Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox vẽ hai tia Oy và Ot sao cho goc xOy=30 độ ;góc xot=70 độ.
a) Tính góc yOt? Tia Oy có là tia phân giác của góc xOt không? Vì sao?
b) Gọi tia Om là tia đối của Ox. Tính góc mOt?
c) Gọi tia Oa là tia phân giác của góc mot. Tính góc aOy?
a) Trên cùng 1 nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, có xOy<xOt(30 độ<70 độ)
nên Oy nằm giữa 2 tia Ox, Ot
nên xOy+yOt=xOt
hay 30 độ+yOt=70 độ
=> yOt=70 độ-30độ
yOt=40 độ. Vậy yOt=40 độ
*) Vì Oy nằm giữa 2 tia Ox, Ot; mà xOy<yOt(30độ<40độ)
nên Oy không phải là tia phân giác của xOt
b) Vì Om là tia đối của tia Ox nên xOm là góc bẹt hay mOt và xOt là 2 góc kề bù
nên mOt+xOt=180 độ
hay mOt+70 độ=180 độ
=> mOt=180 độ-70độ
mOt=110 độ
c) Vì Oa là tia phân giác của mOt nên aOt=mOt/2=110 độ/2=55 độ
*) Vì Oy nằm giữa 2 tia Ox, Ot; Oa nằm giữa 2 tia Om, Ot
nên Ot nằm giữa 2 tia Oa và Oy
nên aOy=aOt+yOt
hay aOy=55 độ+ 40 độ
=> aOy=95 độ. Vậy aOy=95 độ
(lưu ý, các góc thì thêm ký hiệu góc vào, bài này mình lười nên ko ghi ký hiệu góc)
mình không vẽ hình nên nhẩm ko biết đúng k
hình vẽ đây: