K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2024

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, “Sách” đóng vai trò rất quan trọng, là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. “Sách” thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy cho chúng ta biết sống có ích và sống có lý tưởng. Có thể nói “Sách” là người bạn tâm giao chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn sâu kín trong chúng ta. Và từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự phát triển của CNTT phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống. Nhưng cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc, ngày 24/2/2014 thủ tướng chính phủ đã kí quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày sách Việt Nam với hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa đọc. Đây là một sự kiện văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách “Đường Kách mệnh” của chủ tịch Hồ Chí Minh – tác giả đầu tiên được in bởi những người thợ in Việt Nam. Và trong tháng 4 cũng là tháng diễn ra “Ngày sách và bản quyền thế giới” (23/4). Việc tổ chức “Ngày sách Việt Nam” vào thời điểm này vừa có ý nghĩa sâu sắc, vừa cho thấy chúng ta ngày càng hội nhập thế giới. Bên cạnh đó, ngày sách cũng nhằm tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Cũng như nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Như Lê Nin đã nói “Không có sách thì không có trí thức, không có trí thức thì không có chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản”. Bởi sách là kho tàng, tri thức của nhân loại là tài sản vô giá vì vậy, con người đã xây dựng nhiều nơi để lưu gữi bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu như: Thư viện, tủ sách gia đình, các cơ quan, trung tâm học liệu,.. Nhưng phổ biến nhất đó là “Thư viện”.

Thư viện trường………. cũng vậy. Đó là một trong những nơi lưu trữ, bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Thư viện nhà trường có 8814 cuốn sách và 1879 đầu sách. Sách ở đây chủ yếu là của các nhà xuất bản: Giáo dục, ........, Thanh niên,… Bên cạnh đó thư viện còn có máy tính, thiết bị nghe nhìn phục vụ cho việc đọc và khai thác thông tin của bạn đọc.

Vừa rồi tôi đã trình bày với các thầy, cô giáo và các em học sinh về sự ra đời “Ngày sách Việt Nam” và giới thiệu về thư viện trường ……….. Phần tiếp theo tôi xin trình bày với các thầy, cô giáo và các em học sinh về “Văn hóa đọc”.

Văn hóa đọc là một khái niệm có 2 nghĩa: một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: Văn hóa đọc là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của các nhân trong xã hội. Con nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân.

Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hóa. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh đến với những người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc (thông qua các cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách). Nghĩa là người đọc không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, nơi cư trú, giới tính, nghề nghiệp… đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc có giá trị mà bạn đọc mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ. Đó chính là đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách tới tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý và phân phối trên toàn quốc.

Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển các hội nghề nghiệp liên quan tới việc đọc như hội tác gia, hội nhà báo, hội nhà xuất bản, hội Thư viện… Ứng xử đọc là truyền thống văn hóa tôn vinh người viết sách, người đọc và người truyền thụ kiến thức, kể cả giáo dục kỹ năng đọc và hướng dẫn đọc.

Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng của mỗi người. Trước hết, cần tạo ra và phát triển thói quen đọc sách suốt cuộc đời cho mỗi người, xây dựng thói quen đọc phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ và trong suốt cuộc đời. Đó là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong quá trình học tập mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường của mình.

Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân cụ thể. VD: Có người thích đọc thơ, có người thích tiểu thuyết, hay truyện ngắn, có người thích nghiên cứu sách… Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú nhiều màu sắc cho nền văn hóa đọc trong xã hội.

Văn hóa đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả 3 yếu tố trên. Nếu một người có thói quen đọc nhưng thiếu kỹ năng đọc hiệu quả sẽ không cao, thậm chí không có hiệu quả chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc nhưng không tạo ra thói quen đọc cũng chẳng thu lượm kiến thức là bao nhiêu.

Như vậy, ở nghĩa rộng văn hóa đọc nói chung hay nói nền văn hóa đọc của mỗi quốc gia nói riêng phải bao gồm đủ 3 thành phần: Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan Nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi thành viên trong xã hội.

Nếu ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước là lành mạnh có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mỗi người dân dễ dàng tiếp cận sách, báo có chất lượng cao nhưng thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của cộng động xã hội và mọi người dân thì cũng không thể tạo ra một nền văn hóa đọc phát triển. Ngược lại, ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và của cá nhân trong xã hội là lành mạnh nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước không lành thì cũng không thể có một nền văn hóa đọc phát triển. Thậm chí còn có nguy cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội.

Còn nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này gồm 3 thành phần: Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, việc học suốt đời, là yêu cầu cũng là thách thức của xã hội hiện đại.

3 tháng 5 2016

2. Viết đoạn văn cảm thụ về vẻ đẹp của tre

Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.

Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!

Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao!

Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
 

Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng: "nơi đẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

3 tháng 5 2016

Cô cho viết rồi mà 

 

11 tháng 2 2018

Quê mình những ngày cuối đông thật rộn ràng, phiên chợ sáng càng hối hả hơn bao lần khác. Lúc đầu tôi cũng thấy bỡ ngỡ nhưng cũng kịp nhận ra rằng, đúng rồi quê mình đang bước vào vụ đông xuân. Về với làng quê đã từng gắn bó với tuổi thơ, về với ngôi nhà thân thương nơi xóm nhỏ chứa đựng bao kỹ niệm. Nơi ấy có người thân và bà con lối xóm, có bạn bè một thuở nhỏ chăn trâu cắt cỏ, có tuổi thơ cắp sách đến trường.
Xe vừa kịp dừng lại đầu chợ đã thấy không khí rảo rực, ai ai cũng mừng vô kể, hôm nay được đi chợ làng vào dịp cuối năm. Gia đình tôi cùng mọi người hòa mình vào phiên chợ mua ít thực phẩm tươi ngon của làng quê để cùng ông bà và người thân tổ chức bữa cơm thân mật. Lũ trẻ không quên tìm mua mờ ổi chín để thưởng thúc hương vị hoa trái quê nhà.
Được ngắm không gian phiên chợ làng cuối năm tấp nập, bà con họp chợ ra hai bên đường. Mọi người đều thông cảm chia sẻ cho phiên chợ cuối năm, hàng hóa giờ đây đã mang hơi thở của mùa xuân. Phiên chợ ngày mùa nhanh hơn, bà con quê mình tranh thủ thời gian để ra đồng làm đất gieo hạt. Chợ quê mình thật dễ mua, dễ bán. Sản vật quê nhà, cái mộc mạc chân chất của người dân quê không thách giá như chợ Huyện, chợ Tỉnh.
Sáng nay ông bà ra đầu ngõ đón các cháu về thăm quê, họ lại dắt tay nhau vào nhà tíu tít trầm trồ trò chuyện. Lũ trẻ háo hức được ra đồng xem không khí lao động của bà con cô bác trong ngày mùa là niềm ao ước. Cánh đồng làng vút xa tầm mắt, một màu bùn đất phù sa, tiếng máy cày nổ râm ran lăn đều trên đồng. Phía xa xa những thửa ruộng lất phất một màu xanh của cây lúa non đang vươn lên. Đàn cò trắng thong thả dạo quanh bờ ruộng để bắt những con cá, con cua cho bữa tiệc ngày mùa. Trong lòng tôi thầm nghĩ mùa xuân đang về trên quê hương.
Lũ trẻ rất mừng, chúng say sưa ngắm cánh đồng làng quê. Chúng cũng xắn quần lội xuống để bắt những con cua đồng nép mình bên rãnh nước ven bờ ruộng. Hình như cái vốn dĩ gốc nhà nông đã thấm vào da thịt nên chúng không hề có một chút ngỡ ngàng. Một lúc chúng bì bõm lội bùn ven bờ, thế rồi trên tay chúng có đầy một túi nilon những con cua đồng to vàng cháy, lũ trẻ hôm nay vui thật là vui. Đã lâu rồi trưa nay cả nhà có thêm món canh riêu cua nấu với lá nùng tơi vườn nhà.
Tôi đứng ngắm nhìn lũ trẻ chân đất, quần xắn, ống tay áo vo tròn, bùn đất lấm lem, trông chúng thật buồn cười. Mồ hôi chúng nhễ nhại, chúng lại đưa tay lên gạt những dọt mồ hôi lăn trên mặt mà quên đi bàn tay còn dính đầy bùn đất và cứ thế chúng đã biến thành cậu bé, cô bé lọ lem thật đáng yêu.
Thật ngỡ ngàng khi thấy lũ trẻ thay nhau cầm con Đĩa trâu to bằng ngón tay trọ trên bờ ruộng. Con Đĩa co vào duỗi ra như sợi dây dun làm cho chúng thích thú. Tôi thầm thương cho lớp trẻ thị thành cứ miệt mài sách vở theo cuộc sống đua chen hối hả của thị trường mà không chút thảnh thơi để hiểu biết về môi trường. Hôm nay chúng mới biết thêm một con vật cũng hiền lành thân quen của nhà nông.
Thật đáng yêu những đôi chân nhỏ lấm đầy bùn đất lại tung tăng trên con đường làng mới thảm bê tông rộng hơn xưa. Con đường đất này năm xưa đã nâng bước cho bao thế hệ trưởng thành làm rảng rỡ quê nhà. Con đường làng uốn lượn như dải lụa nối đầu hai mươi lối xóm vào làng. Ven đường là dãy nhà thờ hai mươi bốn họ tộc quê mình sừng sững vươn cao hướng về cánh đồng làng. Trước khoảng sân nhà thờ họ là những tán bàng cổ thụ tỏa bóng, đầu cành điểm những búp chồi non tràn ngập nhựa sống đang chờ đón xuân. Xa xa cuối cánh đồng là dãy núi Lệ Đệ với ngọn Chấp Cờ xanh xanh, màu xanh của cánh rừng thông reo vang trong gió ngàn. Lối vào các ngõ xóm hôm nay cũng đổi thay, một màu đất đỏ ba gian được rải đều, tôn cao mở rộng ra nhìn thật uy nghi. Làng quê bừng lên sức sống mới, thấp thoáng vườn nhà ai đó có cây đào hé nụ như những thiếu nữ làm duyên mà trong lòng tôi lâng lâng, dâng trào đón nhận một mùa xuân mới.
Bà con lối xóm đi làm đồng về trong sự khoan thai, ai ai cũng nở nụ cười, những lời chào thân thương, mừng cho công việc đồng áng. Ngày mai công việc đồng áng bà con tạm gác, để chăm chút vườn rau, con gà, con lợn, xát mới thúng gạo, thúng nếp để kịp phiên chợ tết. Vườn nhà lại phủ một màu xanh, luốn cải, dàn bầu, dàn bí, dàn mướp khoe sắc trong nắng xuân, làng quê mình bừng lê sức sống mới. Phiên chợ làng tấp nập như ngày hội, không còn hối hả của ngày mùa. Bao sản vật của quê ta lại toả đi muôn nơi từ đây đi về các làng quê, lên chợ Huyện, chợ Tỉnh. Những đặc sản từ các miền quê lại về trên quê hương, đến với mọi nhà tô điểm thêm không khí đón xuân.
Chiều cuối tuần về với cuộc sống thị thành, lũ trẻ cứ bịn rịn trong lòng và thầm mong ngày nghỉ tới đến thật nhanh để về lại quê ta. Hình như mảnh đất quê mình có một sức hút kỳ lạ như muốn chia sẻ cho những con người được sinh ra và những con người đã từng gắn bó với mảnh đất này dù chỉ một chút thời gian.
Về với quê hương cho ta xích lại gần nhau, cho con cháu ta biết thêm tình người, tình làng nghĩa xóm. Một nhành cây, một ngọn cỏ lối nhỏ ven đường làng là một nốt nhạc cất lên từ trong trái tim trong tâm hồn mọi chúng ta với một miền quê thân thương, sâu lắng. Trong tôi trào dâng lời hát Một mùa xuân nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời. Mùa xuân vui trong tiếng hát...”

11 tháng 2 2018

Bao nhiêu ngày chờ đợi giây phút này , cuối cùng cũng đã đến . Và cũng thật bất ngờ khi xuân năm nay trường lại tổ chức " Ngày hội xuân " cho chúng em .
Sáng sớm tinh mơ bao nhiêu tiếng trẻ em cùng đén trường vui chơi . Từng cành Đào, Mai nở rộ đón năm mới , bầy chim Én từ đâu lại bay về đây . Mọi trẻ em tung tăng trong bộ đồ Tết . Gặp bạn bè vào ngày đầu tiên của năm mới , nghe lại giọng của thầy cô . Nghe những bức thư mà chủ tịch nước gửi tặng , vài câu :"Chúc mừng năm mới" của bao nhiêu người lại vang lên . Em được gặp lại người bạn thân nhất của em là Linh, sau khi chuyển trường 2 năm .Cả hai đứa cùng ngồi trò chuyện với nhau và nhớ lại ngày cuối cùng gặp nhau ở trạm xe buýt .
Lúc này tôi chỉ muốn bạn bạn trở lại với ngôi trường bao kỷ niêm của cúng tôi và cảm ơn nhà trường đã tô chức cho chứng tôi " Ngày hội xuân".

26 tháng 1 2016

dân ta phải biết sử ta

cái gì ko biết lên tra google

27 tháng 1 2016

Câu 1: Đầu tiên là quan sát rồi nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,.. để làm cho bài văn thêm hay và sinh động.

Câu 2: Nếu là tớ thì tớ sẽ tả phong cảnh.

Câu 3: tớ nghĩ bạn phải tự làm để có cảm xúc thật hay hơn.

27 tháng 1 2019

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

14 tháng 1 2022

Hội thi trong trường phổ thông mang tên là Hội khỏe Phù Đổng vì đó là hội thi để biểu dương việc rèn luyện sức khỏe, lấy ý nghĩa qua truyền thuyết Thánh Gióng, tráng sĩ làng Phù Đổng, biểu tượng về ý chí và tinh thần yêu nước; đồng thời giáo dục, nhắc nhở thế hệ trẻ về lòng yêu nước.

Học tốt <3

14 tháng 1 2022

Từ xa xưa đến nay, người dân Việt Nam ta có truyền thống yêu nước, biết ơn các vị anh hùng có công với tổ quốc. Và một trong số các vị anh hùng đó thì Thánh Gióng vừa có công với đất nước, vừa thể hiện cho sức khỏe, sức trẻ.Từ đó, người ta đã tổ chứa nên "Hội khỏe Phù Đổng" cho lứa tuổi thanh thiếu niên để vừa thể hiện lòng biết ơn, "uống nước nhớ nguồn" vừa khích lệ tinh thần luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe của thanh thiếu niên để mai sau có thể giúp cho nước nhà.

6 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Một cái Tết nữa sắp đến. Trong những ngày này, việc chuẩn bị chào đón năm mới diễn ra náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Học sinh trường tôi cũng tổ chức hội chợ xuân truyền thống trong sân trường.

Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.

Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường.

Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan. Ai cũng có vẻ mệt nhưng đều rất vui vẻ.

Hội chợ lần này đã để lại cho tôi ấn tượng rất sầu sắc. Qua hội chợ, tôi biết thêm được nhiều món đồ mà ngày xưa tổ tiên ta đã làm ra và sử dụng. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.

6 tháng 2 2022

https://download.vn/thuyet-minh-thuat-lai-mot-su-kien-le-hoi-45397 ở đay có rot nhiều bài cho bạn tk :>