Câu 1. Chức năng của phần mềm trình chiếu là
A. Soạn thảo và lưu trữ văn bản trên máy tính.
B. Nhập dữ liệu và thực hiện tính toán đối với dữ liệu kiểu số.
C. Tạo bài trình chiếu lưu trên máy tính dưới dạng tệp tin.
D. Tạo bảng trình chiếu và trình chiếu nó.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng.
A. Trang đầu tiên của bài trình chiếu là trang tiêu đề: cho biết chủ đề của bài trình chiếu
B. Trang nội dung thường có tiêu đề và nội dung.
C. Các phần mềm trình chiếu không có sẵn mẫu bố trí nội dung trên trang trình chiếu .
D. Tiêu đề trang giúp làm nổi bật nội dung cần trình bày trên trang trình chiếu.
Câu 3. Cho 2 hình ảnh sau: Hãy cho biết văn bản trong hình ảnh được tổ chức theo cấu trúc phân cấp là:
Hình 1 Hình 2
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Cả hình 1 và hình 2 D. Không có hình nào
Câu 4. Trong phần mềm trình chiếu có những định dạng nào:
A. Phông chữ, kiểu chữ, màu chữ.
B. Phông chữ, kiểu chữ, màu chữ, màu nền.
C. Phông chữ, kiểu chữ, màu chữ, màu nền, căn lề,...đề có kiểu định dạng giống như phần mềm soạn thảo văn bản .
D. Phông chữ, màu nền, căn lề.
Câu 5. Phát biểu nào đúng khi thực hiện định dạng trong phần mềm trình chiếu.
A. Trong trình chiếu không nên định dạng màu chữ và màu nền đối với nội dung cần trình chiếu vì làm cho nội dung lòe loẹt người xem mất tập trung.
B. Màu nền và định dạng cần thống nhất. Không nền dùng nhiều màu nền và màu chữ trên một trang.
C. Màu nền và màu chữ chỉ được sử dụng 2 màu là đen và trắng.
D. Sử dụng nhiều kiểu phông chữ trên một trang trình chiếu để nội dung được trình chiếu thêm phong phú.
Câu 6. Để sao chép nội dung văn bản từ phần mềm Word sang phần mềm trình chiếu có thể thực hiện tổ hợp phím nào?
A. Ctr + X và Ctrl + V B. Ctr + C và Ctrl + V.
C. Ctr + Z và Ctrl + Y D. Ctr + C và Ctrl + Y
Câu 7. Hiệu ứng đối tượng là hiệu ứng cho
A. các đối tượng trên các trang chiếu. B. các hình ảnh trên các trang chiếu.
C. các văn bản trên các trang chiếu. D. các trang chiếu.
Câu 8. Hiệu ứng động trên trang trình chiếu gồm:
A. Hiệu ứng trang chiếu.
B. trang chiếu và hiệu ứng đối tượng.
C. Hiệu ứng chuyển trang chiếu và hiệu ứng cho đối tượng.
D. Hiệu ứng cho đối tượng.
Câu 9. Để lưu kết quả bài trình chiếu thực hiện, nháy vào biểu tượng nào dưới đây
A. . B. . C. . D. .
Câu 10. Phần mở rộng của tệp trình chiếu là
A. .docx. B. .pptx. C. .ppt. D. .doc.
Câu 11. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
A. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một nửa đầu danh sách đã cho.
B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần hoặc giảm dần.
C. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một nửa cuối danh sách đã cho.
D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
Câu 12. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào?
A. Chia đôi dữ liệu thành 2 nửa, tìm kiếm ở nửa đầu và nửa sau của danh sách.
B. Bắt đầu tìm từ vị trí bất kì của danh sách.
C. Chia nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm.
D. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét lần lượt các mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.
Câu 13. Thuật toán tìm kiếm nhị phân bắt đầu tìm kiếm từ vị trí nào của danh sách đã được sắp xếp?
A. Vị trí đầu B.Vị trí giữa. C. Vị trí cuối. D. Bất kì vị trí nào.
Câu 14. Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, tại mỗi bước, so sánh giá trị cần tìm với giá trị của vị trí giữa danh sách, nếu nhỏ hơn thì tìm trong nửa nào của danh sách?
A. nửa đầu. B. bất kì. C. ở cuối. D. nửa sau.
Câu 15. Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách
A. So sánh các số với nhau trong danh sách và nhặt ra số nhỏ nhất.
B. So sánh các số với nhau trong danh sách và nhặt ra số nhỏ nhất.
C. hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo danh sách sắp xếp theo đúng thứ
tự.
Câu 16. Thuật toán sắp xếp chọn là:
A. So sánh các số bất kì với nhau trong danh sách sau đó đỏoi chỗ cho nhau để có thứ tự tăng dần hoặc giảm dần
B. Chọn phần tử giữa. Chia dãy số ra làm đôi, sắp xếp nửa đầu và nửa sau của dãy theo thứ tăng dần hoặc giảm dần so với phần tử ở giữa
C. Xét từng vị trí từ đầu đến cuối dãy, so sánh trực tiếp phần tử ở vị trí được xét với phần tử phía sau nó và hoán đổi nếu chúng chưa đúng thứ tự.
D. So sánh trực tiếp phần tử ở vị trí được xét với phần tử phía sau nó và hoán đổi nếu chúng chưa đúng thứ tự.
Câu 17. Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân khi giá trị cần tìm kiếm nhỏ hơn giá trị giữa thì cần tìm kiếm tại :
A. Nửa đầu của dãy
B. Nửa sau của dãy
C. Không tìm kiếm nữa.
D. Tiếp tục tìm kiếm.
Câu 18. Để thực hiện tìm kiếm nhị phân cho dãy số sau. Vị trí giữa của dãy là:
Vị trí | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Giá trị | 1 | 5 | 6 | 7 | 10 | 11 |
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 19. Để thực hiện tìm kiếm nhị phân cho dãy số sau. Vị trí giữa của dãy là:
Vị trí | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Giá trị | 1 | 5 | 6 | 7 | 10 | 11 | 15 |
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 20. Đối với dãy số đã sắp xếp nên sử dụng thuật toán tìm kiếm nào tối ưu hơn?
A. Tuần tự. B. Nhị phân. C. Nổi bọt. D. Lựa chọn.
Câu 21: Vị trí giữa của vùng tìm kiếm được xác định:
A. Phần nguyên của (vị trí đầu + vị trí cuối)x2.
B. Phần dư của (vị trí đầu + vị trí cuối)/2.
C. Phần nguyên của (vị trí đầu + vị trí cuối) / 2.
D. Phần nguyên của (vị trí cuối - vị trí đầu)/2.
Câu 22: Cho dãy số sau: Thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 6. Em hãy cho biết thực hiện vòng lặp đầu tiên. Số 6 nằm ở vị trí nào của dãy số.
Vị trí | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Giá trị | 1 | 5 | 6 | 7 | 10 | 11 |
A. nửa trước B. nửa trước C. Không có số 6 D. Nửa sau.
Câu 23. Giả sử cần phải sắp xếp dãy số 3, 4, 1, 5, 2 theo thuật toán sắp xếp chọn, hãy cho biết kết quả của vòng lặp thứ nhất để sắp xếp theo thứ tự tăng dần?
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 3, 1, 4, 5, 2. C. 2, 3, 4, 1, 5. D. 1, 4, 3, 5, 2.
Câu 24. Giả sử cần phải sắp xếp dãy số 3, 5, 1, 4, 6 theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, hãy cho biết kết quả của vòng lặp thứ nhất để sắp xếp theo thứ tự tăng dần?
A. 3, 1, 4, 5, 6 B. 3, 1, 5, 4, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6 D. 1, 6, 3, 4, 5.
Câu 25. Đối sắp xếp dãy số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn bằng thuật toán sắp xếp chọn. Nếu phần tử được xét nhỏ hơn phần tử đầu tiên thì
A. Chọn giá trị lớn nhất. B. Hoán đổi giá trị được xét với phần tử đầu tiên
C. Chọn giá trị nhỏ nhất. D. Bỏ qua và so sánh phần tử tiếp theo.
Câu 26. Để tìm kiếm tên khách hàng một cách dễ dàng trong một danh sách khách hàng ta thực hiện thao tác?
A. Soạn danh sách khách hàng xếp theo thứ tự chữ cái, tiếp theo sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự.
B. Soạn danh sách khách hàng không cần theo thứ tự chữ cái, tiếp theo sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự.
C. Soạn danh sách khách hàng xếp theo thứ tự chữ cái, tiếp theo sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân.
D. Soạn danh sách khách hàng không cần theo thứ tự chữ cái, tiếp theo sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân.
Hệ điều hành (Operating System - OS) là phần mềm quan trọng nhất trên máy tính, quản lý các tài nguyên và cung cấp môi trường để các ứng dụng và người dùng tương tác với phần cứng. Dưới đây là các chức năng chính của hệ điều hành:
Quản lý tiến trình (Process Management): Hệ điều hành quản lý các tiến trình (chương trình đang chạy) để đảm bảo chúng có thể hoạt động hiệu quả và không gây xung đột. Nó thực hiện lập lịch cho các tiến trình, điều phối tài nguyên và quản lý bộ nhớ cho các tiến trình đó, giúp chúng thực thi đồng thời mà không gây quá tải hệ thống.
Quản lý bộ nhớ (Memory Management): Hệ điều hành quản lý bộ nhớ của máy tính, phân bổ và thu hồi tài nguyên bộ nhớ cho các chương trình khi chúng yêu cầu. Nó đảm bảo rằng mỗi ứng dụng có đủ bộ nhớ để chạy và tránh hiện tượng rò rỉ hoặc xung đột bộ nhớ, từ đó tối ưu hóa hiệu suất tổng thể của hệ thống.
Quản lý tệp tin (File Management): Hệ điều hành cung cấp một hệ thống quản lý tệp tin, cho phép người dùng tạo, sửa đổi, sao chép, di chuyển và xóa tệp và thư mục. Nó cũng kiểm soát quyền truy cập vào các tệp tin và thư mục đó để bảo vệ dữ liệu.
Quản lý thiết bị ngoại vi (Device Management): Hệ điều hành kiểm soát và điều phối việc sử dụng các thiết bị phần cứng như bàn phím, chuột, máy in, ổ đĩa cứng, và các thiết bị lưu trữ khác. Nó sử dụng các trình điều khiển (driver) để giao tiếp với phần cứng, cho phép các chương trình có thể truy cập thiết bị ngoại vi một cách dễ dàng và an toàn.
Giao diện người dùng (User Interface): Hệ điều hành cung cấp một giao diện để người dùng có thể tương tác với hệ thống. Giao diện này có thể là giao diện dòng lệnh (CLI) hoặc giao diện đồ họa (GUI). GUI là giao diện trực quan với các biểu tượng, cửa sổ, thanh công cụ,... giúp người dùng thực hiện các thao tác dễ dàng hơn.
Bảo mật và quản lý quyền (Security and Access Control): Hệ điều hành bảo vệ dữ liệu và tài nguyên của hệ thống khỏi các truy cập trái phép. Nó quản lý quyền truy cập cho người dùng và các chương trình, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ phần mềm độc hại hoặc những người dùng không có quyền.
Quản lý mạng (Network Management): Hệ điều hành quản lý các kết nối mạng, cho phép máy tính kết nối với các thiết bị khác hoặc truy cập internet. Nó cũng hỗ trợ chia sẻ tài nguyên như tệp tin và máy in qua mạng.
Xử lý lỗi và điều khiển (Error Handling and Control): Hệ điều hành phát hiện và xử lý các lỗi hệ thống, đồng thời cung cấp các thông báo lỗi để người dùng biết vấn đề. Điều này giúp giảm thiểu sự cố và bảo vệ dữ liệu khỏi bị hư hỏng.
Quản lý các dịch vụ hệ thống và ứng dụng (System and Application Services): Hệ điều hành cung cấp một nền tảng để chạy các ứng dụng của người dùng, đồng thời hỗ trợ và quản lý các dịch vụ hệ thống cần thiết như cập nhật hệ điều hành, sao lưu, và bảo trì hệ thống định kỳ.
Tóm lại, hệ điều hành hoạt động như một cầu nối giữa phần cứng và phần mềm, đảm bảo rằng mọi thứ trên máy tính hoạt động hài hòa và hiệu quả.