các bạn có thể cho mk một bài văn mẫu tả chiếc bút mực đc ko. Cảm ơn các bạn nhiều
Mà đừng chép mạng, đừng chép văn mẫu nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nắng chiều đã nhạt, những tia nắng vàng ong rải nhẹ trên sân trường. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ tan học, học sinh các lớp lần lượt ra về.
Trên các hành lang, học sinh đi từng hàng một ra sân, rồi tiến ra phía trước. Cổng trường đã rộng mở, một số phụ huynh đã đến trước cổng để đón con, ai cũng đăm đăm nhìn vào đám học sinh đã lũ lượt đi ra. Trong phút chốc, cổng trường chật ních. Bạn dắt xe, bạn hôi hả đi bộ, vai mang cặp, mắt nhìn về phía trước. Có bạn tươi tỉnh và phấn chấn vì được điểm cao. Có bạn thì buồn rượi vì bị điểm kém. Có người khoe với bố: "Hôm nay con được điểm mười". Có bạn khoe với mẹ: "Hôm nay con được cô giáo khen"... Tiếng cười, nói vang vọng. Tiếng còi xe píp! píp! Tiếng xe nổ trước cổng trường. Tất cả như một bán hòa âm sôi động. Làn gió mát rượi thổi đến, những chiếc lá bàng lắc lư như vẫy chào chúng em, những lá phượng xòe ra đưa đẩy trong làn gió nhẹ đả làm cho quang cảnh trường em thêm đẹp. Trời chiều một màu xanh trong, thoáng đãng. Anh nắng dịu nhẹ ngả dài trên mái ngói, đọng trên hàng hiên. Nắng mỗi lúc nhạt dần rồi hòa vào dòng người đang tấp nập đi về.
Mười phút trôi qua, học sinh và thầy cô giáo đã lần lượt ra về. Bầu không khí tĩnh lặng lại đến với trường, với lớp. Lúc này, sân trường chỉ còn mỗi bác bảo vệ cần mẫn, thân quen.
Buổi tan học diễn ra thật náo nhiệt và nhanh chóng. Chúng em ra về với mái ấm gia đình trong niềm hân hoan, phấn chấn. Hình ảnh ngôi trường với bao ước vọng luôn in mãi trong em.
Bỗng một hồi trông vang lên. Lớp học nhôn nháo hẳn lên Các bạn vội vàng xếp sách vở và đồ dùng học tập cho vào cặp của mình. Sau khi đứng chào cô giáo, từng tốp ùa ra cửa lớp.
Giờ tan học, cả trường như đàn ong vỡ tổ, nhiều bạn vừa chạy vừa hét to lên. Một vài bạn nhảy tưng tưng thích thú lắm. Mấy bạn hiếu động cứ chạy vờn đuổi nhau quanh sân. Các bạn gái đi thành từng cặp hoặc thành từng nhóm, cặp để trước ngực khoan thai bước, vừa đi vừa chuyện trò rôm rả lắm. Tiếng thầy phó hiệu trưởng dõng dạc trên loa phát thanh: “Các em học sinh chú ý ! Giờ tan học của chúng ta cũng là giờ tan tầm của nhà máy, cơ quan. Các em ra cổng nhớ không được đi thành hàng năm hàng ba; đi bộ phải đi trên vỉa hè để đảm bảo luật lệ giao thông". Trên hành lang phòng họp, các thầy cô tươi cười nhìn chúng em ùa ra cổng trường. Thầy Tuấn dạy thể dục rất vui tính, giơ nắm tay dứ dứ về phía chúng em và nói:
- Cẩn thận đấy ! Đúng là nhất quỷ nhì ma...
Ngoài cổng trường còn ồn ào hơn. Con đường trước cổng như tắc nghẽn lại. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe bóp inh ỏi xin đường, tiếng động cơ xe máy... tạo thành một thứ âm thanh hỗn độn. Mãi hai mươi phút sau, hoạt động bình thường của đường phố mới trở lại như cũ.
Học cả buổi, trời lại oi nồng, được ra về là điều làm chúng em thích thú. Em cũng hòa vui chung trong dòng chảy của bạn bè. Tuy thế, em cũng nhận thấy chúng em còn có khuyết điểm gây ồn ào và làm ảnh hưởng trật tự giao thông. Riêng em, em hứa sẽ sửa chữa để thầy cô và cha mẹ vui lòng.
I. Mở bài
Giới thiệu cây mai vàng đang nở hoa.
II. Thân bài
a. Tả bao quát
Dáng vẻ của cây mai (lớn hay bé, cao bao nhiêu?)
- Được trồng trong chậu hay ởvườn?
b. Tả chi tiết từng bộ phận
- Gốc mai, thân mai?
- Cành mai xòe ra xung quanh như hĩnh chữ V. Thân và cành đều nhỏ dần về-phía ngọn, mây hôm trước chưa ra nụ, trông trơ trụi và khẳng khiu.
- Nụ hoa bằng hạt đậu trắng, vỏ vẫn còn xanh nhưng đã hé ra mấy vệt vàng.
- Những bông hoa đã nở thì thật rực rỡ: mỗi bông là một ngôi sao năm cánh màu vàng thắm...
- Nhị hoa là một cái hạt xanh xanh nằm giữa cái tua vàng.
- Bên cạnh những chùm hoa, chùm nụ, có những chồi xanh nho nhỏ.
III. Kết luận
Hoa mai là hoa ngày Tết; vẻ đẹp của nó quyến rũ tất cả mọi người.
bn tự lm theo dàn bài này nhé , tiếc là mk ko có time
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.
Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.
chúc bn thành công
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
sáng nào cũng vậy . em đều đến trường .
trước những hàng cây em như mn lạc vào cung điện.
vào lớp , chúng em nhanh nhanh xếp hàng . giờ ra chơi cả trường ùa ra như ong vỡ tổ. có nhóm bạn trai đá bóng , bạn gái thì nhảy dây . lúc vào lớp học sinh lại trả sân trường 1 vẻ tĩnh mịch , buồn bã .
giờ về , hs nhanh ra láng xe để lấy xe . lúc này sân trường lại có 1 vẻ lẻ loi , hiu quạnh.sau buổi học cổng trường khép lại với 1 hàng cây xanh xanh buồn hĩu.
1. Mở bài:
- Công viên Đồng Nai vào buổi sáng rất đẹp.
- Em thường đến công viên vào những buổi sáng đẹp trời.
2. Thân bài:
a) Trời chưa sáng hẳn:
- Màn sương mờ ảo bao trùm lên công viên.
- Cây cối thức giấc, xanh tươi bởi được uống sương đêm.
- Từng tốp người tập thể dục.
b) Nắng vừa lên:
- Ánh sáng chan hoà.
- Không gian thoáng đãng, bầu trời cao vợi.
- Những thảm cỏ xanh còn đọng những giọt sương long lanh.
- Những khóm hoa đua nhau khoe sắc thắm.
- Những cây tùng, cây bách vươn thẳng lên trời cao như những cây nến khổng lồ.
- Những cây râm bụt trổ hoa như những ngọn lửa bập bùng trong vòm lá.
- Những cây cúc bướm vàng xinh.
- Cây hoa sữa toả hương thơm ngây ngất.
- Làn gió mát rượi thổi đến.
- Hoa lá khẽ nghiêng mình lay động.
- Những chú bướm rập rờn trên những bông hoa nở rộ.
- Ong vò vẽ, ong nâu, ong mật tranh nhau đi tìm mật.
c) Mặt trời lên cao:
- Dòng người lần lượt ra về.
- Hoa lá tươi xanh trong nắng.
- Hương thơm từ các loài hoa phảng phất, bay xa trong gió.
- Những chú chim ríu rít trên cành như vui mừng trước cảnh đẹp của một ngày mới.
3. Kết bài:
- Công viên quê em đẹp tuyệt vời.
- Nơi đây đã gắn bó với em, thân thiết như bầu bạn.
- Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để công viên luôn xanh, sạch, đẹp
1.Mở bài: Một sáng chủ nhật, mẹ dắt em ra công viên tập thể dục.
2.Thân bài:
*Mở đoạn: Lúc này, công viên thật đẹp và yên tĩnh.
*Tả từng phần của cảnh:
- Ông mặt trời vẫn còn ngái ngủ trong chiếc chăn mây ấm áp.
- Con đường bước vào được trải băng một thảm cỏ nhân tạo xanh mướt và khổng lồ.
- Hai bên đường, những hàng cây cổ thụ vươn mình thức dậy đón ánh bình minh.
- Đâu đó, từ khắp các gốc cây, từng đàn chim sải cánh bay ra khỏi tổ để kiếm ăn.
- Nhưng ấn tượng với em nhất là hồ nước nhân tạo. Hồ được xây ở giữa công viên. Mặt hồ tĩnh lặng đến lạ kì. Loáng thoáng vài sợi gió lướt qua khiến mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
- Người ở công viên ngày càng nhiều. Bên phải, các cụ già đang tập dưỡng sinh theo điệu nhạc du dương, tuy lớn tuổi nhưng động tác của các cụ rất khỏe mạnh. Các anh thanh niên chạy bộ quanh hồ, tiếng chạy thình thịch hòa với tiếng bước chân lộp bộp không đều nhau nhưng nghe rất êm tai. Phía xa xa, các em nhỏ đạp chiếc xe đạp tí hon, trông thật đáng yêu.
- Và rồi ông mặt trời đã thức dậy, chiếu tỏa những tia nắng ấm áp sưởi ấm mọi người.
3. Kết bài: Em rất thích đi tập thể dục với mẹ ở công viên vào buổi sáng.
Bây giờ tôi và Linh đã là những học sinh giỏi toàn diện, là những đội viên gương mẫu của trường, đặc biệt chúng tôi luôn là những chủ công xuất sắc trong những cuộc thi học sinh giỏi của huyện và tỉnh. Thời gian trôi qua nhanh thật! Nghĩ lại, tôi mới thấy tình bạn thật là kỳ diệu.
Trong lớp 4A hồi ấy, tôi được bạn bè khẳng định là một thằng thông minh nhưng lỳ lợm. Tôi và Linh không ghét nhau nhưng những lời gán ghép trêu chọc của bạn bè khiến chúng tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Ở trong lớp, ngoài Hùng thì Linh là đứa học ngang ngửa với tôi. Tất cả sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có một ngày.
Hôm ấy, giữa buổi học thằng Hùng ốm xin phép cô về trước. Nó nhờ tôi mang chiếc cặp về sau. Buổi học tan, trời bông dưng đổ mưa tầm tã. Tôi nán lại chút ít hỏi cô về một bài toán khó. Hỏi xong, bước ra khỏi lớp tôi chỉ thấy lác đác còn một vài bạn ở sân trường. Mưa vẫn như trút nước làm những lá bằng lăng ướt sũng, trĩu xuống quệt ngang đầu. Đám cỏ trong bồn hoa "mênh mông trong bể nước". Tôi mặc áo mưa cẩn thận, che kín hai chiếc cặp rồi vội vã bước đến nhà xe. Nhưng lạ thật! Tôi chưa phải là người về cuối cùng trong lớp, vẫn còn một chiếc xe của ai đó. Hình như nó giống xe của Ngọc Linh. Nhìn quanh, tôi thấy Linh vẫn đứng ngay ở cột salon trước cửa lớp, chỗ tôi vừa đi qua nhưng không để ý. Tôi đoán Linh không có áo mưa.
Kệ! Mình cứ về không mai lại nghe tụi nó ca "bài ca bất tử”, tôi nghĩ. Và tôi quyết định phóng xe. Nhưng vừa ra tới cổng, tôi nhớ ra mình còn dư một chiếc áo mưa trong cặp của Hùng. Giá như không có mình về cùng chẳng sao, nhưng,…
– Áo mưa này Linh, cậu về đi không tối, tôi đứng trước mặt Linh.
Hôm đó, đi đến giữa đường, tôi gặp bố Linh đi đón bạn. Bố Linh đã mời tôi về nhà và cảm ơn tôi.
Sáng hôm sau, không hiểu sao bọn lớp tôi lại biết và đúng như tôi dự đoán, bọn nó lại ca những bài ca cũ. Nhưng khác hẳn với mọi hôm, hôm nay, Linh bước đến bàn tôi nói:
– Cảm ơn cậu, từ nay bọn mình sẽ là bạn của nhau nhé!
Từ đó, thỉnh thoảng tôi và Linh lại trao đổi với nhau về những bài toán hay bài văn khó. Lũ bạn thấy tụi tôi chơi thân, cũng không còn trêu chọc nữa. Thế là tôi và Linh trở thành bạn tốt.
Năm vừa qua, tôi và Linh rất mừng khi được huyện chọn đi thi học sinh giỏi tỉnh và cả hai đều đoạt giải. Lên cấp hai, chúng tôi hứa với cô giáo cũ sẽ lại cùng giúp nhau để học tập tốt hơn.
Thế đấy các bạn ạ! Từ một việc làm rất nhỏ thôi, tôi đã có được một tình bạn lớn. Bây giờ thì tôi đã hiểu sâu sắc câu ngạn ngữ: Tình bạn là thứ quý giá nhất trên đời.
Cho mk trl lại
Mưa phùn ngày đông
Miền Bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa lại mang một đặc điểm riêng khác biệt. Những cơn mưa theo mùa cũng vì đó mà chẳng giống nhau. Nhưng nhắc đến mưa, chắc hẳn ai cũng yêu những cơn mưa xuân hơn cả.
Những hạt mưa mùa xuân mỏng tang, nhỏ xíu may mắn rơi xuống không gian. Mưa rơi lất phất, nghiêng nghiêng như muốn làm chênh vênh cả không gian ướt nhòe. Mưa xuân khác mưa hè ở điểm đó, mưa mùa hạ là mưa rào, hạt mưa lăn, ào ào thô bạo rọi thẳng xuống mặt đất.
Mưa xuân cũng khác hẳn mưa phùn gió bấc mùa đông, nó mang theo hơi ẩm cùng tiết trời ấm áp quyện trong gió chứ không phải những mũi kim châm tê tái da người. Những đợt mưa xuân rơi vội vàng nhưng không làm ướt áo của những người đang lang thang trên phố. Cũng bởi thế, mưa xuân không làm con ngõ phải đọng nước như mưa rào mùa hạ mà chỉ ẩm ướt, nhớp nháp bám dính vào gót dép.
Tôi khẽ ngửa mặt lên trời để mặc cho hạt mưa lấm tấm rơi trên mặt, buồn buồn như có hàng chục cậu bé con đang nhảy nhót trên da vậy. Mưa xuân không ào ạt, sôi nổi, nó chỉ lất phất nhưng dai dẳng từ ngày này qua ngày khác, có khi đến hàng tuần liền vẫn không thôi. Nếu mưa phùn mùa đông khiến ta có cảm giác mọi vật xung quanh đang gắng co nhỏ lại để trốn cái lạnh khắc nghiệt thì mưa xuân lại kêu gọi vạn vật lột bỏ cái vỏ thô cứng.
Trên cây, từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn. Ngoài đồng, dẫu vẫn đang ngày Tết nhưng các cô bác nông dân đã ra đồng để "tranh thủ" điều kì diệu mà mưa xuân mang lại. Những ruộng mạ xanh rờn, những hàng lúa đều tăm tắp cứ dần lấp kín thửa ruộng. Nhìn những hạt mưa xinh xắn kết tụ trên nhành lá, lòng người ai cũng mơ màng nghĩ đến ngày mai ruộng đồng sẽ xanh mướt màu xanh của lúa dậy thì con gái.
Chỉ riêng một điều ít ai để ý: trên mái tóc của mẹ, trên mái tóc của cha, hạt mưa xuân lấm tấm như những hạt muối tiêu gọi những sợi bạc lên màu. Mưa mùa xuân mong manh, dịu dàng mà mang trong mình sức mạnh thật kì diệu. Ta yêu mưa xuân có lẽ cũng bởi những điều đó.
Em thích những ngày mùa đông có mưa phùn lắc rắc ở ngoài khung cửa sổ. Mưa và cái lạnh của mùa đông tạo nên một nét đặc trưng riêng biết, rất thấm, rất ngấm vào con người.
Mùa đông đến, gió lùa thốc vào da, cứa vào từng thớ thịt lạnh đến tê người. Cái lạnh ấy khiến cho con người cảm thấy uể oải, chỉ muốn cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp và ngắm nhìn trời đất qua khung cửa sổ.
Những chiếc lá bàng màu vàng hôm qua còn chới với ở trên cành cây cao chót vót nhưng hôm nay vì có mưa, có gió nên lá rụng về cội, nằm im lìm trên mặt đất. Thi thoảng gió lại lùa và thốc mạnh và cửa sổ nghe buốt giá.
Mùa đông, thời tiết mưa phùn rơi lâm thâm, dường như chẳng ai muốn bước ra khỏi nhà. Chỉ muốn quây quần bên người thân, bên cạnh bếp lửa vừa nhen, có thêm ngô khoai để nướng nữa thì thật là tuyệt vời.
Khu vườn những ngày mùa đông có mưa cũng im lìm, chỉ nghe tiếng gió, tiếng xạc xào của lá cọ xát vào nhau mà thôi. Thi thoảng những hạt mưa nặng hạt đọng lại trên lá cây, rồi rơi nhẹ xuống mặt đất.
Những chú gà con nhìn mưa, nhìn giá rét căm căm không dám chui ra khỏi tâm thân của mẹ. Vừa nằm im, vừa kêu chiêm chiếp nhìn trời đất bên ngoài. Bộ lông của gà mẹ ướt sũng nước vì che chở cho đàn con.
Cảnh vật và con người những ngày mùa đông ì ạch, cứ như một chiếc kén chưa kịp mở tung ra, nằm im lìm. Bởi có lẽ mùa đông khiến cho mọi thứ trở nên như vậy, chờ khi nào ánh nắng của mùa xuân về thì mọi thứ sẽ bừng tỉnh.
Những khóm hoa cúc nở muộn cho ngày mùa đông đang ướt sũng nước mưa nhưng nó vẫn kiên cường đứng vững, chờ khi cạn mưa, nắng sẽ lên và nó lại khoe sắc trở lại. Mọi thứ cứ chầm chậm trôi, chiếc đồng hồ cũng vậy.
Dù nhiều người không thích mưa vào mùa đông nhưng em lại thích cảm giác này, cuộn tròn trong chăn, nhìn ra phía ngoài cửa sổ, thấy dáng mẹ khom lưng bên bếp lửa. Hình như mẹ vừa nhen bếp…
Mẹ bảo rằng những ngày mưa vào mùa đông thường khiến cho con người ta buồn và có nhiều nỗi nhớ cứ thế len lỏi vào trong tim. Nhưng ngày này ba đi xa nhà nên căn nhà trống trải, ngoảnh đi ngoảnh lại cũng chỉ có tiếng bước chân của mẹ và hai chị em. Mùa đông cựa mình trong lòng, mùa đông khiến cả nhà nhớ ba nhiều hơn.
Những vần thơ ấy gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm với những số phận bọt bèo bé nhỏ đồng thời thấm thía cái bạo tàn, thối nát của chế độ phong kiến suy tàn.
Trong xã hội cũ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao. Họ phải làm lụng vất vả, lam lũ như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc,...
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trái nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.
Thân phận người nông dân quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc...:
- "Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia".
- “Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”
Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cùng không có người động lòng, thương xót... Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh cua những con vật bé nhỏ, tội nghiệp.
Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:
“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đáy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.
Ca dao Việt Nam là kho tàng văn học vô giá, ngoài nội dung thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình… ca dao Việt Nam còn bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Qua những bài ca dao đó, chúng ta cảm nhận được sự thống khổ mà người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ phải gánh chịu, đồng thời còn cảm nhận được sự tố cáo của người dân về chế độ thối nát tàn bạo, coi thường mạng sống của dân.
Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội. Họ chỉ biết lam lũ một nắng hai sương, làm việc quần quật suốt ngày không ngừng ngỉ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao, như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc…
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.
Người nông dân trong xã hội lúc bây giờ đều có chun một số phận, quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc…
– “Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia”.
– “Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.
Mọi loại vật được ví von đều chung một nỗi khổ và đều cần phải được đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót… Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh của những con vật bé nhỏ, tội nghiệp. Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Trên đây với chỉ là số ít trong số những bài ca dao viết về người nông dân, người nông dân đã phải chịu muôn vàn nỗi khổ. Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:
“Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể dầy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha ta từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.
Ca dao tục ngữ Việt Nam thật phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt trong đời sống của con người. Ca dao đã góp phần phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân và lên án cái xã hội thối nát đó đã đẩy con người xuống tận cùng của xã hội, một xã hội phải được loại bỏ.
Bạn tham khảo bài viết này nhé! Nó sẽ giúp cho bạn rất nhiều.
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
- Tả từng bộ phận:
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
DÀN Ý :
I. Mở bài
- Cái cặp là người bạn thân thiết của em
- Nó là vật không thể thiếu mỗi khi em đến trường
- Nó luôn cùng em tiến bước trên con đường học tập
II. Thân bài
a. Tả bao quát
- Cặp hình hộp chữ nhật và có 4 ngăn
- Làm bằng vải da , có quai đeo.
b. Tả chi tiết
- Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.
- Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.
- Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.
- Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.
- Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.
- Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.
- Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.
- Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.
- Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.
III. Kết bài
- Cặp giúp em bảo quản sách vở.
- Cặp đồng hành với em tới trường.
- Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.
- Em xem cặp như người bạn thân.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.
KẾT BÀI MỞ RỘNG: Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn đồng hành của em và luôn giữ gìn nó thật cẩn thận
Ngày sinh nhật đối với em là một dịp thật đặc biệt.Trong ngày này, em được nhận rất nhiều món quà có ý nghĩa.Trong đó em thích nhất là cây bút mực mà chị gái em đã tặng.
Chiếc bút nhìn bên ngoài trông có vẻ nhỏ bé như vậy thôi nhưng nó lại có một sức mạnh vô cùng to lớn.Từ chiếc bút này, rất nhiều con chữ có thể nối đuôi nhau ra đời. Nắp bút đc làm bằng kim loại không quá nặng cũng không quá nhẹ. Phần gài bút đc mạ kền vàng nên lúc nào trông cũng rất óng ánh. Thân bút cũng đc làm bằng kim loại. Nó có màu xanh nước biển và trơn bóng. Trên thân bút còn in dòng chữ " Bút luyện viết chữ đẹp". Càng gần về phía thân bút thì bút càng nhỏ lại.
Muốn viết đc chữ thì em đều phải mở nắp bút ra. Ngòi bút có màu vàng ở một mặt, mặt kia lại có màu đen. Cùng là bút mực nhưng cái ngòi quan trọng lắm. Nhờ ngòi bút này mà em có thể viết những nét chữ đẹp như in. Để bút xuống mực đều và nét chữ thật đẹp thì hằng ngày em phải bơm mực cho nó. Ruột bút làm bằng cao su, bên ngoài có vỏ đc bao bọc bởi inox có rãnh khuyết ở để bơm mực lên dễ dàng. Bên trong của ruột lại có một cái ống nhỏ xíu và rỗng dùng để dẫn mực.
Từ ngày có chiếc bút máy này, em rất hứng thú với việc luyện chữ. Năm nay em còn được gọi vào đội tuyển thi viết chữ đẹp của trường nữa. Điều này khiến em vô cùng tự hào và thêm yêu chiếc bút mực của mình.
Cứ hàng năm, vào dịp sinh nhật của em, gia đình em đều có tặng một món quà để động viên em học tập. Lần sinh nhật thứ chín của em, chị Hoa tặng em một cây bút rất xinh xắn. Nó mang nhãn hiệu Hồng Hà.
Cây bút có chiều dài cỡ mười lăm phân, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi rơi. Mở nắp bút ra, ngòi bút sáng loáng được làm bằng thép mạ i-nốc. Ở đầu ngòi có một chấm nhỏ gọi là hạt gạo, để giúp cho khi em viết khỏi bị gai làm rách giấy. Bên trong thân bút là một ống cao su rỗng có ống mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều. Toàn bộ ruột bút được bao bọc bởi ống kim loại mỏng.
Hàng ngày tới lớp, em chỉ cần bơm đầy mực vào bút, em sẽ không phải mang theo bình mực đi nữa. Cây bút rất thuận lợi cho việc ghi bài giảng, làm bài tập và bài kiểm tra của em.
Em yêu cây bút vì nó là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của gia đình là mong em mỗi ngày chăm ngoan và học giỏi. Em hứa sẽ giữ gìn bút cẩn thận, không để nó bị rơi xuống đất. Mỗi khi học xong, em đều cất bút vào hộp. Giữ gìn bút được bền lâu là mong muốn của chị Hoa và của gia đình em.