K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2018

1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?

- Trả lời: Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là câu nói cùa dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa - thể hiện ý thất vọng, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn - vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.

2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?

- Trả lời: Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan

3. Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?

- Trả lời: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.

4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ?

- Trả lời: Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghĩ là hơn.

Nội dung: Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

- Hiểu được chủ đề cũng như nội dung chính của bài thơ

- Hiểu được nghệ thuật mà tác giả dùng trong bài

- Tìm được chủ thể trữ tình của bài thơ

- Ý nghĩa , cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- “Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ nữ ấy thơ ca và tình yêu có lẽ là lý do để tồn tại. Bởi thế mà đọc bài thơ nào của Xuân Quỳnh ta cũng thấy năng lượng tích cực của tình yêu. Xuân Quỳnh yêu mãnh liệt “dữ dội – ồn ào” (Sóng), thậm chí là chủ động để yêu “Em yêu anh, yêu anh như điên” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác), đôi khi còn thề thốt “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát). Dẫu viết thế là phi lý nhưng cũng khiến người ta phải tin vì nó được viết bởi một trái tim yêu chân thành”. (Thầy Chu Văn Sơn)

- “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984)

- Một nét độc đáo của bài thơ Tôi yêu em nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. “Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ “tắt” (угасла). Nhưng từ “tắt” ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói “ngày đã tắt”, “chiến tranh đã tắt hẳn” hay “hy vọng cuối cùng đã tắt”. Chính nét độc đáo này đã gây nên những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng “thơ là tư duy bằng hình tượng”, rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương “Nghệ thuật như là thủ pháp” - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếng Việt).

7 tháng 5 2023

Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này:

- Cần đọc kĩ các bài thơ từ 2 -3 lần.

- Biết được hoàn cảnh sáng tác và phong cách sáng tác của tác giả.

- Chú ý một số từ ngữ đặc biệt.

- Ý nghĩa, thông điệp tác giả muốn gửi gắm.

- Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong văn bản.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 11 năm 1965, trong chuyến đi công tác ở các tỉnh miền Trung vào tháng 10 – 11 năm 1965, khi Tố Hữu ghé thăm quê hương Nguyễn Du thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm đó dân tộc ta bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ rất ác liệt. Và đây cũng là năm kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du.

- Hoàn cảnh đó giúp người đọc hiểu được lí do thôi thúc tác giả sáng tác, hiểu đúng cảm hứng chủ đạo cũng như thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

Đoạn 1: Trời thu khơi gợi kỉ niệm của tác giả về ngày đầu tiên đi học.

Đoạn 2: Suy nghĩ trên con đường tới trường.

Đoạn 3: Khung cảnh bỡ ngỡ rụt rè của học sinh ở trường.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

1. Chí Phèo và Nam Cao

-  Bài đánh giá về Chí Phèo: https://revelogue.com/van-hoc-viet-nam-chi-pheo/

- Nhận định về Nam Cao: Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người. (Nguyễn Minh Châu).

2. Chữ người tử tù và Nguyễn Tuân

- Bài đánh giá về Chữ người tử tù: https://revelogue.com/truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu/

- Nhận định về Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. (Nguyễn Đăng Mạnh).

 

3. Tấm lòng người mẹ và Victo Hugo

- Bài đánh giá Tấm lòng người mẹ: https://danhgiatot.vn/nhung-nguoi-khon-kho

- Phê bình của Victor Hugo: Ba vấn đề lớn nhất của thế kỷ này: sự tha hóa của người đàn ông trong nghèo khổ, sự khuất phục của người phụ nữ bởi cơn đói, sự teo mòn của trẻ nhỏ vì bóng tối.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.

Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:

+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.

+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).

+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).

+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)

+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).

– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.

+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.

+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.

+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.

12 tháng 11 2017

Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào nhưng cảm xúc chủ đạo vẫn là đau xót, tiếc nuối

- Giọng điệu trong bài thơ: giọng thành kính, trang nghiêm, suy tư trầm lắng

- Cảm xúc thể hiện trình tự vào viếng lăng Bác:

   + Cảm xúc về cảnh trước lăng,

   + Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng

   + Niềm mong ước thiết tha muốn ở mãi bên lăng Bác

19 tháng 10 2023

Các loài động vật trong rừng có những hoạt động khác nhau vào buổi sáng. Một số loài như nai ẩn khuất vào ban ngày. Các loài trâu, voi thường tới sông uống nước. Cá sấu phơi mình dưới ánh nắng. Bầy chim hót vang, đi kiếm mồi,... 

29 tháng 12 2021

bức thư nào?

29 tháng 12 2021

lấy sách lớp 5 ra thì thấy bức thư