K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- “Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ nữ ấy thơ ca và tình yêu có lẽ là lý do để tồn tại. Bởi thế mà đọc bài thơ nào của Xuân Quỳnh ta cũng thấy năng lượng tích cực của tình yêu. Xuân Quỳnh yêu mãnh liệt “dữ dội – ồn ào” (Sóng), thậm chí là chủ động để yêu “Em yêu anh, yêu anh như điên” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác), đôi khi còn thề thốt “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát). Dẫu viết thế là phi lý nhưng cũng khiến người ta phải tin vì nó được viết bởi một trái tim yêu chân thành”. (Thầy Chu Văn Sơn)

- “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984)

- Một nét độc đáo của bài thơ Tôi yêu em nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. “Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ “tắt” (угасла). Nhưng từ “tắt” ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói “ngày đã tắt”, “chiến tranh đã tắt hẳn” hay “hy vọng cuối cùng đã tắt”. Chính nét độc đáo này đã gây nên những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng “thơ là tư duy bằng hình tượng”, rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương “Nghệ thuật như là thủ pháp” - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếng Việt).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- HS ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,… trong lúc đọc.

- HS tham khảo các bài đánh giá ở câu 1.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

1. Chí Phèo và Nam Cao

-  Bài đánh giá về Chí Phèo: https://revelogue.com/van-hoc-viet-nam-chi-pheo/

- Nhận định về Nam Cao: Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người. (Nguyễn Minh Châu).

2. Chữ người tử tù và Nguyễn Tuân

- Bài đánh giá về Chữ người tử tù: https://revelogue.com/truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu/

- Nhận định về Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. (Nguyễn Đăng Mạnh).

 

3. Tấm lòng người mẹ và Victo Hugo

- Bài đánh giá Tấm lòng người mẹ: https://danhgiatot.vn/nhung-nguoi-khon-kho

- Phê bình của Victor Hugo: Ba vấn đề lớn nhất của thế kỷ này: sự tha hóa của người đàn ông trong nghèo khổ, sự khuất phục của người phụ nữ bởi cơn đói, sự teo mòn của trẻ nhỏ vì bóng tối.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Bài phân tích, đánh giá Truyện Kiều

     Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Từ trước đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là kiệt tác văn chương của dân tộc. Thật vậy, để làm nên giá trị đó là những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

     Trước tiên, dù sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân) song Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới với những sáng tạo về giá trị nội dung. Truyện Kiều mang giá trị hiện thực phản ánh bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo và xã hội kim tiền chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là lời tố cáo các thế lực đen tối như sai nha, quan xử kiện, … ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng, phẩm giá con người. Tác phẩm còn cho thấy những tác động tiêu cực của đồng tiền: đó là những lời ngon ngọt “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”, là những lần lừa gạt Thúy Kiều vào lầu xanh của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tất cả chung quy lại cũng vì đồng tiền làm tha hóa nhân cách của con người.

     Không chỉ dừng lại ở giá trị hiện thực rộng lớn, tác phẩm còn mang những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Truyện Kiều là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp con người như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tác phẩm còn thể hiện tiếng nói thương cảm, xót xa của Nguyễn Du trước số phận bi kịch của con người: “Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về”, để rồi sau này ông thốt lên: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Thúy Kiều là người con gái tài sắc nhưng số phận lại vô cùng éo le, lấy chữ hiếu làm đầu để rồi sau bao nhiêu trắc trở, nàng lại cô đơn vò võ một mình. Càng xót xa bao nhiêu, nhà thơ lại càng khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, quyền tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Mối tình Kim Kiều vượt lên trên lễ giáo phong kiến cùng thái độ chủ động của người con gái khi yêu: “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” thể hiện khát vọng tình yêu của con người cùng hình ảnh người anh hùng Từ Hải ẩn chứa ước mơ của tác giả về một xã hội công bằng,… Bởi những giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả đó, Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng ca ngợi Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

     Không chỉ có những đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn mang những nét sáng tạo vô cùng độc đáo về nghệ thuật. Tác phẩm là sự kết tinh các thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Về thể loại, tác phẩm được viết dưới hình thức một truyện thơ Nôm với thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc. Về ngôn ngữ, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ quen thuộc. Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật. Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp. Tất cả đã làm nên một “Truyện Kiều” với những sáng tạo mới mẻ về hình thức thể hiện.

     Với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều xứng đáng được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Thời gian cứ thế trôi và những gì là thơ, là văn, là tuyệt tác thì luôn còn mãi. Và “Truyện Kiều” cũng vậy…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Văn bản

Cước chú

Cách giải thích khác

Bài ca ngất ngưởng

2. tài bộ

- tài bộ: Sự giỏi giang

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

2: Man di

10: ưng

12: tà đạo

 

- Man di: Người Trung Hoa thời xưa gọi dân tộc ở phía nam là Man, ở phía đông là Di. Chỉ chung các dân tộc thiểu số bán khai. Hiểu với nghĩa Mọi rợ.

- Ưng: nhận lời, đồng ý

- tà đạo: Đường lối hành động xấu xa, không ngay thẳng

- Tự đánh giá về cách giải thích: ngắn gọn, dễ hiểu hơn.

15 tháng 8 2023

tham khảo

STT

Kiểu văn bản

Các bài đọc hiểu

1

Thơ

Sóng

Lời tiễn dặn

Tôi yêu em

Nỗi niềm tương tư

2

Thơ văn Nguyễn Du

Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

Trao duyên

Đọc Tiểu Thanh kí

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

3

Truyện

Chí Phèo

Chữ người tử tù

Tấm lòng người mẹ

4

Văn bản thông tin

Phải coi luật pháp như khi trời để thở

Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái

Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Tên tiểu loại / kiểu văn bản

Tên văn bản

(ghi theo số thứ tự ở câu 1)

Truyện

Chữ người tử tù, Tấm lòng người mẹ, Chí Phèo, Kép Tư Bền

Truyện thơ

Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu), Nỗi niềm tương tư

Thơ

Trao duyên, Hôm qua tát nước đầu đình, Sóng, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề nguyền, Tôi yêu em, Đọc Tiểu Thanh kí

Văn bản thông tin

Phải coi luật pháp như khí trời để thở, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ, Tạ Quang Bửu – Người thấy thông thái, Sông nước trong tiếng miền Nam

31 tháng 8 2023

a) 

- Tên phần tiếng Việt: 

+ Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. 

+ Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt. 

+ Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo.

+ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

+ Lỗi về thành phần câu và cách sửa. 

b) 

+ Các kiến thức phần tiếng Việt liên quan chặt chẽ đến phần đọc hiểu, giúp đọc hiểu nội dung các văn bản sâu sắc hơn. 

c) 

- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. 

- Biện pháp tu từ: So sánh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

- Tác dụng: Nhấn mạnh thiên nhiên, khu vườn thôn Vĩ xanh tốt, tươi tốt, mang một màu xanh tươi đẹp. Đồng thời làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.