K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2018

Giải thích dựa trên khái niệm từ

15 tháng 3 2018

Dẫn chứng:Hoài bão lớn nhất của con người là tiễn mãi không ngững, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình.

<=>thấy đúng thì tik cho mik nhé

 Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục...
Đọc tiếp

 

Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.

“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”.

 
Bài văn 9 điểm của Đào Hoàng Anh.

Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta.

Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ.

Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó?

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn".

Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.

Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình.

Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn.

Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó.

Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được.

Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân.

Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ.

Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình.

Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn).

Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình.

“Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác.

Bài văn trên có mấy chữ ? Ai nhanh thì mik k cho.

6
11 tháng 5 2018

có 4 chữ, bởi vì từ TRÊN có 4 chữ.

11 tháng 5 2018

1500 chu

k nha ~

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Bước 1: Chuẩn bị

a. Chuẩn bị nội dung trao đổi

Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:

- Chúng ta nên hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào?

- Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không?

- Trông xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên còn đúng hay không?

b. Chuẩn bị cách trao đổi

- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác

- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự

- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ

Bước 2: Trao đổi

a. Trình bày ý kiến

- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như: Theo quan điểm của tôi…, Theo tôi…, Tôi nghĩ rằng,...

- Nêu lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

- Sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp

b. Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình

- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác

- Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ bằng các mẫu câu: Có phải ý bạn là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?

- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe

- Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ

- Khích lệ phần trao đổi

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023
Bài viết tham khảo:

Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.

Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc.Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ.

16 tháng 9 2023

Là kiến thức, sự hiểu biết vì nếu không có kiến thức đúng và đủ thì mọi khâu khác của việc trình bày, thảo luận không có sức thuyết phục.

19 tháng 9 2023

Cuộc cách mạng đó là phong trào Văn hóa Phục hưng.

- Ý nghĩa Phong trào văn hóa Phục hưng.

+ Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội.

=> Phong trào Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.

+ Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu trong những thế kỉ sau đó; làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.

- Phong trào văn hóa Phục hưng: đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến.