K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2018

"Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm"- Lã Bá Tình

"Gió hun hút lạnh lùng

Trong đêm khuya phố vắng

Súng trong tay im lặng

Chú đi tuần đêm nay

Hải Phòng yên giấc ngủ say

Cây rung theo gió, lá bay xuống đường…

Chú đi qua cổng trường

Các cháu miền Nam yêu mến

Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến

- Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?…"

Đó là đoạn đầu bài thơ "Chú đi tuần" in trong sách giáo khoa mà tôi đã thuộc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cách đây hơn 40 năm. Hình ảnh người chiến sĩ cảm thông, thương yêu và muốn chở che cho các em nhỏ miền Nam như người ruột thịt, giữa thời tiết khắc nghiệt, cứ ám ảnh mãi trong tâm trí tôi.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào phục vụ trong quân đội. Đến năm 1983, được về Báo Quân đội nhân dân công tác, tôi rất bất ngờ khi biết tác giả bài thơ "Chú đi tuần" chính là nhà báo lớp đàn anh của chúng tôi: Đại tá Trần Ngọc (ông nguyên là trưởng phòng kinh tế Báo Quân đội nhân dân và nguyên là Tổng biên tập Báo Cựu chiến binh Việt Nam). Từ ngày về nghỉ hưu ở một cái ngõ nhỏ Hà Nội, thỉnh thoảng, ông trở lại thăm tòa soạn Báo QĐND. Vào một buổi sáng gần dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông đi xe đạp đến tòa soạn để gửi cho chúng tôi một số bài viết cho mục "Một thời trận mạc". Nét chữ của ông thật chân phương. Ông viết bằng loại giấy học trò. Mỗi bài của ông còn giá trị ở chỗ có kèm theo tấm ảnh của nhân vật mà ông chụp từ thời kỳ chống Mỹ.

Rót nước mời ông, rồi chúng tôi mạo muội hỏi ông xung quanh việc ông sáng tác bài thơ "Chú đi tuần" trước đây như thế nào?

Ông xúc động kể: Bài thơ "Chú đi tuần" ông viết vào năm 25 tuổi, khi đó là chính trị viên đại đội. Với cảm xúc thương mến vô bờ các cháu học sinh miền Nam còn rất nhỏ tuổi (học cấp 1 ở trường số 4, số 6, gần cảng Hải Phòng) đã phải sống xa gia đình, quê hương, đang còn bị kìm kẹp dưới ách thống trị của đế quốc và bè lũ tay sai, ông đã viết bài thơ trong một đêm đông gió thổi hun hút, lạnh buốt. Bài thơ viết vừa ráo mực, ông liền gửi đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội với lời đề tặng các cháu học sinh miền Nam. Bài thơ đã sớm được đăng trên tạp chí năm 1956. Rồi ông nhận được tặng phẩm của tạp chí gửi cho là một hộp thuốc đánh răng. Sau này, bài thơ được đưa vào sách giáo khoa lớp 3 từ bao giờ ông cũng không biết. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, ông là giáo viên Trường sĩ quan Lục quân 1, đóng quân ở Sơn Tây. Một hôm, ông và các giáo viên tổ chức cho đơn vị học viên đi tập chiến thuật quân sự. Giờ nghỉ, ông và học viên ngồi tản ra dưới bóng cây gần một trường tiểu học, bỗng nghe thấy các em học sinh trong lớp đọc thuộc lòng bài thơ này. Ông rất ngạc nhiên rồi chờ đến cuối giờ học, ông hỏi cô giáo thì mới biết bài thơ "Đêm nay đi tuần" do ông sáng tác in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội ngày nào đã được đổi tên là "Chú đi tuần" và trích đăng ở tập 2, sách giáo khoa lớp 3.

Có dạo, một người bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm Hà Nội kể với ông rằng, trong cuộc họp mặt của học sinh miền Nam học ở miền Bắc trước kia, có người tâm sự về kỷ niệm xưa và đọc bài thơ "Chú đi tuần" rồi nêu câu hỏi: "Chú bộ đội trẻ viết bài thơ năm xưa bây giờ ở đâu? Còn hay mất?". Nghe anh bạn nói, ông nghẹn ngào không nén nổi nước mắt bởi tình cảm chân thành của ông đối với học sinh miền Nam nói riêng và đối với nhân dân miền Nam nói chung vẫn được các anh, các chị em bây giờ nhớ tới.

Mới đây, trong dịp kỷ niệm lần thứ 34 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhớ tới bao kỷ niệm làm báo với Đại tá, nhà báo Trần Ngọc, anh em phóng viên trẻ chúng tôi đã gọi điện hỏi thăm ông. Từ đầu dây bên kia, giọng ông khi sôi nổi, lúc bùi ngùi. Trong câu chuyện với ông tôi biết thêm, năm 2009 này, ông đã sang tuổi 80. Tuổi thơ của ông chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, vì mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Ông đi bộ đội từ năm 1946, một năm sau, tức là năm 1947, ông được kết nạp Đảng. Năm 1949, ông là chính trị viên trung đội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông tham gia chiến đấu ở nhiều địa phương thuộc vùng đất Tây Bắc, trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đến đâu chứng kiến cảnh đời thương tâm, xúc động, ông thường chia sẻ bằng những vần thơ chắt ra từ đáy lòng mình. Có thời gian, ông làm cán bộ tuyên huấn và làm báo ở một trung đoàn. Đến đầu năm 1964, ông được về công tác ở Báo Quân đội nhân dân. Vào một ngày giáp Tết Nguyên đán năm 2008, ông rất phấn khởi khi nhận được món quà tết gồm thư chúc tết của Nhà xuất bản Giáo dục, tập sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 2, in lại bài thơ "Chú đi tuần" của ông và nhuận bút bài thơ ấy là 100.000 đồng. Biết được tin này, các cháu ông quê ở Hải Phòng vui lắm, vì các cháu đã thuộc từ lâu bài thơ "Chú đi tuần" của ông trong sách giáo khoa mới.

Sau khi chúc mừng Đại tá, nhà báo Trần Ngọc, chúng tôi lựa lời nói, nhiều nhà thơ, nhà báo có tập thơ riêng, hoặc được in thơ ở tuyển tập này, tuyển tập kia, nhưng lại không có hạnh phúc như ông có thơ trong sách giáo khoa. Ông đáp rằng, cả đời ông đã viết nhiều bài thơ và thật may mắn khi bài thơ "Chú đi tuần" của ông được đưa vào sách giáo khoa. Trong giai đoạn cải cách sách giáo khoa, bài thơ đó đã đưa ra khỏi sách giáo khoa. Nhưng thời gian gần đây, bài thơ đó lại được đưa vào sách giáo khoa. Bài thơ có tác dụng giáo dục truyền thống cho học sinh về một thời điểm lịch sử quan trọng của đất nước. Đó cũng là nguồn động viên tinh thần rất quý giá với tác giả bài thơ, một thời cầm súng, làm thơ, viết báo!

Đại tá, nhà báo Trần Ngọc cúp máy điện thoại, tôi nóng lòng ra phố tìm đến một cửa hàng sách giáo khoa ngay. Tôi thật hồi hộp khi mở từng trang sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (tái bản lần thứ hai) của Nhà xuất bản Giáo dục. Đúng như nhà báo Trần Ngọc tâm sự, bài thơ "Chú đi tuần" của ông in ở trang 51, 52 phần tập đọc của tập sách này, có minh họa các chú bộ đội đi tuần bằng màu sắc rất trẻ trung. Lúc đó bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu kỷ niệm của tôi về bài thơ và tác giả bài thơ lại ùa về.

19 tháng 4 2018

 cảm ơn  bn mik kết bạn nha

7 tháng 3 2018

Gợi ý

Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: đêm khuya vắng vẻ (khi mọi người đã yên giấc ngủ say), gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay. Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật đẹp đẽ và sâu sắc: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ của giá rét đêm khuya (“Rét thì mặc rét cháu ơi!”) để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (“Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm”). Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của các anh chiến sĩ đối với con người.

hok tốt

7 tháng 3 2018

Đoạn thơ trên nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh đêm khuya vắng vẻ,gió đông lạnh buốt.

Hai dòng thơ cuối cho chúng ta thấy sự dũng cảm bảo vệ các cháu học sinh nói riêng và Tổ quốc Việt Nam nói chung mặc dù việc đó rất khó khăn.

Chúc bạn học giỏi!

23 tháng 1 2022

Tham khảo:
Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: đêm khuya vắng vẻ, gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay. Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật đẹp đẽ và sâu sắc: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ của giá rét để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của các anh chiến sĩ đối với con người.
 

23 tháng 1 2022

vẻ đẹp í nghĩa của người chiến sĩ vì nước quên thân, vì dân phục vụ. ở đây là canh gác để phục vụ cho mọi người có giấc ngủ ngon mặc trời đông rét buốt.

11 tháng 2 2022

Tham khảo:

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

11 tháng 2 2022

Refer:

a. Mở bài:

· Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện...

· Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: tôi (tự giới thiệu) được ở cùng Bác Hồ trong mái lều tranh xơ xác vào một đêm mưa lạnh trên đường đi chiến dịch ...

b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện, trong đó có kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và bộc lộ cảm xúc, câu chuyện được kể lại qua lời kể của anh đội viên (nhân vật tôi: vừa là người chứng kiến, vừa là người tham gia vào câu chuyện).

· Lần đầu thức giấc:

· Nhân vật tôi ngạc nhiên, băn khoăn vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động khi nhân vật tôi hiểu rằng Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ.

· Nhân vật tôi ngỡ như nằm mơ khi được chứng kiến cảnh Bác đi “dém chăn” cho từng chiến sĩ với bước chân nhẹ nhàng…

· Hình ảnh Bác Hồ hiện ra với nhân vật tôi trong tâm trạng mơ màng: Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi, thân thương như một người Cha đối với các con - những người chiến sĩ... Trong sự xao xuyến cao độ, nhân vật tôi thổn thức, thầm thì hỏi nhỏ: “Bác ơi! Bác chưa ngủ? Bác có lạnh lắm không?”

· Khi Bác ân cần trả lời: “- Chú cứ việc ngủ ngon/ Ngày mai đi đánh giặc”, nhân vật tôi vâng lời nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn chồn, bề bộn, lo lắng cho sức khoẻ của Bác, lo cho chiến dịch, lo cho vận mệnh của đất nước…)

 

· Lần thứ ba thức dậy:

· Trời sắp sáng mà thấy Bác vẫn “Ngồi đinh ninh - chòm râu im phăng phắc”, nhân vật tôi “hốt hoảng giật mình” và: Anh vội vàng nằng nặc: - Mời Bác ngủ Bác ơi!

· Khi được bác tâm sự về những điều Người trăn trở trong đêm không ngủ, nhân vật tôi thấu hiểu tình thương yêu của Bác với bộ đội và nhân dân, anh như lớn thêm lên về tâm hồn, như được hưởng một niềm hạnh phúc lớn lao, bởi thế nên: “Lòng vui sướng mênh mông”, nhân vật tôi “thức luôn cùng Bác”

· Nhân vật tôi tự bộc lộ diễn biến tâm trạng:

· Hình tượng Bác Hồ: giản dị, gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại, lớn lao…

· Đêm không ngủ được kể lại trên đây chỉ là một trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là một “lẽ thường tình” vì “Bác là Hồ Chí Minh” …

c. Kết bài: Cảm nghĩ của nhân vật tôi:

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, thể hiện rõ tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ, của nhân dân ta đối với Bác Hồ….

23 tháng 1 2022

Hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố được miêu tả trong khổ thơ cho thấy điều gì đẹp đẽ và sâu sắc

    Trong đêm khuya vắng vẻ

Chú đi tuần đêm nay,
           Nép mình dưới bóng hàng cây,
                Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Rét thì mặc rét, cháu ơi!
              Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

23 tháng 1 2022

Tham khảo:

Đoạn thơ nói lên sự vất vả, khó khăn thử thách của chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya giá rét mùa đông:

Trong đêm khuya vắng vẻ,

Chú đi tuần đêm nay

Nép mình dưới bóng hàng cây

Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!

Chú đi tuần rất thương các cháu nhỏ, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ của cái rét đêm khuya để đem lại sự ấm cúng cho trẻ thơ trong đêm giá rét đông về:

Rét thì mặc rét cháu ơi!

Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

Điều đó, tác giả muốn nói lên tinh thần làm việc trách nhiệm cao của người chiến sĩ đi tuần.

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

21 tháng 8 2017

Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: đêm khuya vắng vẻ, gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay. Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật đẹp đẽ và sâu sắc: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ của giá rét để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của các anh chiến sĩ đối với con người.

~ Chúc bạn học giỏi ! ~

21 tháng 8 2017

Đọc đoạn thơ trên trong bài 'CHÚ ĐI TUẦN' của Trần Ngọc ,hình ảnh
người chiến sĩ đi tuần thật vất vả .Trong khi mọi người đã yên giấc ngủ
say thì người chiến sĩ vẫn phải vất vả ngoài đường cùng gió mùa đông "
lạnh buốt đôi tay" .Công việc của người chiến sĩ thật khó khăn và thử
thách .Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật sâu sắc và đẹp đẽ ;
người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương đến thiếu nhi , săn sàng
chịu đựng gian khổ khó khăn của giá rét đêm khuya "rét thì mặc rét
cháu ơi!" đế giữ mãi cho các cháu chỗ ngủ ấm ,bình yên "chú đi giữ
ấm mãi nơi cháu nằm ".Đó chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm
với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của người chiến sĩ đối với
mãi con người.
Xong.

9 tháng 4 2021

Dựa vào bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " , em hãy đóng vai người chiến sĩ kể về kỉ niệm trong đêm được ở bên Bác khi đi chiến dịch.

                                                                                      Bài làm

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Nguồn: https://lazi.vn/edu/exercise/585310/em-hay-dong-vai-nguoi-chien-si-ke-ve-ki-niem-trong-dem-duoc-o-ben-bac-ho-khi-di-chien-dich-trong-bai-dem-nay-bac-khong-ngu

1 tháng 3 2016

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

21 tháng 2 2017

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu bối cảnh của câu chuyện:

- Đêm trước khi diễn ra chiến dịch Biên giới.

- Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại trong lều trú quân của chiến sĩ.

- Trời mưa lạnh, Bác thức suốt đêm, không ngủ.

2. Thân bài:

* Diễn biến câu chuyện:

- Lần thứ nhất: Anh đội viên thức giấc, thấy Bác ngồi suy nghĩ bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Anh mời Bác đi ngủ. Bác khuyên anh hãy yên tâm mà ngủ Đề ngày mai đánh giặc.

- Lần thứ ba: Trời gần sáng mà Bác vẫn thức. Anh đội viên tha thiết xin Bác hãy đi ngủ Đềgiữ gìn sức khoẻ. Bác trả lời vì thương bộ đội, dân công phải ngủ ngoài rừng nên không thể nào nhắm mắt. Cảm động, anh đội viên thức luôn cùng Bác.

3. Kết bài:

* Tình cảm của anh đội viên đối với Bác:

- Càng thêm yêu mến, kính phục Bác Hồ.

- Vui sướng, tự hào được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ.

II. BÀi làm

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

P/s : Bài này mk chép mạng. Bạn tham khảo nha!