K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2018

Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm trí tôi, cánh đồng lúa chín mơn man, dịu dàng vẫn luôn vui vẻ, ngập tràn màu nắng mới. Những dòng sông êm ái vẫn cuồn cuộn chảy, mang theo sự sống đến muôn vật, muôn loài. Tôi nhớ con đường đất nhỏ, hẹp. Nơi in dấu bước chân tôi cắp sách đến trường hàng ngày. Yêu làm sao, cây đa già trước làng. Ông luôn che mát, tỏa bóng râm cho lũ trẻ trong xóm chơi đùa, chạy nhảy. Quê hương tôi- nơi đẹp nhất mà tôi đã từng nhìn thấy. Đối với tôi, quê hương này là tất cả, nó đã làm cho tôi thấy hạnh phúc, yêu thương biết bao. Nó đã mang đến cho tôi một món quà vô giá, mà có lẽ suốt đời này, tôi không thể nào quên được. Đó là thời ấu thơ. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức về những buổi trưa hè, chốn bố mẹ, rủ nhau ra lũy tre chơi chốn tìm. Đêm đêm, nằm trong vòng tay âu yếm của bà, nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng. Thật nhớ làm sao, những ngày tươi đẹp đó. Những ngày còn cùng nhau đi chăn trâu, chơi đùa náo nức. Nhìn những cánh diều tuổi thơ bay vi vu trong gió, mang theo bao hoài niệm, hồi ức về những giấc mơ thần tiên thật đẹp. Tôi lại thấy lòng mình bồi hồi, xao xuyến biết bao. Tôi nhớ những tháng ngày còn ở quê, được ở bên những người mà tôi yêu quí nhất. Dù cho tôi có đi xa hơn nữa, nhưng hình ảnh về quê hương yêu dấu sẽ mãi in đậm trong tâm trí tôi. Sẽ mãi không bao giờ phai nhạt, mặc cho thời gian cứ trôi.

                                             " Quê hương là chùm khế ngọt

                                               Cho con trèo hái mỗi ngày

                                               Quê hương là đường đi học

                                               Con về rợp bướm vàng bay..."

14 tháng 5 2018

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

18 tháng 5 2018

quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi  được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng  cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm  ổi, những buổi  ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho  tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.

 

Mai sau, dù có đi đâu xa tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất này như nhớ tới người mẹ hiền luôn ôm ấp tôi vào lòng vậy. Mỗi người chúng ta dù già hay trẻ dù giàu sang hay nghèo đói tì vẫn có tình cảm đặc biệt với quê hương mình vì:

” Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

22 tháng 5 2022

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”

 

Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

22 tháng 5 2022

cop mạng này, Đỗ Trung Quân là ai :v?, bạn tên Vy mà :v

18 tháng 1 2019

Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của tế hanh

27 tháng 2 2020

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài
vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi
hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền
cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật
độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh,
nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê
nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền
biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình
cảm quê hương trong sáng, tha thiết của tế hanh

Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nói cách khác, quê hương có tác động rất lớn trong quá trình trưởng thành cả về nhân cách và trí tuệ của chúng ta. Ngoài ra quê hương tạo cho chúng ta những mối quan hệ tốt đẹp từ tấm bé và những kỉ niệm tuổi thơ vui vẻ. Khi chúng ta trưởng thành đến những miền đất thì quê hương vẫn sẽ là điểm tựa tinh thần cho chúng ta tìm về sau những lo toan mệt mỏi trong cuộc sống. Đồng thời quê hương cũng là mái ấm để ta trở về trong vòng tay của những người mình thương yêu. Vì vậy mỗi chúng ta phải học cách yêu quý và trân trọng quê hương của mình.

10 tháng 7

Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức của mỗi người . Quê hương - hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp và gần gũi vô ngần. Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương và hướng về mái ấm gia đình.Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính là lí do vì sao quê hương trở nên thân thương và ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.

31 tháng 12 2023

 Đặc sản quê hương Bình Thuận mà em yêu thích là món bánh căn. Bánh căn được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn nhỏ, nhân bánh bao gồm hải sản như tôm, mực đem nướng chín rồi cho ra đĩa với từng cặp và lớp hành phi bên trên. Khi bánh chín, mặt dưới vàng giòn nhưng mặt trên vẫn mềm mịn rất bắt miệng. Đặc biệt là khi ăn với các loại nước chấm khác nhau sẽ đem tới những trải nghiệm vị giác khác nhau. Bánh căn ăn một lần là nhớ mãi. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn mang hương vị miền biển đặc trưng của Bình Thuận.

31 tháng 12 2023

Đặc sản quê hương Bình Thuận mà em yêu thích là món bánh căn. Bánh căn được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn nhỏ, nhân bánh bao gồm hải sản như tôm, mực đem nướng chín rồi cho ra đĩa với từng cặp và lớp hành phi bên trên. Khi bánh chín, mặt dưới vàng giòn nhưng mặt trên vẫn mềm mịn rất bắt miệng. Đặc biệt là khi ăn với các loại nước chấm khác nhau sẽ đem tới những trải nghiệm vị giác khác nhau. Bánh căn ăn một lần là nhớ mãi. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn mang hương vị miền biển đặc trưng của Bình Thuận.

ko chép mạng ?

cậu nói vậy hèn chi đâu có ai giúp cậu đâu

24 tháng 3 2019

dài lắm mk ko viết đc xin lỗi bạn nha

22 tháng 11 2021

CcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCcccccccccccccccccccccCccccccccccccccccccccc​

22 tháng 11 2021

Tham khảo!

Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời qua đó, tác giả cũng bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc về quê hương, đất nước.

Mở đầu là hai câu đề khắc họa cảnh vật thiên nhiên nơi đèo Ngang:

“Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”

Chỉ bằng hai câu thơ, Bà Huyện Thanh Quan đã khắc họa một cách khái quát nhất về thời gian, không gian, cảnh vật nơi đèo Ngang. Cách mở đầu vô cùng tự nhiên “bước đến đèo Ngang” vào thời gian “bóng xế tà”, đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. Vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng. Lại đứng trước khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang rộng lớn mà hoang vu. “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng. Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” gợi ra một thiên nhiên tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Có thể thấy khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.

 

Hai câu thơ tiếp theo, giữa thiên nhiên hoang sơ và rộng lớn con người xuất hiện:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: “Lom khom - tiều vài chú” gợi hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác - chợ mấy nhà” gợi hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Qua đó, nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh.

Tiếp đến là hai câu luận đã khắc họa được tâm trạng của nhà thơ:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Mà ở đây, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Hai câu thơ diễn tả nhớ nhung sâu đậm của Bà Huyện Thanh Quan dành cho quê hương, cũng sự nỗi đau đớn trước tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ. Một mình lưu lạc giữa nơi đất khách quê người, đứng trước đèo Ngang rộng lớn mà lòng nhớ về quê hương da diết.

Cuối cùng, bài thơ kết lại bằng hai câu thơ đã diễn tả nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Câu thơ cuối thể hiện sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ. Ở đây, “một mảnh tình riêng” đối lập với không gian thiên nhiên rộng lớn càng làm cho nỗi cô đơn trống trải thêm sâu đậm. Khác với “ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà” - chỉ tác giả Nguyễn Khuyến và người bạn tri kỷ của mình. Qua đó thể hiện tình cảm bạn bè gắn bó tri kỷ:

“Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”

“Ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Như vậy, hai câu kết khẳng định lại nỗi cô đơn, trống trải của tác giả trước thiên nhiên rộng lớn.

Tóm lại, bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã khắc họa chân thực tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước khung cảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang rộng lớn.

16 tháng 12 2021

Nếu ai hỏi em thích mùa nào, em sẽ trả lời ngay là mùa xuân. Đây là mùa khởi đầu cho một năm. Nó mang lại cho con người và tất cả muôn loài sức sống tươi mới. Không khí mùa này vừa có chút lành lạnh của mùa đông còn sót lại, vừa có chút ấm áp của những tia nắng ấm áp. Thỉnh thoảng, ngang qua những cơn mưa phùn làm cho cái lạnh hơi buốt giá. Mọi người ai cũng mặc áo ấm khi ra đường. Đến trưa, trời bừng chút nắng ấm. Một bầu không khí thật thoải mái, dễ chịu. Những chú chim cũng góp vào bản hòa ca mừng xuân. Trên những cành lá, những nụ non xanh mơn mởn tràn trề nhựa sống. Những bông hoa đua nhau nở, vạn vật khoan khoái, tràn đầy sinh khí. Em rất thích mùa xuân!

ko chep mang nhung mk chi chep sach :)