K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đám mâyBụi khí

1. Lõi

2. TPCT

3. Quĩ đạo

4. Đặc điểm khi chuyển động

-Có, là một ngôi sao hoặc một hành tinh làm chủ

-Thiên thạch, Bụi khí, Gió sao, sao chổi,...

-Xác định

-Các dòng khí, thiên thạch, sao chổi, ... quay quanh sao làm chủ

-Không có cái nào làm chủ cái nào => không có lõi

-Thiên thạch, Bụi khí, gió sao, sao chổi,...

-Vô định

-Các dòng khí, thiên thạch, sao chổi di chuyển quanh các sao của nó (Không có sao chủ.

7 tháng 5 2018

lớp 6 có phần này ak?

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ? Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng....
Đọc tiếp

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ?

Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng. Thời cổ đại, các môn khoa học tự nhiên đều mới ở dạng manh nha, bởi vậy thường có hiện tượng hai môn học hoặc nhiều môn khoa học lẫn lộn với nhau. Người xưa cho rằng thiên văn học và khí tượng học đều đều là nghiên cứu "ông trời" nên đã coi hai môn khoa học đó như nhau. Nhưng ngày nay khi thiên văn học và khí tượng học đã có những bước phát triển lớn, hai ngành khoa học này càng có nội dung khác nhau.

Thiên văn học là khoa học nghiên cứu các thiên thể, chủ yếu là nghiên cứu sự chuyển động của thiên thể, tác dụng qua lại lẫn nhau giữa các thiên thể, điều kiện vật lý và nguồn gốc của các thiên thể đó. Nếu chúng ta coi trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời và nghiên cứu nó như một thiên thể, thì Trái đất cũng là đối tượng nghiên cứu của thiên văn học.

Đối tượng nghiên cứu của khí tượng học là tầng khí quyển của trái đất. Nếu bạn lần lượt đọc cuốn "Thiên văn" và "Khí tượng" trong bộ sách "Mười vạn câu hỏi vì sao" thì bạn sẽ phân biệt rất rõ đối tượng nghiên cứu của thiên văn học và khí tượng học.

Thiên văn học và khí tựơng học là ngành khoa học khác nhau, vậy phải chăng chúng hoàn toàn không liên quan gì với nhau? Không phải! Thời tiết thay đổi chủ yếu là do sự chuyển động tầng khí quyển của Trái đất gây ra, nhưng một số nhân tố thiên văn cũng có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi của thời tiết, trong đó hoạt động của Mặt trời có ảnh hưởng rất quan trọng tới thay đổi thời tiết lâu dài của Trái đất. Ví dụ trong

vòng 70 năm sau Công nguyên từ 1645-1715 và trong vòng 90 năm Công nguyên từ 1460-1550 đều là thời kỳ hoạt động cực tiểu của Mặt trời, trong hai thời kỳ này nhiệt độ của Trái đất đều lạnh, nhiệt độ bình quân của trái đất giảm 0,5-1°C, ngược lại trong thời kỳ Trung thế kỷ, nhiệt độ của Trái đất có tăng lên đúng vào thời kỳ hoạt động cực đại của Mặt trời.

Ngoài Mặt trời còn có một số thiên thể cúng tác động tới thời tiét trên Trái đất. Có người cho rằng, sức hút của Mặt trăng và Mặt trời ngoài việc gây ra thuỷ Triều lên xuống của các đại dương còn gây ra sự thay đổi tầng khí quyển của trái đất, ảnh hưởng tới các luồng không khí tuần hoàn trong khí quyển. Những mảnh sao băng mà chúng ta nhìn thấy vào ban đêm cũng ảnh hưởng thời tiết thay đổi. Ví dụ trời mưa phải có đủ hai điều kiện: một là trong không trung phải có đủ hơi nước; hai là phải có một lượng bụi nhất định hoặc những hạt tích điện để ngưng đọng hơi nước thành hạt mưa. Những mảnh sao băng bị cháy vụn tan thành vô số hạt bụi nhỏ hút hơi nước và ngưng đọng thành những hạt mưa.

Nếu chúng ta hiểu rõ được ảnh hưởng của thiên văn đối với thay đổi thời tiết, chúng ta sẽ có thể áp dụng những thành quả nghiên cứu thiên văn vào việc dự báo thời tiết chính xác hơn. Qua đời sống và lao động sản xuất, ông cha ta xưa kia đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm dự báo thời tiết rất phong phú, trong đó nhiều câu tục ngữ dự báo thời tiết đã căn cứ vào những yếu tố thiên văn.

Việc quan trắc thiên văn cũng đòi hỏi có điều kiện thời tiết nhất định. Ví dụ gặp buổi trời mưa, trời râm, thì kính viễn vọng quang học sẽ không sử dụng được. Bởi vậy dự báo thời tiết chính xác sẽ giúp ích nhiều cho công việc nghiên cứu thiên văn.

3
19 tháng 1 2019

Cho mình xin nguồn bạn ưi :3

19 tháng 1 2019

mk biết được cái này trong sách và gõ ra cho các bn đọc đó chứ mk đâu có chép mạng, mk làm lâu lắm đó

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ? Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng. Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng...
Đọc tiếp

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ?

Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng.

Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng lên mấy nghìn độ, và chảy thành nước. Sau đó, khi nguội dần, bề mặt nóng chảy này đóng lại thành một lớp vỏ mỏng gọi là lớp vỏ nóng chảy, thường chỉ dày độ 1mm, màu nâu hoặc nâu đen.

Trong quá trình lớp vỏ này nguội dần, không khí thổi qua bề mặt nó và để lại những vết hằn rõ, gọi là các rãnh không khí, trông giống như vết ngón tay để lại khi ta nắm bột mì. Lớp vỏ nóng chảy và những rãnh không khí là đặc điểm chủ yếu của thiên thạch. Nếu thấy tảng đá hay cục sắt nào có các đặc điểm trên, thì có thể khẳng định nó là thiên thạch.

Một số thiên thạch rơi xuống đất lâu ngày, bị mưa nắng phong hóa làm bong mất lớp vỏ cứng. Trường hợp đó, khó nhận ra các rãnh không khí, nhưng đã có cách khác để nhận ra chúng. Thiên thạch đá trông rất giống đá trên Trái Đất, nhưng với cùng thể tích, bạn sẽ thấy nó nặng hơn nhiều. Chúng thường chứa một lượng sắt nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử là biết ngay. Ngoài ra, quan sát kĩ mặt cắt của thiên thạch đá, bạn sẽ thấy trong đó có rất nhiều hạt tròn nhỏ, đường kính 1 - 3 mm. 90% thiên thạch đá đều có những hạt tròn nhỏ như vậy.

Thành phần chử yếu của thiên thạch đá là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4 - 8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên Trái Đất không nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa.

Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch.

0
LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ?Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng.Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng lên...
Đọc tiếp

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ?

Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng.

Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng lên mấy nghìn độ, và chảy thành nước. Sau đó, khi nguội dần, bề mặt nóng chảy này đóng lại thành một lớp vỏ mỏng gọi là lớp vỏ nóng chảy, thường chỉ dày độ 1mm, màu nâu hoặc nâu đen.

Trong quá trình lớp vỏ này nguội dần, không khí thổi qua bề mặt nó và để lại những vết hằn rõ, gọi là các rãnh không khí, trông giống như vết ngón tay để lại khi ta nắm bột mì. Lớp vỏ nóng chảy và những rãnh không khí là đặc điểm chủ yếu của thiên thạch. Nếu thấy tảng đá hay cục sắt nào có các đặc điểm trên, thì có thể khẳng định nó là thiên thạch.

Một số thiên thạch rơi xuống đất lâu ngày, bị mưa nắng phong hóa làm bong mất lớp vỏ cứng. Trường hợp đó, khó nhận ra các rãnh không khí, nhưng đã có cách khác để nhận ra chúng. Thiên thạch đá trông rất giống đá trên Trái Đất, nhưng với cùng thể tích, bạn sẽ thấy nó nặng hơn nhiều. Chúng thường chứa một lượng sắt nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử là biết ngay. Ngoài ra, quan sát kĩ mặt cắt của thiên thạch đá, bạn sẽ thấy trong đó có rất nhiều hạt tròn nhỏ, đường kính 1 - 3 mm. 90% thiên thạch đá đều có những hạt tròn nhỏ như vậy.

Thành phần chử yếu của thiên thạch đá là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4 - 8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên Trái Đất không nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa.

Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch.

0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ IIMÔN ĐỊA LÍ - LỚP 6I. Lý thuyếtBài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sảnBài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gióBài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưaBài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậuBài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn của nướcBài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hàII. Bài tập* Bài 1: Có mấy dạng địa hình chính trên Trái Đất? Nêu đặc điểm...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 6

I. Lý thuyết

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn của nước

Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

II. Bài tập

* Bài 1: Có mấy dạng địa hình chính trên Trái Đất? Nêu đặc điểm dạng địa hình núi, đồi, cao nguyên và đồng bằng?

* Bài 2: So sánh sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu (thời gian, phạm vi, nhịp độ thay đổi)?

* Bài 3: Có mấy đới khí hậu trên Trái Đất? Kể tên các đới khí hậu đó? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Nêu đặc điểm của đới khí hậu đó?

* Bài 4: Nêu biểu hiện của biến đổi khí hậu? Biến đổi khí hậu gây nên hậu quả gì? Biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

* Bài 5: Thủy quyển là gì? Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết nguyên nhân làm cho nguồn nước ngọt ở nước ta hiện nay đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng ? Hãy đưa ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng đó.

* Bài 6: Dựa vào bảng số liệu sau:

ỢNG MƯA TRONG NĂM CỦA TỈNH A

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa (mm)

100,8

32,8

19,1

160,1

347,3

166

155

286

129,4

32

42,3

10

a. Tính tổng lượng mưa trong năm của Tỉnh A.

b. Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (T 5, 6, 7, 8, 9, 10) của Tỉnh A.

c. Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (T 11, 12, 1, 2, 3, 4) của Tỉnh A.
giúp mk vs ạ mk cảm ơn

0
18 tháng 10 2018

Chọn A

QUÁ TRÌNH ĐI TÌM NỀN VĂN MINH NGOÀI TRÁI ĐẤT ? Hiện nay chúng ta chưa biết hệ Mặt Trời có phải là độc nhất vô nhị có sự sống, ít ra là dưới những dạng mà chúng ta có thể hình dung được dựa trên các tri thức hiện đại. Nhưng tiếc rằng qua kính viễn vọng trực tiếp chúng ta không thể phát hiện được những hành tinh quay xung quanh các sao khác. Chúng quá nhỏ bé, được chiếu sáng bằng...
Đọc tiếp

QUÁ TRÌNH ĐI TÌM NỀN VĂN MINH NGOÀI TRÁI ĐẤT ?

Hiện nay chúng ta chưa biết hệ Mặt Trời có phải là độc nhất vô nhị có sự sống, ít ra là dưới những dạng mà chúng ta có thể hình dung được dựa trên các tri thức hiện đại. Nhưng tiếc rằng qua kính viễn vọng trực tiếp chúng ta không thể phát hiện được những hành tinh quay xung quanh các sao khác. Chúng quá nhỏ bé, được chiếu sáng bằng những ánh sáng phản xạ yếu ớt và bị lu mờ đi trong các tia sáng chói lọi của các Mặt Trời của chúng.

Người ta cho rằng những sao giống như Mặt Trời của chúng ta phải có các hành tinh. Song gần đây người ta đã phát hiện thấy ít nhất 98% những ngôi sao thuộc kiểu Mặt Trời của chúng ta nằm trong các hệ sao đôi, sao ba và những hệ sao phức tạp hơn, nếu như ngay cả những sao này cũng có các hành tinh thì xác suất xuất hiện và nhất là phát triển sự sống trên các thiên thể đó sẽ hết sức nhỏ bé, vì trong điều kiện của những hệ thống sao này không thể tránh khỏi sự biến động của các điều kiện vật lý, nhất là không khỏi xảy ra những dao động nhiệt độ quá mạnh không thích hợp cho sự sống.

Nếu có những nền văn minh ở bên ngoài Trái Đất, họ có thể dùng nhiều phương tiện để bộc lộ sự hiện diện của mình. Tuy nhiên những tín hiệu ánh sáng không truyền xa được, vì dễ bị hấp thu bởi bụi trong Ngân Hà. Liên lạc trên những bước sóng vô tuyến là phương tiện thích hợp nhất. Sóng vô tuyến không những truyền trong không gian với tốc độ ánh sáng, mà còn không bị hấp thụ bởi bụi và khí trong Ngân Hà. Vì thế tín hiệu vô tuyến có thể phát rất xa. Sự liên lạc vô tuyến giữa các nền văn minh tiên tiến, nếu có trong Ngân Hà và trong các Thiên hà khác, phải được thực hiện trong một khoảng thời gian vừa phải, so với tuổi thọ trung bình những người có tuổi thọ trung bình tương tự như tuổi người trên Trái Đất. Nếu không muốn phải đợi quá 60 năm mới nhận được hồi âm, ta phải liên lạc trong một vùng có bán kính khoảng 30 năm - ánh sáng xung quanh Trái Đất (tín hiệu truyền đi trong 30 năm phải mất thêm 30 năm để nhận được câu trả lời) nhưng trong một không gian nhỏ hẹp như thế, trung bình chỉ có vài trăm hệ sao, số hệ sao quá ít ỏi để có hy vọng tìm thấy người.

Ngày 16 - 1 - 1974, các nhà thiên văn đã dùng kính thiên văn có đường kính 300m tại Porto Rico (Mỹ), để phát một thông điệp vô tuyến trong đó có những thông tin về hệ Mặt Trời và con người trên Trái Đất. Mục tiêu là một tổ sao trong Ngân Hà cách chúng ta khoảng 25 nghìn năm ánh sáng mới tới đích. Nếu có người trên hành tinh của một hệ sao nào trong tổ sao đó muốn trả lời, thông điệp hồi âm cũng phải mất 25 nghìn năm mới tới Trái Đất. Liệu bấy giờ các nhà thiên văn hậu thế có đọc lại sách sử để đón nhận hồi âm không?

2
26 tháng 1 2019

>>>

26 tháng 1 2019

Giề, zậy đăng lên làm j

25 tháng 1 2018

Chọn C

1 tháng 8 2023

Tham khảo:
Trong quá trình học tập môn Lịch sử và Địa lí chúng ta có thể sử dụng nhiều phương tiện học tập như Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh.... Tùy vào từng loại phương tiện, chúng ta có những cách thức sử dụng riêng.

BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁC VỆ TINH KHÍ TƯỢNG NHÂN TẠO ? Khi đã có trạm quan sát trên không trung, chúng ta có thể mô tả một cách chi tiết về Trái Đất từ trên không trung một cách dễ dàng. Các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất luôn theo sát chúng ta từng bước. Trong một thế giới đầy biến động, khoa học kĩ thuật đã quyết định cuộc cách mạng xã hội, hệ thống thông tin đều dựa vào các vệ tinh...
Đọc tiếp

BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁC VỆ TINH KHÍ TƯỢNG NHÂN TẠO ?

Khi đã có trạm quan sát trên không trung, chúng ta có thể mô tả một cách chi tiết về Trái Đất từ trên không trung một cách dễ dàng. Các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất luôn theo sát chúng ta từng bước. Trong một thế giới đầy biến động, khoa học kĩ thuật đã quyết định cuộc cách mạng xã hội, hệ thống thông tin đều dựa vào các vệ tinh để truyền đi khắp toàn cầu. Một vệ tinh khí tượng đã được phóng lên quỹ đạo cách Trái Đất hơn 36.000km, do tốc độ quỹ đạo của nó và góc độ tự quay của của Trái Đất là như nhau nên nó dường như được cố định ở không trung phía trên xích đạo. Vệ tinh này hàng ngày cung cấp về tình hình thời tiết, mô tả cho chúng ta các luồng khí nóng, những tầng mây mù hay hướng đi của các cơn bão. Đặc biệt là vệ tinh này có thể ghi chép lại toàn bộ diễn biến của một vòi rồng, những số liệu phức tạp qua sự giải thích của các nhà khí tượng học được biến thành các bản tin dự báo thời tiết phát đi hàng ngày trên ti vi và đài phát thanh. Những dự báo kịp thời này đã giúp con người giảm nhẹ được những tổn thất do thiên tai gây ra. Có những trận bão lịch sử nhìn từ vệ tinh là hoàn toàn yên tĩnh nhưng trong thực tế thì hoàn toàn khác, gió mạnh với vận tốc 300km/h đã tàn phá dữ dội và gây ra chết chóc cho con người. Chúng ta không thể khống chế được bão nhưng có thể chế ngự được lũ lụt; căn cứ vào các ảnh chụp được từ vệ tinh chúng ta có thể xác định được chính xác vị trí để xây các đê bao và đê ngăn lũ nhằm bảo vệ sự sống và đất đai.

0