K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2018

Thi kể chuyện về gương hiếu học thì nên kể : Nguyễn Hiền , Lê Văn HƯu, Nguyễn Ngọc Kí,...

Trường mik chưa thi

Chắc là có được kể về Bác Hồ vì bác là tấm gwong học tập vô cùng vĩ đại của dân tộc VN

15 tháng 4 2018

Nguyễn Hiền

15 tháng 4 2018

nên kể về nguyễn ngọc kí nhé đây là nhân vật phỏ biến đấy

Giữa ngổn ngang bộn bề cuộc sống với cơm, áo, gạo tiền và hàng loạt câu chuyện về sự xuống cấp nhân cách, đạo đức, câu chuyện về thầy giáo, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký như bức tranh sáng về sự nỗ lực không ngừng để vượt lên số phận.

Một tấm gương chân thực, bình dị nhưng có sức lay động, cảm phục đến khôn cùng.

Chia sẻ cảm xúc và những ký ức xung quanh loạt bài về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nhiều độc giả đã không giấu nổi niềm xúc động nghẹn ngào.

Không ít người đã khóc trước tấm gương quá đẹp của thầy, có người ngưỡng mộ gọi thầy là “thần tượng”, là “anh hùng”.
guyễn Ngọc Ký, thuộc vào thập niên đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Bao năm nay anh chỉ biết đến Nguyễn Ngọc Ký qua những bài học ít ỏi trong trường, nay gặp lại qua những bài viết trên VietNamNet thấy vô cùng cảm động và cảm phục một con người.

“Thầy Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng trên cả tuyệt vời. Khơi dậy một tấm gương tự rèn luyện vượt qua chính mình đạt đến tuyệt đỉnh”, độc giả này viết.

Bạn đọc Nguyễn Hoàng Oanh cho biết chị đã khóc khi đọc những bài viết về thầy: “Câu chuyện về cuộc đời thầy đã chứng minh cho em thấy bằng ý chí và nghị lực phi thường, ta có thể vượt lên tất cả”.

Cách đây nhiều năm, khi nhận xét về tấm gương của nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, trong lần về Hải Hậu, Nam Định, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: "Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo".

Trên thực tế Nguyễn Ngọc Ký không còn là cái tên lạ lẫm với hàng chục thế hệ học sinh nhiều năm trước qua những bài học trong sách giáo khoa, tuy nhiên không phải ai cũng biết bằng cách nào và tại sao không dùng phấn, dùng bảng ông vẫn trở thành một nhà giáo ưu tú trong suốt hơn 35 năm qua.

Theo lời kể của nhiều thế hệ từng là học trò của thầy, thầy Ký có phương pháp dạy học “chẳng giống ai” nhưng vô cùng hiệu quả.

Khi đôi tay vô dụng không thể cầm phấn, thầy tự thiết kế nội dung bài giảng trên các tờ bìa cứng, phía ngoài phủ một tờ giấy trắng che lại. Vừa dạy, thầy vừa dùng chân kéo tờ giấy trắng phía ngoài xuống, để con chữ từ từ xuất hiện.

Để bài giảng thêm sinh động, thầy thường nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo khiến học sinh hào hứng, say sưa.

Nhìn lại cả quá trình phấn đấu của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, bạn đọc Thùy Dương đã phải thốt lên: “Nghị lực của thầy thật phi thường!”.

“Cả cuộc đời thầy là một sự phấn đấu không mệt mỏi. Tự ngẫm lại thấy mình kém cỏi quá. Ta đầy đủ về hình thức bên ngoài, nhưng tâm hồn lại quá thiếu hụt. Ta thiếu ý chí và sự quyết tâm trước khó khăn. Cảm ơn thầy - tấm gương Nguyễn Ngọc Ký”.

Chia sẻ câu chuyện cách đây 19 năm, độc giả Mainguyenha@... cho biết khi ấy đang là học sinh cấp 3 trường Giao Thủy (Nam Định) và đã may mắn được gặp thầy Ký khi thầy về trường nói chuyện, được tận mắt thấy thầy dùng 2 chân để viết, vẽ, may vá… Sự kính trọng từ đó nhân lên thành ngưỡng mộ và vẫn vẹn nguyên trong suốt 20 năm qua.

Một câu chuyện đặc biệt khác được bạn đọc Fidel chia sẻ: “Cách đây cũng mười mấy năm, khi tôi còn là học sinh cấp 2, cô giáo có cho bài văn về nhà miêu tả một tấm gương vượt khó. Tôi được bố kể về tấm gương của thầy Ký và tôi đã viết về thầy với tất cả sự ngưỡng mộ của một học sinh THCS.

Thế nhưng... thật đáng buồn là bài văn đó tôi được giáo viên chấm 3 điểm với lời phê là không có thật!!! Ngày đó, tôi buồn lắm, buồn vì thời đó mà GV không biết thầy là ai... nhưng qua tấm gương của thầy, qua cách sống lạc quan của thầy… đã nói lên tất cả”.

Không chỉ ngưỡng mộ, độc giả Cao Thanh Mỹ còn khẳng định vô cùng thần tượng thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Độc giả này chia sẻ, anh là người sinh ra sau khi đất nước thống nhất, ngày còn cắp sách tới trường đã được thầy cô, được học trong sách giáo khoa về Nguyễn Ngọc Ký.

“Khi ấy chúng tôi thần tượng hóa anh lắm, xem anh như là tấm gương mẫu mực trong học tập. Có những năm trường tôi còn viết tên anh lên bảng lớn gần cột cờ để cho học sinh lấy anh làm gương”, độc giả Mỹ hào hứng kể.

Có thể nói cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký là cả một thiên tiểu thuyết dài về nghị lực chiến thắng số phận của một con người tài hoa mà nếu được mô tả trong đôi từ ngắn gọn, ắt hẳn ai cũng phải thốt lên hai tiếng “phi thường”.

Ở đó ngoài câu chuyện về ý chí phấn đấu, người ta còn thấy từ con người này toát ra vẻ đẹp bình dị với quan điểm sống tinh tế và tinh thần nhân văn cao cả.

Con người đặc biệt ấy cũng có tình yêu thật đặc biệt mà nhiều người từng ví von lâm ly không kém gì chuyện tình Kim Trọng với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

Nói về mối tình diệu kỳ của thầy Ký, bạn đọc Bình Minh đã không giấu nổi sự ngưỡng mộ: “Thật Tuyệt! Các bác đã dệt nên một câu chuyện thần tiên thật đẹp trên cõi đời này. Xin chúc vợ chồng thầy luôn hạnh phúc!”.

Theo nhiều độc giả, một tấm gương đẹp đẽ, thanh cao và đáng trân trọng đến vậy nhưng thật tiếc khi sách giáo khoa, truyện nhi đồng hiện nay không thấy nêu tấm gương thầy Ký để học sinh noi gương.

“Còn nhớ thời còn học cấp 1, Nguyễn Ngọc Ký luôn là tấm gương cho mọi người vươn lên từ chính mình, vượt lên số phận làm cho cuộc đời đẹp thêm. Nhiều lắm thế hệ học trò đã xem Nguyễn Ngọc Ký như “người anh hùng”, mãi gọi là “anh” như hàng loạt anh hùng thiếu niên Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Bá Ngọc…”, độc giả Nguyễn Văn Sơn chia sẻ.

Dù tấm gương thầy không còn được đưa vào sách, song bạn đọc Lê Quang Anh khẳng định: “Chắc chắn vài năm tới khi con trai tôi biết đọc, tôi sẽ đưa cho con những quyển tự truyện của thầy cùng với mong ước con sẽ có nghị lực và luôn luôn vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”.

11 tháng 12 2016

Tất nhiên là được!Ví dụ có bị liệt 2 tay Nguyễn Ngọc Kí vẫn cố gắng luyện viết mà!thanghoa

11 tháng 12 2016

THANK BẠN

8 tháng 3 2018

(1)Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học .(2)Ngày ngày , mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà , cậu bé lại ghé vào học lỏm . (3)Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học , thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn . (4)Nhờ thông minh , chăm chỉ , cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:
(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.
(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.
(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. 
(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ.

hok tốt

(1)Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học .(2)Ngày ngày , mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà , cậu bé lại ghé vào học lỏm . (3)Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học , thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn . (4)Nhờ thông minh , chăm chỉ , cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:
(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.
(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.
(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. 
(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ.

20 tháng 3 2019

(1)Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học .(2)Ngày ngày , mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà , cậu bé lại ghé vào học lỏm . (3)Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học , thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn . (4)Nhờ thông minh , chăm chỉ , cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:
(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.
(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.
(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. 
(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ.

20 tháng 3 2019

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy...

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

17 tháng 5 2018

Nhớ là ko được chép mang nha !

17 tháng 5 2018

Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một môi trường hòa bình, yên ấm. Chúng ta được học tập, sinh hoạt trong những điều kiện tốt nhất, nhưng trong cuộc sống này vẫn còn bao hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn, đó là những bạn học mồ côi cha mẹ, hay gia đình khó khăn. Nhưng điều đáng quý nhất ở các bạn học này chính là sự nỗ lực không ngừng trong cuộc sống, đó chính là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo. Em có biết một tấm gương về tinh thần hiếu học, đó là một tấm gương thực mà em trực tiếp quan sát được trong lớp học của mình.

Bạn Hiếu lớp em là một tấm gương như vậy, nhà của bạn Hiếu rất nghèo, bố mất sớm chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Hiếu không làm cho Hiếu nhụt chí mà luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, trong học tập của mình.

Vì gia đình khó khăn nên ngoài giờ lên lớp thì Hiếu thường giúp mẹ làm những công việc nhà như: quét rọn nhà cửa, nấu cơm, chăn trâu…mọi công việc đều được Hiếu làm một cách nhanh nhẹn và tươm tất. Ở trên lớp, Hiếu cũng là một trong những thành viên tham gia tích cực nhất vào các hoạt động lao động, vệ sinh tập thể.

Hiếu là một học sinh xuất sắc của lớp chúng em, tuy phải giúp mẹ làm những công việc nhà nhưng mỗi khi có thời gian rảnh thì Hiếu lại mang sách vở ra học, trên lớp Hiếu cũng rất chú ý vào những bài giảng của thầy cô, hắng hái phát biểu bài, đặc biệt là Hiếu luôn tranh thủ thời gian để học. Bởi vậy mà lực học của Hiếu vô cùng tốt, thời gian đầu khi chúng em còn chưa biết về hoàn cảnh khó khăn của Hiếu thì chúng em vẫn thường xuyên trêu đùa bạn là mọt sách.

Tuy nhiên, khi biết được hoàn cảnh gia đình bạn chúng em lại càng cảm thấy khâm phục và ngưỡng mộ tinh thần vượt khó, hiếu học ở bạn Hiếu. Đối với em và rất nhiều bạn trong lớp, Hiếu chính là tấm gương sáng để chúng em học tập và noi theo.

26 tháng 12 2016

Nhân ngày hai mươi tháng mười một, ngày nhà giáo Việt Nam, trường em đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm nhằm tri ân công ơn của thầy cô đối với các thế hệ học trò. Chúng em đã chuẩn bị những bó hồng tươi thắm, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất dành cho thầy cô nhân ngày lễ đặc biệt này. Cũng trong ngày 20/11 chúng em được chứng kiến tấm lòng yêu thương, trân trọng của các anh chị đã ra trường dành cho mái trường và thầy cô giáo cũ của mình.

Vào buổi sáng ngày 20/11 chúng em vô cùng náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ mít tinh, có lớp đảm nhận nhiệm vụ bày biện, tổ chức cho buổi lễ, lớp thì phân công nhau trực nhật để không gian sân trường trang trang, đẹp đẽ nhất. Cũng có lớp tập dượt lại những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn cho lễ kỉ niệm sắp tới.

Mọi người đều vô cùng nhộn nhịp với công việc của riêng mình. Khi buổi lễ bắt đầu, chúng em được nghe lời diễn văn đầy ý nghĩa của thầy hiệu trưởng về ý nghĩa của nghề giáo và ngày kỉ niệm 20/11. Sau đó những tiết mục văn nghệ cũng được diễn ra một cách suôn sẻ với giải nhất thuộc về anh chị lớp 5A.

Sau lễ mít tinh, chúng em thu gọn bàn ghế vào thì thấy những anh chị đã ra trường nhiều năm trước trở về trường và tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm. Các anh chị đều dành cho thầy cô giáo cũ của mình tấm lòng thương yêu chân thành, vì vậy mà dù đã ra trường thì anh chị cũng vẫn thu xếp thời gian để về thăm lại mái trường xưa, thăm lại thầy cô và nói những lời tri ân công lao đầy sâu sắc.

Hình ảnh của các anh chị khiến cho em vô cùng cảm động, đó chính là tinh thần tôn sư trọng đạo mà thầy cô vẫn thường dạy cho chúng em trong những giờ học đạo đức. Đó cũng chính là những đức tính tốt, những tấm gương đẹp để cho chúng em học tập và noi theo.

15 tháng 1 2018
Những tấm gương tiêu biểu thực hiện cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh"

Bác Hồ luôn ở trong trái tim tôi

Ðã hơn 30 năm qua, bà Lê Linh Thìn, ở ấp Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang (Cầu Ngang, Trà Vinh) sưu tầm được hơn 2.000 tấm ảnh Bác. Bà luôn coi đó là tài sản vô cùng quý giá. Mỗi khi nhìn ảnh Bác, bà lại rộn lên niềm tin cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Bà Thìn cảm động kể: 'Tôi treo hai tấm ảnh Bác cỡ lớn ở vị trí trang trọng trong nhà. Một tấm ảnh chụp Bác đang lau nước mắt khi nhớ đến đồng bào miền nam. Một tấm ảnh khác chụp Bác đang ngồi làm việc, để nhắc tôi luôn làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Tôi sinh năm 1941, trong một gia đình nhà giáo yêu nước, giàu truyền thống cách mạng - Bà Thìn kể tiếp - Thuở bé thơ, tôi sống trong vùng giải phóng, được các chú bộ đội kể chuyện đánh giặc bảo vệ xóm, ấp. Tối tối, tôi lại được nghe mẹ và bà ngoại kể chuyện Bác Hồ.

Sau ngày giải phóng, đọc sách báo, thấy ảnh Bác Hồ là tôi giữ lại. Lúc đầu, tôi để nguyên tờ báo và quyển sách, lâu lâu lấy ra xem. Nhưng ngày càng nhiều, nên tôi cắt, đưa ảnh Bác vào an-bum. Biết tôi sưu tầm ảnh Bác, nhiều người gửi tặng tôi nhiều bức ảnh quý. Tôi luôn nhớ và biết ơn ông Phạm Y ở Hà Nội, đến nay đã gửi cho tôi 235 bức ảnh Bác, trong đó có nhiều hình ảnh tư liệu quý hiếm. Ông còn gửi tặng tôi một Huy hiệu Bác Hồ mà ông đã vinh dự được tặng cách đây gần 40 năm. Ngoài hơn 2.000 tấm ảnh Bác, đến nay tôi còn sưu tầm được nhiều mẩu chuyện về Bác Hồ; hình ảnh 10 lần Ðại hội Ðảng toàn quốc.

Trong cuộc sống hằng ngày, bà Lê Linh Thìn luôn là người gương mẫu, hết lòng, hết sức với công việc, tiết kiệm nuôi lợn đất để góp phần nhỏ bé của mình giúp các cháu nghèo khó. Mỗi năm, bà tặng các trường học 600 quyển vở, cấp ba suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Là nhà giáo, khi còn đang công tác, bà hết lòng dạy dỗ các thế hệ học sinh. Khi về hưu, bà lại mở những lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, mồ côi. Những năm khi các xã vùng sâu, vùng xa như Nhị Trường, Trường Thọ, Thạnh Hòa Sơn, Kim Hòa... chưa có trường học, bà tận tình giúp các em học sinh đến trọ và học miễn phí. Có cháu nhà nghèo không có gạo ăn, bà đã nuôi dưỡng suốt ba năm học cấp ba.

Vượt qua sự cô đơn của người phụ nữ không lập gia đình, bà luôn phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia công tác xã hội; hết lòng thương yêu, cưu mang người nghèo, trẻ em mồ côi và những người có hoàn cảnh đặc biệt.

Khi nói về ý nghĩa của Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh', đảng viên Lê Linh Thìn cho biết: 'Cuộc vận động càng giúp tôi hiểu Bác sâu sắc hơn, càng thấy Bác thật vĩ đại. Tôi thấy học Bác đã khó nhưng làm theo Bác lại càng khó hơn. Tôi học ở Bác nhiều điều, nhưng tôi tâm đắc nhất là học Bác ở tính cần kiệm, giản dị, thương người. Tôi thường dùng củi vụn trong vườn để đun nấu, khi nào bị bệnh mới dùng bếp điện, bếp ga. Ðồ dùng trong nhà tôi luôn giữ gìn cẩn thận, những gì thật cần thiết mới mua sắm. Chiếc xe đạp của tôi đi, đến nay đã dùng được 20 năm, hỏng đâu, sửa đấy, chứ chưa mua mới'...

Bà Lê Linh Thìn là một trong ba cá nhân điển hình của tỉnh Trà Vinh được vinh dự ra Hà Nội dự Hội nghị toàn quốc tổng kết bốn năm thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'. Dù biết lần này ra Hà Nội, sẽ được viếng Lăng Bác, thăm nơi ở và làm việc của Người, nhưng bà vẫn mang bên mình những hình ảnh Bác Hồ. Bà bảo: 'Tôi muốn hình ảnh Bác Hồ luôn ở trong trái tim tôi! Mỗi khi nhìn ảnh Bác càng khiến tôi có thêm nghị lực sống và làm việc theo tấm gương đạo đức của Người.

QUANG DUY

Học Bác để trở thành người cán bộ tốt

anh2Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, anh luôn ý thức hoàn cảnh khó khăn của mình để nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong quân ngũ, được đứng trong hàng ngũ của Ðảng (năm 1982). Sau khi xuất ngũ, trở về quê, đồng chí được tín nhiệm giao phụ trách công tác Ðảng, công tác chính quyền xã Mai Hóa từ năm 1991. Ðã gần 20 năm là cán bộ chủ chốt của địa phương, đồng chí luôn trau dồi phẩm chất, giữ gìn lối sống, thực hiện tốt nhiệm vụ mà Ðảng và nhân dân giao phó. Ðồng chí là Trần Văn Giáo, Bí thư Ðảng ủy xã Mai Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình). Nói về Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh', đồng chí tâm sự: 'Cuộc vận động đã có tác động mạnh mẽ không chỉ với cá nhân tôi mà đối với mỗi cán bộ, người dân Mai Hóa. Qua bốn năm triển khai thực hiện, Ðảng bộ xã Mai Hóa đã có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; xây dựng nông thôn ngày càng đổi mới. Nhiều chi bộ đã xây dựng quỹ tiết kiệm tình nghĩa, thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó, học giỏi; Hội Phụ nữ xã phát động phong trào 'nuôi lợn nhựa', giúp các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Hội Cựu chiến binh vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp, xây sửa nghĩa trang liệt sĩ xã, đáp ứng mong mỏi của thân nhân liệt sĩ cũng như người dân trong xã...'.

Là người cán bộ cơ sở, thực hiện Cuộc vận động với tâm niệm: Học Bác để trở thành một cán bộ tốt, anh rèn cho mình tác phong, lối sống giản dị, gương mẫu để cán bộ khác và người dân noi theo. Trong ba năm qua, Mai Hóa là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề từ những trận lũ lịch sử. Trong những lúc nguy nan như thế, đồng chí bí thư luôn trực tiếp cùng các đồng chí trong Ðảng ủy xã, các tổ chức đoàn thể không quản ngày, đêm đến từng khu dân cư, cả những nơi khó khăn nhất, giúp đồng bào tránh lũ. Ðặc biệt trong trận lũ vừa xảy ra gần đây, anh đã tham gia cứu sống hai ông cháu của một gia đình liệt sĩ thoát khỏi hiểm nguy trong gang tấc, khi chỉ chậm chút nữa là nước ngập mái nhà. Anh bảo: 'Tối hôm đó, khi cứu được hai ông cháu, chúng tôi cảm thấy không chỉ đã làm tròn trách nhiệm của những người đảng viên, mà còn là sự tri ân đồng chí, đồng đội của mình'. Sau khi nước rút, đồng chí bí thư lại cùng anh em xuống tận nơi khắc phục hậu quả; dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ, các trường mầm non, tiểu học, chỉ đạo thống kê thật chính xác con số thiệt hại để có kế hoạch cụ thể, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. 'Gần dân, hiểu dân, vì dân chính là những điều tôi học được qua những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, và cũng là những bài học lớn rèn luyện bản thân, nối tiếp truyền thống Bộ đội Cụ Hồ để trở thành người cán bộ tốt', anh Giáo nói.

Lê Vy

Mong đồng bào Chăm có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

anh3

Ðó là tâm niệm của già làng Thông Sâm, thôn Hiệp Phước, xã Tân Thuận (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Là người dân tộc Chăm, gắn bó với đồng bào Chăm đã hơn nửa đời người, ông hiểu được tâm tư, nguyện vọng cùng những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc mình. Ðược bà con làng Hiệp Phước tín nhiệm bầu làm già làng, ông càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, cùng bà con đoàn kết, xây dựng đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc. Ông tâm sự: 'Thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh', bản thân tôi luôn nhận thức một điều, học Bác Hồ là học ngay từ những điều bình thường, giản dị nhất trong cuộc sống'. Từ đó, ông động viên bà con chung sức xây dựng đời sống văn hóa; đưa con em trong độ tuổi đến trường, đã đi học thì không bỏ học giữa chừng. Bởi, có học chữ, học những điều tiến bộ, thì cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn. Trong sinh hoạt làng xã, ông thường nhắc nhở bà con giữ gìn bản sắc dân tộc Chăm trong các lễ cúng đình hằng năm, tổ chức vừa trang nghiêm, tôn kính vừa tiết kiệm, không rườm rà, lãng phí; bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan như để người chết lâu ngày trong nhà; nhà có người ốm mời thầy về cúng, gieo trồng không chăm bón mà cúng cho được mùa, chăn nuôi chỉ chọn con trâu, không nuôi bò... Do kiên trì vận động, bà con đã hiểu và làm theo. Hiện nay, ở Hiệp Phước, người có bệnh được đưa đến trạm y tế chữa trị; người dân biết học hỏi kỹ thuật gieo trồng, cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất lúa đạt trên dưới 40 thùng/sào (mỗi thùng khoảng 13 kg); trẻ em tự nguyện đến trường, số bỏ học là rất ít...

Về phần gia đình mình, từ năm 2002, tận dụng những ưu thế của thiên nhiên mang lại cho vùng đất quê mình, ông đã học kỹ thuật trồng cây thanh long và làm giàu từ đó. Với hơn 3.000 gốc thanh long, hơn 1 ha mỳ (sắn) và 1,5 ha lúa, thu nhập của gia đình đạt trung bình 200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Khi kinh tế đã vững vàng, ông nghĩ đến những người dân nghèo phải tuốt lúa bằng tay, nên đã mua máy tuốt lúa về phục vụ bà con, để mọi người không phải vất vả mỗi khi vào vụ thu hoạch như trước. Ngoài ra, ông vận động người dân và giúp kỹ thuật cũng như giúp vay vốn trồng thanh long, cùng đăng ký trồng thanh long tiêu chuẩn chất lượng cao. Từ đó, nhiều hộ gia đình xóa được đói nghèo, vươn lên khá giả. Ông bảo, nhiều lúc cảm thấy rất vui khi hơn 80% số người dân thôn ông đã được xóa mù chữ; khi chứng kiến sự thay đổi trong mỗi hộ gia đình người Chăm ở Hiệp Phước. Làm được điều này, bản thân ông luôn tâm niệm, mình được mọi người tín nhiệm thì phải sống sao cho không phụ lòng tin của dân làng, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào sản xuất, khi đạt hiệu quả rồi thì vận động mọi người hưởng ứng, làm sao cho cuộc sống đồng bào Chăm mình ngày một tươi đẹp hơn.

Thu Phương

Một đảng viên gương mẫu nơi cực bắc Tổ quốc

anh4Gặp đồng chí Vần Kim Ðưởng, Bí thư Ðảng ủy - Chủ tịch UBND xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì, Hà Giang) ở Lăng Bác, thấy đôi mắt anh vẫn ngân ngấn lệ vì nhớ thương Bác. Giọng anh nghẹn lại khi tâm sự với chúng tôi: Lần đầu được vào Lăng viếng Bác, được tận mắt thấy vị cha già đáng kính của dân tộc, tôi không sao kìm lòng được...'. Sau khi được nghe hướng dẫn viên trong Bảo tàng Hồ Chí Minh kể những câu chuyện về Bác, đôi chân anh Ðưởng bỗng đi chậm lại, phần vì thương Bác, phần muốn được nghe thêm thật nhiều câu chuyện cảm động về Bác.

Là người dân tộc Tày, trong bốn năm thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' (CVÐ), anh luôn rèn luyện cho mình nền nếp làm việc lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu phấn đấu; nói đi đôi với làm. Từ những việc làm cụ thể đó, đồng chí Ðưởng lãnh đạo Ðảng ủy, UBND xã đề ra nhiều chủ trương, chính sách được nhân dân đồng tình hưởng ứng như: Vận động nhân dân hiến đất làm đường liên thôn được năm km, rộng 4,8 m; vận động nhân dân trồng mới 200 ha chè chất lượng cao và 347 ha cây keo và cây mỡ, thực hiện chương trình xã hội hóa trồng rừng; xây dựng làng văn hóa du lịch...

Với mong muốn giúp bà con thoát nghèo, có cuộc sống ấm no, người đảng viên 38 tuổi đời, 12 năm tuổi Ðảng này đã hướng dẫn bà con đưa nhiều loại cây trồng mới cho năng suất cao vào sản xuất đại trà như giống ngô lai, giống lúa mới, thảo quả, chăn nuôi trâu bò... Nếu trước đây các hộ trồng giống lúa địa phương đạt ba tấn/ha thì với giống lúa Shan Iu đạt hơn sáu tấn/ha, sản lượng ngô cũng đạt bốn đến năm tấn/ha. Nhận thấy diện tích chè lâu năm trong xã rất lớn, khoảng hơn 40 ha, trước đây các hộ gia đình thường không chăm sóc nên giá thành và chất lượng chè không cao, đồng chí Ðưởng đã cùng Ðảng ủy, UBND xã vận động thành lập HTX chế biến chè Phìn Hồ nhằm khuyến khích bà con tích cực chăm sóc, bảo tồn chất lượng chè cổ thụ. Với diện tích chè cổ thụ này và công nghệ chế biến hiện đại đã cho sản lượng hằng năm là 20 tấn chè thương phẩm, với giá 300 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó, các hộ cũng mạnh dạn trồng 27 ha thảo quả, bước đầu đã cho thu hoạch ổn định. Số hộ nghèo trước đây là 35 hộ nghèo thì nay chỉ còn 12 hộ (trên tổng số 670 hộ trong toàn xã). Ðồng chí cùng tập thể Ðảng ủy xã ra Nghị quyết luân chuyển 13 bí thư chi bộ từ 13 thôn lên xã 'học việc'. Anh Ðưởng giải thích, từ 'học việc' ở đây là học cách tổ chức sinh hoạt chi bộ, ra nghị quyết chi bộ, học nghiệp vụ công tác Ðảng, công tác vận động quần chúng.

Giờ đây, bà con các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Mông... đã biết mở hướng làm giàu ngay trên mảnh đất mình đang sống. Sự ấm no, yên vui đang về với các thôn, trong đó có đóng góp của đồng chí Vần Kim Ðưởng, một cá nhân điển hình được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc thực hiện CVÐ lớn.

Ngọc Hiếu

* Ngày 7- 11- 2006, Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Chỉ thị số 06-CT/T.Ư về tổ chức Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' nhằm mục đích 'Làm cho toàn Ðảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng'.

* Sau bốn năm tổ chức thực hiện Cuộc vận động lớn, toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân đã đạt được kết quả ban đầu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xuất hiện ngày càng nhiều những gương điển hình tiên tiến, xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động lớn. Sau bốn năm thực hiện Cuộc vận động đã có 59 tập thể được tặng Huân chương Lao động hạng ba; 72 tập thể, 1.012 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

* Kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo T.Ư và Ban Tuyên giáo một số tỉnh ủy, thành ủy cho thấy Cuộc vận động đã tạo sự chuyển biến rõ rệt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có 84% số người được hỏi cho rằng đã có chuyển biến trong nhận thức về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Cuộc vận động. Trong đó có 19% cho rằng đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc, gắn liền với ý chí tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; 65% số ý kiến cho rằng có chuyển biến nhưng chưa sâu sắc... Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, có 82,5% số người được hỏi cho rằng đã có sự chuyển biến, trong đó có 39,3% cho rằng có chuyển biến tốt và 43,2% cho rằng có chuyển biến. Về chuyển biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có 30,5% số người được hỏi cho rằng có chuyển biến tốt và 51,6% cho rằng có chuyển biến. Về chống quan liêu, tham nhũng, có 66,6% số người được hỏi cho rằng có chuyển biến. Trong đó có 22,8% cho rằng có chuyển biến tốt.

(Trích Báo cáo Hội nghị tổng kết bốn năm thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh')

6 tháng 3 2018

1)Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học .(2)Ngày ngày , mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà , cậu bé lại ghé vào học lỏm . (3)Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học , thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn . (4)Nhờ thông minh , chăm chỉ , cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:
(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.
(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.
(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. 
(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ.

6 tháng 3 2018

(1)Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học .(2)Ngày ngày , mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà , cậu bé lại ghé vào học lỏm . (3)Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học , thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn . (4)Nhờ thông minh , chăm chỉ , cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:
(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.
(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.
(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. 
(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ