp và có bộ lông vô cùng đặc biệt. Bộ lông ấy có ba màu: trắng, đen và vàng nên em đã đặt tên cho chú là Ba Khoang. Cái đầu nho nhỏ như trái cam sành, có màu vàng rất đáng yêu. Ba Khoang khoác lên mình một tấm áo đặc biệt với hai màu đen trắng xen kẽ. Bộ lông mềm mượt sờ rất thích tay, cảm giác êm êm mịn màng và có chút nhột mỗi khi chạm vào. Em rất thích đôi mắt to tròn long lanh đáng yêu như hai hòn bi ve của chú. Hai con mắt ấy trong màn đêm như chiếc đèn, sáng lên rất dễ thấy. Mẹ em nói đôi mắt của mèo có khả năng nhìn rõ trong đêm tối để có thể quan sát được những con chuột hư đi phá đồ đạc trong nhà và đuổi theo chúng.
Hai cái tai nho nhỏ màu vàng hình tam giác lúc nào cũng hơi vểnh lên như đang nghe ngóng điều gì đó vậy. Thân mình nho nhỏ nhưng lại vô cùng dẻo dai và khỏe khoắn đấy. Chiếc đuôi dài với hai màu đen trắng lúc nào cũng ngoe nguẩy theo mỗi bước đi “yêu kiều” của chú. Bốn chiếc chân với những móng vuốt sắc bén – thứ vũ khí vô cùng lợi hại của chú để bắt giữ lấy kẻ thù – những con chuột nghịch ngợm hư đốn. Dưới những đôi chân ấy là miếng đệm thịt rất dày và mềm giúp chú mèo đi lại không gây ra tiếng động nào cả. Nhiều khi ngồi học bài, cảm giác có cái gì quấn quanh chân mình thì em mới nhận ra Ba Khoang đã đến chỗ mình từ lúc nào không hay.
Chú mèo nhà em rất ngoan và vô cùng nhanh nhẹn. Em còn nhớ khi em còn bé, nhà em thi thoảng lại nghe thấy tiếng chuột kêu vào ban đêm, những bao thóc bị chúng cắn rách… khiến em rất sợ. Nhưng kể từ ngày Ba Khoang đến sống thì âm thanh đáng sợ ấy không còn nữa. Em rất yêu nó.
Mỗi ngày em đều mang cơm ra cho nó ăn. Ba Khoang rất thích ăn cơm cá, mỗi lần trong bát có cá là nó đều ăn rất nhanh. Khi rảnh rỗi em lại cùng nó chơi đùa với nhau, tắm rửa sạch sẽ cho nó dù rằng mèo không thích nước. Những ngày có nắng, nó đều rất thích nằm trên hiên nhà, ngoe nguẩy cái đuôi của mình mà cảm nhận sự ấm áp từng tia nắng mang đếnhay cùng chơi đuổi bắt với những chú bướm vàng đáng yêu.
Em rất yêu chú mèo nhỏ nhà mình. Em cố gắng chăm sóc cho Ba Khoang vô cùng cẩn thận và chu đáo bởi chú là vị cứu tinh của gia đình em.
b1 :bài này có những ý sau
+1:giới thiệu chú mèo
+2:tả sơ qua chú mèo(tên ,hình dáng, v.v....)
+3:tác dụng của một số bộ phận(mắt thì nhìn trong bóng tối,tai thì nghe rõ,....)
+4 ý nghĩa (tác dụng)của con mèo(bắt chuột,...)
+5 bn chăm sóc nó thế nào
+6 tình cảm của bn đối với con mèo
chỉ cần nhớ những ý đó là bn có thể viết được 1 bài văn"ăn cắp theo phong cách của bạn"rồi hihi
tk nha viết cái này khổ lắm ó(tự viết)
bạn thử tham khảo link này xem:
https://abcdonline.vn/chuyen-de/de-thi-hsg-toan-7/
chúc bạn thi tốt nha.
Cách này bạn thử nhé:
1. Hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc
Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệu quả mà còn mất thời gian. Chính vì vậy, khi ở trên lớp, hãy cố gắng tiếp thu kiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. Làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học thuộc bài rồi đấy.
2. Trước khi học, hãy đọc một lượt nội dung từ trên xuống dưới, gạch dưới những từ, những ý quan trọng, có thể soạn lại bài và trình bày theo sở thích của bạn sao cho dễ học, dễ nhớ
Nắm được nội dung bài học một cách toàn diện và khái quát như thế sẽ giúp bạn học bài nhanh thuộc hơn rất nhiều vì trong đầu bạn đã hình dung ra được kết cấu, những kiến thức trọng tâm cần nắm.
3. Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ
Có một điều chắc chắn rằng việc bạn phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung được nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ. Đây chính là phương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, bạn sẽ thấy sau khi học thuộc được 1 mục, 1 ý bạn sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phần khác.
4. Vừa học vừa liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức
Đặc biệt là những sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý. Bạn có thể liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng, hay nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó, nếu bạn ở Huế thì những đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng Bắc Trung Bộ là quá đơn giản với bạn rồi phải không nào, thêm vào đó những liên hệ thực tế còn cho bạn những ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng làm bài nữa đấy.
5. Kết hợp vừa học vừa ghi
Đây là phương pháp giúp bạn nhớ bài vừa nhanh, vừa sâu, vừa có hệ thống, vừa tăng cường khả năng tập trung. Đối với những đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp những chữ mang tính chất nội dung trọng tâm thôi nhé. Riêng những công thức, những định nghĩa bạn nên ghi lại từ 2-3 lần, có thể nhiều hơn để nhớ lâu, nhớ sâu hơn nhé.
6. Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học sau khi học xong
Một khi đã thuộc bài bạn sẽ nhớ được rất rõ những đặc điểm về thứ tự cách sắp xếp các ý, thậm chí cả dấu chấm, dấu phẩy, ngắt câu nữa đấy. Chính vì vậy, việc bạn tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học chỉ lấy đi của bạn vài phút nhưng lại giúp bạn nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn, đây chính là cứu cánh rất hữu hiệu trong những trường hợp do bạn quá hồi hộp khi làm bài thi, bài kiểm tra mà quên mất đi những gì đã học. Một khi đã nhớ ra được hình ảnh bài học trong tưởng tượng ấy bạn sẽ lần lượt nhớ lại từng câu từng chữ trong bài rất hiệu quả.
7. Không gian học đóng vai trò rất quan trọng
Đối với những môn học bài, một không gian học tập trung, không có người ra vào, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ đóng một vai trò rất quan trọng. Để học bài nhanh thuộc bạn cần có sự tập trung cao độ, vừa nắm nội dung chính toàn bài, vừa nhẩm bài, vừa ghi chép, vừa khắc sâu những kiến thức quan trọng, nếu không gian học quá ồn ào, người ra vào liên tục, thiếu ánh sáng bạn sẽ mất tập trung và học mãi…nhưng chẳng thuộc chữ nào.
Cơ bản là bạn phải có trí nhớ tốt ,tập trung khi học thuộc và có thể liên tưởng ra cái gì đó có thật trong ngoài đời .Nên học ở chỗ yên tĩnh để có sự tập trung tốt hơn
Đó là kinh nghiệm của mình , bạn có thể tham khảo .Chúc bạn học tốt và làm bài kiểm tra đạt điểm tối đa nha !
Tuổi của 35 HS là
35 x 10 = 350 tuổi
Tuổi của 35 HS và cô giáo là
( 35 + 1 ) x 11 = 396 tuổi
Tuổi của cô là
396 - 350 = 46 tuổi
ĐS 46 tuổi
Tổng số tuổi của 35 HS là
35 x 11 = 385 tuổi
Tổng số tuổi của 35 HS và cô giáo là
35 x 12 = 432 tuổi
Tổi của cô la
432 - 385 = 47 tuổi
Bạn vào link sau tham khảo nha http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-de-toan-ve-ty-so-phan-tram-61492/
Chúc bạn học tốt!
1. Chia nội dung cần học thành nhiều phần và học phần quan trọng nhất đầu tiên
Việc chia nội dung cần học thành nhiều phần nhỏ không chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát mà còn giúp bạn xác định rõ những điều quan trọng nhất cần ghi nhớ.
Theo Kaufman thì hầu hết những thứ chúng ta nghĩ là quan trọng thì nó lại bao gồm nhiều thứ nhỏ khác mà mỗi thứ đó lại chứa đựng các vấn đề riêng biệt. "Bạn càng chia nhỏ nội dung thành nhiều phần thì bạn càng có khả năng quyết định được phần quan trọng nhất thực sự sẽ giúp bạn đạt được điều bạn muốn?".
Sau đó, hãy học những thứ quan trọng đầu tiên và bạn sẽ thấy, khả năng của mình được cải thiện chỉ trong thời gian rất ngắn.
Chẳng hạn, bạn muốn chơi guitar, bạn có thể chia kỹ năng thành nhiều phần như đọc nhạc, các cử chỉ với ngón tay, đặt ngón tay đúng vị trí, học các quãng, hợp âm.... Vậy phần nào là quan trọng nhất? Chắc chắn là học các hợp âm phổ biến và cách đặt ngón tay vào đúng hợp âm là hai kỹ năng quan trọng nhất vì chỉ cần biết một vài hợp âm là bạn đã có thể chơi khá nhiều bài hát.
2. Học từ một chuyên gia thật sự
Bất kể kỹ năng bạn đang muốn chinh phục là gì thì vẫn luôn có những người xuất sắc về nó. Do vậy, cách nhanh nhất để học thứ bạn muốn là tìm kiếm một người đã thành công, tìm hiểu làm thế nào họ đạt được điều đó từ con số 0 và biến họ thành "hình mẫu" để nỗ lực phấn đấu.
Theo Tony Robbins - một trong những diễn giả truyền động lực và huấn luyện các kỹ năng phát triển bản thân hàng đầu hiện nay thì "Không quan trọng bạn bao nhiêu tuổi, giới tính của bạn là gì và bạn xuất phát từ đâu, việc sử dụng một hình mẫu nào đó đều giúp bạn có khả năng thực hiện ước mơ nhanh hơn và đạt được nhiều hơn trong thời gian rất ngắn".
Vậy thì bạn có thể bắt đầu tham gia một khóa học, mời bạn bè/đồng nghiệp (những người đã chinh phục được thứ bạn đang theo đuổi) cafe, xem một bộ phim, đọc sách về thần tượng của bạn hoặc một cách nào khác có thể giúp bạn khám phá con đường thành công của những người bạn đang sử dụng làm "hình mẫu".
3. Học từ nhiều nguồn
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng nhiều cách khác nhau để thu nhận thông tin thì bạn càng có khả năng lĩnh hội chúng sâu hơn. Tại sao? Bởi vì mỗi cách này sẽ tác động tới các phần khác nhau trong não và khi nhiều khu vực trong não làm việc cùng lúc thì chúng ta càng thu nhận kiến thức tốt hơn và ghi nhớ mọi thứ nhanh hơn.
Do vậy, đừng chỉ đọc sách và đọc báo liên quan đến thứ bạn đang muốn học. Hãy thử nghe podcast, xem video, sử dụng các ứng dụng điện thoại để luyện tập, ghi ra những gì bạn học được, tham dự sự kiện, lớp học...
4. Dành 1/3 thời gian để nghiên cứu và 2/3 thời gian để luyện tập
Bạn chỉ có thể nắm bắt được nhiều hơn về cách rèn luyện một kỹ năng từ việc nghiên cứu nó. Bạn có thể dành tất cả thời gian bạn muốn để đọc về cách sút một quả bóng vào gôn nhưng khi bạn đi ra ngoài sân thì đừng hy vọng rằng bạn sẽ thành công trong lần sút đầu. Chắc chắn là bạn biết điều mà sách vở nói: "Prace makes perfect (Luyện tập tạo nên sự hoàn hảo)".
Vậy thì tỷ lệ thời gian giữa luyện tập và nghiên cứu là bao nhiêu?
Dan Coyle - tác giả của hai đầu sách The Talent Code (Mật mã tài năng) và The Little Book of Talent: 52 Tips for Improving Your Skills (Tạm dịch: Cuốn sách nhỏ về tài năng – 52 mẹo giúp cải thiện kỹ năng của bạn) đã đưa ra quy tắc mà ông gọi là "Rule of Two-thirds" (Quy tắc 2/3). Điều này có nghĩa, bạn chỉ nên dành 1/3 thời gian để nghiên cứu, 2/3 còn lại hãy thực sự làm nó.
Trong một chia sẻ với Tạp chí Time, Coyle nói rằng: "Bộ não của chúng ta tiến hóa để học bằng cách làm mọi thứ chứ không phải chỉ để nghe về chúng". Đây là một trong những lý do khiến việc (đối với nhiều kỹ năng) dành 2/3 thời gian để tự bạn thử nghiệm tốt hơn rất nhiều so với việc chỉ lĩnh hội chúng qua sách vở.... Chẳng hạn, chỉ dành 30% đọc một cuốn sách self-help và dành 30% áp dụng các nguyên tắc bạn học được từ cuốn sách để kiểm nghiệm.
Kaufman cũng đề nghị rằng "nắm bắt lý thuyết vừa đủ" sao cho bạn có thể phát hiện ra các vấn đề và cách tự sửa chữa. Một khi đã làm được như vậy, hãy chuyển sang tập trung toàn bộ thời gian còn lại để luyện tập.
5. Cam kết sẽ luyện tập ít nhất 20 giờ
Theo Kaufman, bạn cần bỏ ra 20 giờ thực hành một cách tập trung và có chủ ý. Do vậy, khi đã bắt đầu bước vào giai đoạn luyện tập thì hãy cam kết luyện tập ít nhất 20 giờ trước khi nghĩ tới việc từ bỏ.
10 giờ rõ ràng ít hơn rất nhiều so với 10.000 giờ nhưng vẫn là một cam kết thời gian rất lớn trong thời đại "ai cũng bận rộn" như hiện nay. Nó tương đương với việc dành 40 phút/ngày trong khoảng 1 tháng để luyện tập.
Cam kết thời gian chính là điểm mà chúng ta cảm thấy rắc rối nhất nhưng đây cũng chính là chìa khóa để thành công. Bạn không cần thiết phải làm cùng một thứ liên tục từ ngày này sang ngày khác để rồi rơi vào một tình trạng mà Kaufman gọi là "The frustration Barrier" (Tạm dịch: Rào cản thất vọng), nghĩa là khi cảm thấy không thể đạt được điều mình muốn thật nhanh mặc dù đã cam kết thời gian và nỗ lực rất nhiều thì đó là lúc chúng ta mất đi sự tự tin và có xu hướng bỏ cuộc.
Sự thất vọng chính là rào cản để tiến bộ. Tuy nhiên, nếu cam kết trước sẽ dành ít nhất 20 giờ để luyện tập kỹ năng thì bạn sẽ giữ được sự kiên trì hơn trong những khoảnh khắc thất vọng.
6. Thu thập nhanh các phản hồi về hiệu quả tập luyện
Một khi đã quyết định bước vào giai đoạn tập luyện, hãy chắc là bạn sẽ tìm kiếm các phản hồi đánh giá kết quả thực hành của mình và kịp thời sửa chữa các vấn đề trước khi không thể cứu vãn.
Theo Gladwell trong cuốn Những kẻ xuất chúng thì điều thực sự khiến The Beatles khác biệt so với những ban nhạc khác ở thời điểm đó không phải chỉ ở sự tập luyện, mà đó chính là họ đã biểu diễn trực tiếp trước khán giả nhiều nhất có thể để có được thông tin phản hồi ngay lập tức từ phía người nghe về buổi biểu diễn của họ.
Phản hồi có thể từ người cố vấn, huấn luyện viên, bạn bè, gia đình hoặc các nguồn khác tùy thuộc vào kỹ năng bạn đang rèn luyện. Tuy nhiên, điểm cốt yếu vẫn là từ các phản hồi đó, bạn có thể biết được sai lầm mà bản thân không tự nhận ra được và nắm bắt được các chiến thuật phù hợp hơn. Càng nhận được phản hồi và sửa chữa vấn đề càng sớm thì kỹ năng của bạn càng được cải thiện.
7. Thiết lập deadline cho bản thân
Theo định luật Parkinson thì "Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó (Work expands so as to fill the time available for its completion).
Hãy nhớ lại các bài luận khi còn học đại học, bạn có cả một kỳ học để viết nhưng bạn cũng chỉ có thể hoàn thành mọi thứ ngay trước khi hết hạn? Đây chính là một minh họa điển hình của định luật trên.
Mẹo để biến định luật Parkinson trở thành lợi thế đó chính là tự thiết lập dealine cho bạn. Khi bạn dành cho mình ít thời gian để hoàn thành một thứ gì đó thì bạn sẽ làm nó hiệu quả hơn. Hay nói cách khác, bạn cần hối thúc bản thân mình ở một mức nào đó.
Chẳng hạn, khi muốn trở thành một diễn giả đầy kinh nghiệm, hãy lên kế hoạch cho các sự kiện với thời gian cụ thể bạn cần phải thuyết trình trước mọi người. Thay vì trì hoãn, hãy tạo ra những nhiệm vụ thực sự, đánh dấu chúng trên lịch và mỗi khi nhìn lên danh sách việc cần làm, bạn sẽ chẳng thể nào bỏ cuộc được nữa.
8. Tập trung, tập trung, tập trung!
Để học một cách nhanh nhất, điều quan trọng vẫn là cam kết dành toàn bộ sự tập trung và chú ý hoàn toàn vào kỹ năng mà bạn đang cố gắng rèn luyện.
"Đa nhiệm" hay làm nhiều việc cùng lúc là một thói quen xấu rất nhiều người mắc phải. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chúng ta sẽ làm việc kém hiệu quả và tăng lỗi sai nhiều hơn. Nếu bạn nghĩ mình là một ngoại lệ thì hãy cân nhắc điều này: chỉ có 2% dân số thế giới thực sự có khả năng làm nhiều việc cùng lúc một cách hiệu quả, 98% còn lại sẽ giảm 40% năng suất và tăng 50% số lỗi khi làm việc đa nhiệm so với những người chỉ làm một việc tại một thời điểm.
9. Ngủ đủ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp nhận thông tin và kỹ năng mới. Khi chúng ta tỉnh táo, các tình huống mới và kích thích có thể ngăn chặn những thông tin mới được gắn chặt trong tâm trí chúng ta. Trong khi đó, theo một nghiên cứu từ một phòng thí nghiệm ở Đức thì nếu cần thu nạp lượng thông tin mới thì có một giấc ngủ trước đó sẽ giúp bạn ghi nhớ sâu hơn.
Thực tế, một vài nhà khoa học tin rằng bộ não thực sự thay đổi cấu trúc và tổ chức của nó để đáp ứng với những thay đổi trong cơ thể và môi trường, giống như lúc chúng ta học thêm một kỹ năng mới.
Nếu thiếu ngủ, chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc thu nạp thông tin bởi vì bộ não không có cơ hội để xem xét và "hấp thụ" chúng.
10. Đừng vội vàng từ bỏ khi vừa kết thúc "tuần trăng mật"
Như đã đề cập ở trên, mọi người thường từ bỏ khi hết thời gian, hết tiền, cảm thấy sợ hãi, mất tập trung, mất hứng thú...
Khi bắt đầu học một thứ gì đó mới, chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn mà nhiều người thường gọi là "tuần trăng mật". Đó là lúc não sản sinh nhiều dopamine nhất. Chúng ta muốn nhận được sự đánh giá cao từ phía người khác và mong muốn tìm kiếm sự mới lạ bởi vì nó khiến mỗi người cảm thấy hài lòng.
Tuy nhiên, khi "tuần trăng mật" qua đi, đó là lúc chúng ta cảm thấy thất vọng, không muốn tiếp tục và sẵn sàng từ bó.
Nếu như vậy, hãy áp dụng quy tắc cam kết luyện tập ít nhất 20 giờ ở trên và bạn sẽ thấy khi đã vượt qua được những thời điểm khó khăn nhất thì các tín hiệu tốt sẽ xuất hiện.
Ngoài những kỹ năng này thì bạn còn có các bí quyết gì để học và ghi nhớ thông tin nhanh hơn? Hãy chia sẻ ngay trong phần bình luận dưới đây nhé
đó là chăm học
học đi học lại 1 bài toán
và chịu khó giải toán