Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những gây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ .Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây...Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhâu nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.
Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.
Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.
Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.
Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.
Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.
Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.
Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.
Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng dân tộc, là cảm giác háo hức thời thơ bé ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình sum họp ấm áp trong những ngày đầu năm mới.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
ADVERTISING
Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho".
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…
Chính vì vậy bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu, để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng xanh còn gợi cho ta nhớ đến niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của con người: nhân nhụy vàng, thịt mỡ chín… là màu mỡ của lúa chín đồng quê, của đời sống chăn nuôi an vui xóm làng.
Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo, gạo ngâm đãi thật kỹ, đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia vị, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, "chín rền" thì lúc gói phải “đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu. Khi vớt ra, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của nếp, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, tất cả hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với nước mắm thật ngon, thêm củ hành muối, củ cải dầm hay dưa góp sẽ càng đậm đà, khó quên.
Bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày,trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.
Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.
Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân,bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.
Hơn nữa, bánh chưng Tết còn có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng. Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp,đỗ xanh và thịt heo bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể để chống chọi với cái lạnh mùa Đông ngày Tết. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.
Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình.
Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới
Quê mình những ngày cuối đông thật rộn ràng, phiên chợ sáng càng hối hả hơn bao lần khác. Lúc đầu tôi cũng thấy bỡ ngỡ nhưng cũng kịp nhận ra rằng, đúng rồi quê mình đang bước vào vụ đông xuân. Về với làng quê đã từng gắn bó với tuổi thơ, về với ngôi nhà thân thương nơi xóm nhỏ chứa đựng bao kỹ niệm. Nơi ấy có người thân và bà con lối xóm, có bạn bè một thuở nhỏ chăn trâu cắt cỏ, có tuổi thơ cắp sách đến trường.
Xe vừa kịp dừng lại đầu chợ đã thấy không khí rảo rực, ai ai cũng mừng vô kể, hôm nay được đi chợ làng vào dịp cuối năm. Gia đình tôi cùng mọi người hòa mình vào phiên chợ mua ít thực phẩm tươi ngon của làng quê để cùng ông bà và người thân tổ chức bữa cơm thân mật. Lũ trẻ không quên tìm mua mờ ổi chín để thưởng thúc hương vị hoa trái quê nhà.
Được ngắm không gian phiên chợ làng cuối năm tấp nập, bà con họp chợ ra hai bên đường. Mọi người đều thông cảm chia sẻ cho phiên chợ cuối năm, hàng hóa giờ đây đã mang hơi thở của mùa xuân. Phiên chợ ngày mùa nhanh hơn, bà con quê mình tranh thủ thời gian để ra đồng làm đất gieo hạt. Chợ quê mình thật dễ mua, dễ bán. Sản vật quê nhà, cái mộc mạc chân chất của người dân quê không thách giá như chợ Huyện, chợ Tỉnh.
Sáng nay ông bà ra đầu ngõ đón các cháu về thăm quê, họ lại dắt tay nhau vào nhà tíu tít trầm trồ trò chuyện. Lũ trẻ háo hức được ra đồng xem không khí lao động của bà con cô bác trong ngày mùa là niềm ao ước. Cánh đồng làng vút xa tầm mắt, một màu bùn đất phù sa, tiếng máy cày nổ râm ran lăn đều trên đồng. Phía xa xa những thửa ruộng lất phất một màu xanh của cây lúa non đang vươn lên. Đàn cò trắng thong thả dạo quanh bờ ruộng để bắt những con cá, con cua cho bữa tiệc ngày mùa. Trong lòng tôi thầm nghĩ mùa xuân đang về trên quê hương.
Lũ trẻ rất mừng, chúng say sưa ngắm cánh đồng làng quê. Chúng cũng xắn quần lội xuống để bắt những con cua đồng nép mình bên rãnh nước ven bờ ruộng. Hình như cái vốn dĩ gốc nhà nông đã thấm vào da thịt nên chúng không hề có một chút ngỡ ngàng. Một lúc chúng bì bõm lội bùn ven bờ, thế rồi trên tay chúng có đầy một túi nilon những con cua đồng to vàng cháy, lũ trẻ hôm nay vui thật là vui. Đã lâu rồi trưa nay cả nhà có thêm món canh riêu cua nấu với lá nùng tơi vườn nhà.
Tôi đứng ngắm nhìn lũ trẻ chân đất, quần xắn, ống tay áo vo tròn, bùn đất lấm lem, trông chúng thật buồn cười. Mồ hôi chúng nhễ nhại, chúng lại đưa tay lên gạt những dọt mồ hôi lăn trên mặt mà quên đi bàn tay còn dính đầy bùn đất và cứ thế chúng đã biến thành cậu bé, cô bé lọ lem thật đáng yêu.
Thật ngỡ ngàng khi thấy lũ trẻ thay nhau cầm con Đĩa trâu to bằng ngón tay trọ trên bờ ruộng. Con Đĩa co vào duỗi ra như sợi dây dun làm cho chúng thích thú. Tôi thầm thương cho lớp trẻ thị thành cứ miệt mài sách vở theo cuộc sống đua chen hối hả của thị trường mà không chút thảnh thơi để hiểu biết về môi trường. Hôm nay chúng mới biết thêm một con vật cũng hiền lành thân quen của nhà nông.
Thật đáng yêu những đôi chân nhỏ lấm đầy bùn đất lại tung tăng trên con đường làng mới thảm bê tông rộng hơn xưa. Con đường đất này năm xưa đã nâng bước cho bao thế hệ trưởng thành làm rảng rỡ quê nhà. Con đường làng uốn lượn như dải lụa nối đầu hai mươi lối xóm vào làng. Ven đường là dãy nhà thờ hai mươi bốn họ tộc quê mình sừng sững vươn cao hướng về cánh đồng làng. Trước khoảng sân nhà thờ họ là những tán bàng cổ thụ tỏa bóng, đầu cành điểm những búp chồi non tràn ngập nhựa sống đang chờ đón xuân. Xa xa cuối cánh đồng là dãy núi Lệ Đệ với ngọn Chấp Cờ xanh xanh, màu xanh của cánh rừng thông reo vang trong gió ngàn. Lối vào các ngõ xóm hôm nay cũng đổi thay, một màu đất đỏ ba gian được rải đều, tôn cao mở rộng ra nhìn thật uy nghi. Làng quê bừng lên sức sống mới, thấp thoáng vườn nhà ai đó có cây đào hé nụ như những thiếu nữ làm duyên mà trong lòng tôi lâng lâng, dâng trào đón nhận một mùa xuân mới.
Bà con lối xóm đi làm đồng về trong sự khoan thai, ai ai cũng nở nụ cười, những lời chào thân thương, mừng cho công việc đồng áng. Ngày mai công việc đồng áng bà con tạm gác, để chăm chút vườn rau, con gà, con lợn, xát mới thúng gạo, thúng nếp để kịp phiên chợ tết. Vườn nhà lại phủ một màu xanh, luốn cải, dàn bầu, dàn bí, dàn mướp khoe sắc trong nắng xuân, làng quê mình bừng lê sức sống mới. Phiên chợ làng tấp nập như ngày hội, không còn hối hả của ngày mùa. Bao sản vật của quê ta lại toả đi muôn nơi từ đây đi về các làng quê, lên chợ Huyện, chợ Tỉnh. Những đặc sản từ các miền quê lại về trên quê hương, đến với mọi nhà tô điểm thêm không khí đón xuân.
Chiều cuối tuần về với cuộc sống thị thành, lũ trẻ cứ bịn rịn trong lòng và thầm mong ngày nghỉ tới đến thật nhanh để về lại quê ta. Hình như mảnh đất quê mình có một sức hút kỳ lạ như muốn chia sẻ cho những con người được sinh ra và những con người đã từng gắn bó với mảnh đất này dù chỉ một chút thời gian.
Về với quê hương cho ta xích lại gần nhau, cho con cháu ta biết thêm tình người, tình làng nghĩa xóm. Một nhành cây, một ngọn cỏ lối nhỏ ven đường làng là một nốt nhạc cất lên từ trong trái tim trong tâm hồn mọi chúng ta với một miền quê thân thương, sâu lắng. Trong tôi trào dâng lời hát Một mùa xuân nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời. Mùa xuân vui trong tiếng hát...”
Bao nhiêu ngày chờ đợi giây phút này , cuối cùng cũng đã đến . Và cũng thật bất ngờ khi xuân năm nay trường lại tổ chức " Ngày hội xuân " cho chúng em .
Sáng sớm tinh mơ bao nhiêu tiếng trẻ em cùng đén trường vui chơi . Từng cành Đào, Mai nở rộ đón năm mới , bầy chim Én từ đâu lại bay về đây . Mọi trẻ em tung tăng trong bộ đồ Tết . Gặp bạn bè vào ngày đầu tiên của năm mới , nghe lại giọng của thầy cô . Nghe những bức thư mà chủ tịch nước gửi tặng , vài câu :"Chúc mừng năm mới" của bao nhiêu người lại vang lên . Em được gặp lại người bạn thân nhất của em là Linh, sau khi chuyển trường 2 năm .Cả hai đứa cùng ngồi trò chuyện với nhau và nhớ lại ngày cuối cùng gặp nhau ở trạm xe buýt .
Lúc này tôi chỉ muốn bạn bạn trở lại với ngôi trường bao kỷ niêm của cúng tôi và cảm ơn nhà trường đã tô chức cho chứng tôi " Ngày hội xuân".