Câu 9. (1,0 điểm)

Hãy tóm tắt...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm)

Hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một đoạn văn 5 - 7 dòng.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa trong thời đại ngày nay.

Bài đọc:

“NHẬN” VÀ “CHO” TRONG HỘI NHẬP VĂN HÓA

         Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Ủy ban văn hóa, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khuyến cáo: Bước sang thế kỷ 21, nền khoa học của nhân loại có những bước tiến như vũ bão, làm đảo lộn nhiều giá trị tưởng như đã ổn định. Những thành tựu kì diệu của khoa học, công nghệ,... sẽ kéo theo những thay đổi về văn hóa, tác động sâu sắc đến các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

         Vì vậy, các dân tộc cần chuẩn bị cho quá trình hội nhập một cách thông minh, trên cơ sở bảo tồn vững chắc những tinh hoa truyền thống của nền văn hóa dân tộc mình, góp phần làm phong phú nền văn hóa chung của nhân loại.

         Từ trước tới nay, Đảng ta luôn luôn đề cao vai trò của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng xác định văn hóa là động lực và nền tảng của phát triển bền vững, “Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế” là cốt lõi của “Văn hóa hội nhập” Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, vì văn hóa không đứng ngoài chính trị và kinh tế. Hội nhập văn hóa đồng thời diễn ra trong quá trình hội nhập kinh tế.

         Nếu hội nhập kinh tế diễn ra theo xu hướng hòa đồng các giá trị thì hội nhập văn hóa - vấn đề cốt tử là phải bảo tồn cho được các giá trị riêng biệt, đó chính là bản sắc văn hóa của dân tộc. Hội nhập văn hóa là sự thống nhất giữa “nhận” và “cho”. “Nhận” cái mới của nước ngoài và “cho” thế giới, đóng góp cho thế giới những điều đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Tức là, quá trình hội nhập, chúng ta không chỉ tiếp biến văn hóa nhân loại để làm giàu có thêm kho tàng văn hóa Việt Nam, mà văn hóa Việt Nam có thể đóng góp những giá trị đặc sắc của mình vào văn hóa chung của nhân loại. Văn hóa Việt Nam có đủ tầm vóc, bản lĩnh, tự tin để tham gia định hình những giá trị chung trong văn hóa của nhân loại. Đó là một nội dung quan trọng của tiến trình hội nhập văn hóa.

         Giao lưu và hội nhập văn hóa có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhưng hội nhập bao giờ cũng có hai mặt. Mặt tích cực là giao lưu và hội nhập sẽ giúp cho văn hóa mỗi dân tộc luôn phát triển, tiếp nhận được những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để bồi đắp thêm cho văn hóa của dân tộc mình, đồng thời, quảng bá được những giá trị văn hóa của dân tộc mình cho các dân tộc khác. Tuy nhiên, cùng với đó là nguy cơ “đồng hóa” các hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa dân tộc, đe dọa tính sáng tạo của các nền văn hóa dân tộc, dẫn đến tình trạng “vong bản”, thậm chí thủ tiêu các giá trị văn hóa dân tộc.

         Bản sắc văn hóa của một dân tộc chính là cốt cách của dân tộc ấy. Cốt cách dân tộc là những phẩm chất tương đối ổn định và bền vững, bởi nó được hình thành và tồn tại trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Đồng thời, cốt cách dân tộc được thể hiện rất rõ ở lĩnh vực văn hóa, làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách của dân tộc. Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ nội lực đề kháng, chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài. Một nền văn hóa như vậy mới đủ tự tin và bản lĩnh để tiếp nhận chọn lọc những giá trị văn hóa của các dân tộc khác, “dân tộc hóa” những giá trị văn hóa nhân loại để đồng hành cùng nhân loại.

         Trong quá trình giao lưu văn hóa hiện nay, sự xâm nhập, thẩm thấu các giá trị văn hóa ngoại lai vào nước ta diễn ra thông qua nhiều hình thức, con đường rất tinh vi, thông qua các loại hình nghệ thuật phức hợp. Chưa kể, đang có những âm mưu “xâm lăng” văn hóa, làm mờ nhòe ranh giới, làm “mù nhận thức” của người tiếp nhận. Nguy cơ ấy đòi hỏi dân tộc ta phải trang bị cho nền văn hóa truyền thống một sức đề kháng đủ mạnh, để cốt cách văn hóa Việt Nam thẩm thấu và di truyền vào con tim, khối óc, huyết quản,... của mỗi con dân nước Việt, để trong công cuộc hội nhập, văn hóa chỉ hòa nhập chứ không bị “hòa tan”.

(Theo Mai Nam Thắng,

baotainguyenmoitruong.vn, ngày 02/3/2023)

1
22 tháng 5 2024

ohotôi ko bt

 

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy...
Đọc tiếp

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

 

1/ Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2/ Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện diễn ra ở đâu?Vào thời điểm nào trong năm?

3/ Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4/ Nêu công dụng của dấu chấm phảy trong câu văn: “Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .”

5/ Sự kiện có ý nghãi như thế nào với đời sống hôm nay? Từ đó, em có suy nghĩ gì về giá trị của các lễ hội dân gian Việt Nam (viết ngắn khoảng 5-7 câu văn)

 

1
1 tháng 3 2022

1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh

2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....

4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.

5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:

- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

Mình đang cần gấp trong ngày hôm nay, ai nhanh mình k cho nha

11
29 tháng 8 2020

Không chép mạng nha

29 tháng 8 2020

1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...

 Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:

+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.

2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.

Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.

Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .

3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:

+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.

+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.

+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.

4.

 Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.

- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam

- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.

... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì,...
Đọc tiếp

... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng 

Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn 
chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của 
Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng 
Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ...

Câu1: đoạn văn trên trích từ văn bản nào,tác giả là ai?

Câu 2: Nội dung chính cảu đoạn văn trên nói điều gì?

câu 3: tìm và ghi lại một số câu có sự dụng biện pháp so sánh?

câu 4;câu trần thuận đơn có mấy cụm chủ ngữ,vị ngữ tạo thành?

câu 5;Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư

câu 6:Tìm biện pháp tu từ trong câu:Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.''

câu 7:câu sau:Thuyền cố lấn lên".a)xác định chủ ngữ vị ngữ b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dung để làm gì

câu 8: trình bày suy nghĩ của em về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản Vượt thác?

2  Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 1 Trích từ văn bản:Sông Cà Mau

Câu 2: dòng sông năm căn và rừng đước Cà Mau có gì đặc biệt

Câu 3:Tìm và ghi lại một số câu có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích trên?

Câu 4:phép tu từ nào sử dụng trong câu dưới sau:''Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam,bạn thân cảu nhân dân Việt Nam''.

Câu 5; viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng trình bày cảm nhận của em về sông nước Cà Mau

3. Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này :

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
 
câu 1: Trích từ văn bản nào, tác giả là ai.
câu 2:nêu nội dung chính của văn bản trên?
câu 3:tìm những câu trần thuận đơn có trong văn bản trên?
câu 4:phân tích các thành phần trong câu sau :-Tôi đứng lặng giờ lâu, Nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
câu 5: chỉ ra và cho biết phép tu từ được sử dụng trong phần trích sau: gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của quân thù. tre xung phong vào xe tăng,dại bác.Tre giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.
câu 6: viết đoạn văn 5-7 dòng trinh bày cảm nghĩ của em về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
câu 7:Tìm phép nhân hóa trong câu ca dao dươi dây và cho biết tác gỉa sự dụng kiểu nhân hóa nào?:
           Núi cao lắm núi ơi! NÚi che mặt trời chẳng thấy người thương.
câu 8: Tìm chủ ngữ vị ngữ trong câu văn sau: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chang dế thanh niên cường tráng.
 

 THANKYOU#####<33333giải chi tiết ngé 

0
- Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin sau và báo cáo trước lớp-Đoạn thông tin này gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?Thông tin như sau:Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền...
Đọc tiếp

- Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin sau và báo cáo trước lớp

-Đoạn thông tin này gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?

Thông tin như sau:

Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Người dân Việt với bản lĩnh và sự sáng tạo của mình đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của người phương Bắc,cải biến làm phong phú hơn nền văn hóa dân tộc.Nhiều phong tục tập quán được lưu giữ như sử dụng trống đồng trong lễ hội,ăn trầu,nhuộm răng,thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc(An Dương Vương,.....)

Khẳng định người Việt đã thành công trước chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Băc,Giáo sư sử học người Mĩ Tay-lo(chuyên gia nghiên cứu về lịh sử VN)đã viết:"Người VN đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa mà không làm mất bản sắc văn hóa của mình...Người VN không muốn trở thành nô lệ của Trung Quốc và điều đó sẽ ăn sâu vào gốc rễ sự tồn tại liên lạc với họ với tư cách là một quốc gia độc lập có từ thời Văn Lang - Âu Lạc.

Giúp mk vs mk đang cần gấp

0
-Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin đó và báo cáo trước lớp-Đoạn thông tin đó gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?Thông tin như sau:Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn...
Đọc tiếp

-Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin đó và báo cáo trước lớp

-Đoạn thông tin đó gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?

Thông tin như sau:

Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Người dân Việt với bản lĩnh và sự sáng tạo của mình đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của người phương Bắc,cải biến làm phong phú hơn nền văn hóa dân tộc.Nhiều phong tục tập quán được lưu giữ như sử dụng trống đồng trong lễ hội,ăn trầu,nhuộm răng,thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc(An Dương Vương,.....)

Khẳng định người Việt đã thành công trước chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Băc,Giáo sư sử học người Mĩ Tay-lo(chuyên gia nghiên cứu về lịh sử VN)đã viết:"Người VN đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa mà không làm mất bản sắc văn hóa của mình...Người VN không muốn trở thành nô lệ của Trung Quốc và điều đó sẽ ăn sâu vào gốc rễ sự tồn tại liên lạc với họ với tư cách là một quốc gia độc lập có từ thời Văn Lang - Âu Lạc.

Giúp mk vs mk đang cần gấp

0
BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:      “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình...
Đọc tiếp

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

     “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì...”

                                           (Trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Từ “đơn điệu” trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì? Giải thích nghĩa của từ này.

Câu 3. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”.

Câu 4. Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. Hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu.

2
28 tháng 2 2022

Câu 1: Cáo nói với Hoàng từ bé khi Hoàng tử bé đến Trái đất 

Câu 2: 

Đơn điệu: Vòng quay lặp đi lặp lại liên tục

Con cáo cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu vì cáo săn gà, con người săn cáo. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau.

Câu 3:

So sánh "ước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang" với "tiếng nhạc"

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh điều tuyệt đẹp mà Hoàng tử bé mang đến cho Cáo, giúp Cáo thấy được sự tươi đẹp và rộn ràng, háo hức với cuộc sống.

Câu 4:

Nếu được hoàng tử bé cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: Vui tươi, rộn ràng, ý nghĩa và giá trị hơn. 

ý nghĩa của tình bạn được thể hiện ở chỗ ta sẽ đồng hành cùng bạn, làm bạn tốt hơn, vui hơn và thấy được hạnh phúc hơn. Chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của bạn, cùng bạn sẻ chia..

Câu 5:

Con cáo trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Cáo là con vật ngoài đời thì nguy hiểm nhưng nó lại thật gần gũi, thân thiện trong trang văn của Ăng toan đơ. Cáo đã trò chuyện với Hoàng tử bé như người bạn thân và tình bạn diệu kì giữa Hoàng tử bé và cáo nở rộ giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng giá trị của tình bạn. Cáo có khao khát được cảm hóa. Khao khát của cáo là khao khát đẹp, chân thành và cũng thật đáng trân trọng. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong Cáo trong cuộc nói chuyện với Hoàng tử bé. Nó không phải chú cáo độc ác hay sống một đời nhàm chán, lặp đi lặp lại. Nó có khao khát sự sống đẹp và ý nghĩa. Ở cáo, bạn đọc còn thấy được phần nào hình ảnh người bạn chân thành, dễ mến. 

28 tháng 2 2022

nhanh thế

Câu 1 (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì….. - Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu....
Đọc tiếp

Câu 1 (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…..

- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy?”

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào mà em đã học?

2. Nhân vật “em tôi” được nói tới trong đoạn văn trên là ai? Dựa vào văn bản đã học cho biết nhân vật đó có những đặc điểm gì đáng quý?

3. Chỉ ra các phó từ được sử dụng trong đoạn văn trên?

62

1,Đoạn văn trên trích từ văn bản:"Bức tranh của em gái tôi"

2.Nhân vật em tôi được nhắc trong đoạn là:"con mèo",em của người kể chuyện.Nhân vật đó rất nghịch ngợm,luôn vui vẻ,yêu thương anh trai,...

3.Các phó từ: nhìn như thôi miên,nói rằng,sẽ nói rằng

16 tháng 5 2021

1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản :'' Bức tranh của em gái tôi ''

2 :  - Nhân vật '' em tôi '' được nói tới trong đoạn văn trên là Kiều Phương                                      - Dựa vào văn bản đã học nhân vật Kiều Phương có những đặc điểm đáng quý là : trong sáng, hồn nhiên và nhân hậu

3 :Các phó từ được sử dụng trong đoạn văn trên là :

      

 

tr:

Cuộc sống là một hành trình dài luôn chứa đựng nhiều thử thách. Mà ở đó, mỗi người cần phải tự đương đầu với chúng. Nhưng nhờ có vậy, mà mỗi người sẽ có được sự những bài học quý giá - sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Đầu tiên, cần hiểu được “trải nghiệm” là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống. Sự trải nghiệm không phải khi con người sinh ra đã có được. Mà nó sẽ được tích lũy qua mỗi ngày. Từ những vấp ngã, những thành công mà chúng ta trải qua, hoặc từ những người xung quanh.

Ông cha ta có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Con người cần phải gặp phải khó khăn, mới rèn luyện được bản lĩnh. Trải nghiệm đêm đến những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Nhờ có những trải nghiệm mà mỗi người đã tự khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai. Không chỉ dừng lại ở đó, sự trải nghiệm giúp mỗi người biết dấn thân để thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công. Ngược lại, nếu một người thiếu đi những trải nghiệm, cuộc sống của họ sẽ trở nên nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích...

Arianna Huffington - một nữ doanh nhân, một chính trị gia, một nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất giới truyền thông. Để có được thành công như vậy, bà từng nhận phải thất bại cay đắng khi chỉ có 0.55% phiếu bầu cho cuộc chạy đua tổng thống Mỹ năm 2003. Bà cũng đã cho xuất bản nhiều quyển sách nổi tiếng, được nhiều người đón nhận. Trước đó, cuốn sách đầu tiên là The Female Woman – xuất bản năm 1973 viết khi bà 23 tuổi được bán khá thành công, nhưng đến quyển sách thứ hai thì đã bị từ chối xuất bản 36 lần. Tuy nhiên, không vì thế mà Arianna Huffington nản lòng. Đó là những trải nghiệm đáng quý mà con người có thể tích lũy thành kinh nghiệm, tiếp tục trên con đường vươn đến thành công. Bà đã tiếp tục viết và cho ra đời thêm 13 cuốn sách nữa, thường về các chủ đề quan điểm chính trị và viết tiểu sử. Nếu nhắc đến Hồ Chí Minh - chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam đều cảm thấy tự hào về tấm gương đạo đức sáng ngời của một vị lãnh tụ. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã tự mình tích lũy kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế. Khi lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, Bác đã chọn đi về các nước phương Tây - một hướng đi riêng không giống với các bậc tiền bối. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, với hai bàn tay trắng, người thanh niên yêu nước ấy đã làm đủ mọi thứ nghề: bồi bàn, quét tuyết… - nhờ có trải nghiệm như vậy mà Người đã nhận ra những bài học sâu sắc. Đặc biệt Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, lãnh đạo đúng đắn giúp nhân dân ta giành lại một nước Việt Nam độc lập…

ht

trong cuộc sống không có gì đáng giá bằng sự trải nghiệm. Tôi luôn nhớ về trải nghiệm làm tình nguyện viên của mình. Năm đó tôi học lớp 7. Vì chưa phải bận rộn thi cử nên tôi quyết định tham gia vận động hiến máu cùng với các anh chị. Địa điểm cách nhà của tôi 20 km. Ngày đó đối với tôi quãng đường đó là cả một sự thử thách. Tôi đã vượt qua những lo lắng của bản thân để đến địa điểm tập trung. Trước đây tôi chưa từng đi quãng đường xa như thế. Tôi cùng mọi người đi phát tờ rơi và vận động những du khách cùng tham gia sự kiện hiến máu nhâu đạo của chúng tôi. Tôi được chị đội trưởng khen ngợi và vinh danh là một trong những thành viên xuất sắc nhất. Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy mình được công nhận và thật nổi bật. Từ lần đó, tôi đã thêm yêu thích những hành động nhân đạo, tôi luôn cố gắng làm thật nhiều việc tốt để trở nên vui vẻ. Cùng nhờ có trải nghiệm đó mà tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc.

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)           Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 (1.5đ) “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

          Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 (1.5đ)

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                   (Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 3 (0.5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 4 (1.0 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?  

Câu 5 (1.5 điểm): Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích trên?

103
15 tháng 5 2021

Câu 1 : - Đoạn văn trên trích từ văn bản Cô Tô.

              - Tác giả của văn bản đó là Nguyễn Tuân.

Câu 2 : - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là Miêu tả.

Câu 3 : - Tả cảnh mặt trời mọc ở biển đảo Cô Tô sau trận bão.

Câu 4 : - Biện pháp tu từ So sánh được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên.

              - Tác dụng của biện pháp tu từ ấy là làm cho câu văn hay hơn, sinh động hơn.

Câu 5 : - Thể hiện sự giao cảm lớn của nhà văn với thiên nhiên vũ trụ,sự say mê với cái đẹp, tình cảm yêu mến, trân trọng người lao động -> khơi gợi tình yêu thiên nhiên đất nước

15 tháng 5 2021

1)Đoạn trích từ tác phẩm "Cô Tô",của tác giả Nguyễn Tuân

2)Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là miêu tả

3)Nội dung chính của đoạn văn là:Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô

4)Biện pháp tu từ đc sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn là so sánh