Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Em tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương.
Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng
Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài “Nói với con” của Y Phương.
Trong xã hội hiện nay , giáo dục trẻ với mục đích có thể kế thừa và trách nhiệm của trẻ em với đất nước và xã hội này. Trách nhiệm của mỗi người công dân là phải trung tay bảo vệ đất nước là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc gì nên làm và việc gì không nên làm cần phải giáo dục ngay từ khi còn rất bé. Việt Nam là một đất nước đẹp, nhưng một đất nước đẹp chưa đủ mà đẹp ở chỗ người dân cần cù lao động, trẻ em chăm chỉ học hành. Chỉ như vậy , trẻ em sẽ là những người đứng ra và có trách nhiệm với đất nước, quê hương của mình.
Chúc bạn học tốt!
Là một người Việt Nam, Em rất tự hào và cảm giác thật hạnh phúc khi được sinh ra tại một quốc gia có nền chính trị ổn định hàng đầu thế giới. Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “dân có giàu thì nước mới mạnh”. Dân giàu ở đây không đơn thuần chỉ riêng sự phát triển về kinh tế, mà ở đây là sự phát triển hài hòa giữa các yếu tố kinh tế và tinh thần. Mà để đạt được điều đó, đầu tiên phải xuất phát từ nền tảng chính trị ổn định, nhân dân có được sống trong môi trường an toàn về an ninh trật tự, ổn định về chính trị mới nhanh chóng phát triển được. tui càng tự hào hơn khi biết được rằng để có được sự ổn định như ngày hôm nay đều là do công sức đấu tranh không mệt mỏi của thế hệ đi trước để chúng ta được sống trong môi trường ổn định. Lịch sử cũng đã chỉ ra rằng dù là một nước nhỏ, luôn bị nước ngoài nhòm ngó, xâm lược nhưng chưa bao giờ chúng ta chịu khuất phục. Ý chí của con người Việt Nam thật kiên cường, nhân dân đoàn kết, người lãnh đạo quyết đoán, thống nhất đã làm cho Việt Nam trở thành một đất nước kiên cường như vậy.
Em xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội .
1. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm, bộc lộ trực tiếp tình cảm thương nhớ của người cháu đối với bà. Hai từ “nắng mưa” diễn tả cuộc đời bà long đong, lận đận, vất vả, tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà đã nuôi cháu trải qua bao năm tháng đói mòn, những năm chiến tranh gian khổ để cháu lớn khôn, trưởng thành và luôn truyền cho cháu niềm tin, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà mà còn gợi cho người đọc về hình ảnh người bà, người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu đức hi sinh.
2. Những bài thơ viết về tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước:
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).
+ Nói với con (Y Phương).
1. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm, bộc lộ trực tiếp tình cảm thương nhớ của người cháu đối với bà. Hai từ “nắng mưa” diễn tả cuộc đời bà long đong, lận đận, vất vả, tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà đã nuôi cháu trải qua bao năm tháng đói mòn, những năm chiến tranh gian khổ để cháu lớn khôn, trưởng thành và luôn truyền cho cháu niềm tin, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà mà còn gợi cho người đọc về hình ảnh người bà, người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu đức hi sinh.
2. Những bài thơ viết về tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước:
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).
+ Nói với con (Y Phương).
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
đây nha bạn
Viết đoạn văn từ 8 - 10 câu làm rõ ý kiến "Bài thơ "Tĩnh dạ tứ" đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh". Trong đoạn văn có sử dụng cặp quan hệ từ. Gạch chân và chú thích rõ.
giup minh nh
Bài làm.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”
Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.
Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”
Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chóng Mỹ, những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, đặc biệt người bà kính yêu luôn là nguồn mạch cảm xúc thôi thúc nhà thơ sáng tác. Bài thơ “ Bếp lửa” nằm trong nguồn cảm hứng ấy. Bài thơ gợi lại kỉ niệm về tình bà cháu sâu sắc, thấm thía luôn theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đặc biệt là khổ thơ:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.”
Có thể nói hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bà là người nhóm lử, giữ lửa và cũng là người truyền lửa nữa. Hành dộng nhóm vừa diễn tả hành dộng nhóm lửa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự nhóm lửa thắp lử trong lòng người. Khi thì bà nhóm lử ấp iu nông đượm sưởi ấm đêm dông cho cháu, khi thì bà nhóm lửa để luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng. Khi thì nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui để vui chung niềm vui với xóm làng. Vì thế bà chúng là người thắp lên ngọ lửa tuổi thơ ấm nóng kì diệu trong lòng cháu. Ngọn lửa ấp iu, ấm nóng của bà là sức mạnh, là niềm tin, nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài. Vì thế nó thiêng liêng và bất tử trong lòng cháu. Dù thời gian vô thủy vô chung của đời người có qua đi, thì đó vẫn mãi là ánh sáng, là tình yêu của người bà kính yêu, chưa bao giờ và không bao giờ lụi tắt. Bởi, nó được nhóm lên bằng những gì thân thương, chân thật nhất và được khắc ghi bởi những gì thân thương, trân trọng của đứa cháu yêu bà sâu nặng.
Bằng Việt sử dụng điệp từ “nhóm”, tác giả rát tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ nhiều sắc thái biểu cảm “ấp Iu, nông đượm”, “yêu thương, ngọt bùi” để diễn tả thật sống động tình yêu thương của bà dành cho cháu cũng như sự xúc dộng, biết ơn lòng kính yêu sâu sắc của cháu với bà. Càng yêu thương bà, nhà thơ càng cảm nhận được sự kì diệu và thiêng liêng của “bếp lửa tình bà.”
Chỉ với một đoạn thơ ngắn, nhưng nhà thơ đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào về tình bà cháu thiêng liêng. Qua đó, gợi nhắc chúng ta hãy biết khắc cốt ghi tâm tình cảm thiêng liêng, cao quý này. Quả đúng những câu thơ của Bằng Việt là những câu thơ hay giản dị mà xúc động.
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, cho đến những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ. Trong công việc hay cuộc sống gia đình, và cho tới lúc nhắm mắt họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương. Nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp.