K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xã hội hiện nay đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Vì thế cũng có một số gia đình cho con em mình lạm dụng về điện thoại gây nên hiện tượng nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ. Vậy thế nào là nghiện điện thoại thông minh? Và điện thoại thông minh là gì?

Điện thoại thông minh là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển. Chứng nghiện điện thoại là lạm dụng điện thoại một cách quá mức. Thực tế đã chứng minh như sau: sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng, trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…, sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

Nguyên nhân là do xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người; Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình; Học sinh lười học, ý thức chưa tốt hay thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại. Hậu quả của nghiện điện thoại thông minh có rất nhiều như: Sử dụng điện thoại trong giờ học, không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra, tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại… Sử dụng điện thoại với mục đích xấu; ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật,...

Giải pháp khắc phục của việc này là: nâng cao tinh thần tự giác trong học tập; sống có văn hóa, có đạo đức và hiểu thêm về pháp luật. Là một học sinh em sẽ luôn rèn luyện tính tự lập và không ỷ vào điện thoại quá nhiều. Vì đó cũng chính là viên thuốc khiến em thoát khỏi chứng nghiện điện thoại thông minh. Em mong gia đình và xã hội sẽ siết chặt hơn về vấn đề này. Mọi người ơi! Vì một trái đất do con người làm chủ thì hãy hạn chế sử dụng điện thoại nhé!

đây là bài văn viết về j nhỉ ?

nhanh mình tick cho

2
28 tháng 3

Bài văn viết về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay.

Bài văn viết về ý kiến của em về vấn đề lạm dụng điện thoại quá mức của học sinh hiện nay

5 tháng 5 2022

thế giới từ trong sách về câu chuyện Thạch Sanh 

giúp em với 

 

5 tháng 5 2022

Tham Khảo:

Điện thoại thông minh đang dần trở thành người bạn thân thiết của mỗi học sinh. Vậy nhưng, việc sử dụng điện thoại thông minh không chỉ đem lại những lợi ích thiết yếu và mà còn có những ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, học tập của mỗi người.

Các bạn học sinh sử dụng điện thoại gần như vào hầu hết các thời gian trong ngày. Nó tạo ra hình ảnh của một thế hệ cúi đầu, chỉ mải chăm chăm vào màn hình smartphone mà quên đi cuộc sống thực tại. Cũng có một bộ phận học sinh rất chăm chỉ, rất chịu khó, các bạn dùng điện thoại thông minh một cách thông minh cho việc học tập, phát triển bản thân, biến nó từ một đồ vật vô tri thành những lợi ích thiết thực. Tuy vậy, không ít học sinh vì không kiểm soát được con sâu lười biếng trong bản thân mà để nó điều khiển. Các bạn sử dụng điện thoại không đúng cách, có thể kể đến là những học trò dùng điện thoại trong các giờ học nhưng không vì mục đích học tập mà để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó. Cũng không ít các bạn mang theo sự non nớt của tuổi mười bảy, mười tám mà dùng điện thoại một cách không ý thức. Các bạn sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

Điện thoại thông minh đã đánh dấu bước tiến của công nghệ, nhưng nếu mỗi bạn trẻ - mỗi bạn học sinh đều lệ thuộc như vậy thì chẳng mấy chốc, những gì tối tân, thông minh ấy lại quay lại hủy hoại chúng ta. Hãy biết đâu là điểm dừng, biết nhìn nhận những ích lợi, hậu quả qua sự cư xử của bạn với điện thoại thông minh.

   Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp...
Đọc tiếp

   Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao gi cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend (bạn bè) dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed (dòng thời gian) để hòng tìm một status (trạng thái) bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(TríchBức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang,tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản nghị luận                            B. Văn bản thông tin

C. Văn bản tự sự                                D. Văn bản biểu cảm

Câu 2:Trong câuĐêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.Cụm từ Đêm khuya là trạng ngữ chỉ ý nghĩa gì?

A. Thời gian             B. Nơi chốn              C. Mục đích               D. Cách thức

Câu 3: Trong câu Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp, từ giao tiếp là từ mượn của ngôn ngữ nào?

A. Hán Việt   B. Nhật    C. Anh    D. Pháp

Câu 4: Câu Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. được xem là một bằng chứng trong văn bản nghị luận.

A. ĐúngB. Sai

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.

B. Bàn về những trải nghiệm thú vị của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.

C. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người.

D. Bàn về những trải nghiệm buồn của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.

Câu 6: Từ cụt lủn trong câu Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. có nghĩa là:

A. Quá ngắn đến mức không bình thườngB. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có

C. Quá ngắn, trông giống như bị hụt điD. Ngắn, cụt đến mức thiếu hẳn đi

Câu 7: Qua đoạn trích trên, tác giả đã thể hiện thái độ gì?

A. Phê phánB. Coi thườngC. Chê baiD. Chế giễu

Câu 8: Phần câu sau có nhiều vị ngữ: trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Cho biết tác dụng của nó.

A. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

B. Giúp cho việc miêu tả các hành động của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

C. Giúp cho việc miêu tả các tình cảm của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 9: Em có đồng tình với ý kiến sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn? Vì sao?

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.

1

  Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend (bạn bè) dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed (dòng thời gian) để hòng tìm một status (trạng thái) bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(TríchBức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang,tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản nghị luận                            B. Văn bản thông tin

C. Văn bản tự sự                                D. Văn bản biểu cảm

Câu 2:Trong câuĐêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.Cụm từ Đêm khuya là trạng ngữ chỉ ý nghĩa gì?

A. Thời gian             B. Nơi chốn              C. Mục đích               D. Cách thức

Câu 3: Trong câu Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp, từ giao tiếp là từ mượn của ngôn ngữ nào?

A. Hán Việt   B. Nhật    C. Anh    D. Pháp

Câu 4: Câu Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. được xem là một bằng chứng trong văn bản nghị luận.

A. ĐúngB. Sai

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.

B. Bàn về những trải nghiệm thú vị của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.

C. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người.

D. Bàn về những trải nghiệm buồn của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.

Câu 6: Từ cụt lủn trong câu Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. có nghĩa là:

A. Quá ngắn đến mức không bình thườngB. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có

C. Quá ngắn, trông giống như bị hụt điD. Ngắn, cụt đến mức thiếu hẳn đi

Câu 7: Qua đoạn trích trên, tác giả đã thể hiện thái độ gì?

A. Phê phánB. Coi thườngC. Chê baiD. Chế giễu

Câu 8: Phần câu sau có nhiều vị ngữ: trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Cho biết tác dụng của nó.

A. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

B. Giúp cho việc miêu tả các hành động của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

C. Giúp cho việc miêu tả các tình cảm của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 9: Em có đồng tình với ý kiến sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn? Vì sao?

Lời ý kiến đó là đúng, vì chiếc smartphone không chỉ là một công cụ liên lạc và truy cập internet, nó còn là một phương tiện giải trí và giúp người dùng giải tỏa căng thẳng, bớt nhàm chán trong cuộc sống hằng ngày. Với các tính năng như đọc tin tức, xem video, chơi game, nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè trên mạng xã hội, và nhiều ứng dụng khác, người dùng có thể tìm kiếm những nội dung giải trí phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.

Ngoài ra, tính năng thông báo của smartphone cũng là một yếu tố quan trọng giúp người dùng giải tỏa sự tò mò và hứng thú trong cuộc sống. Khi nhận được thông báo mới từ điện thoại, người dùng sẽ cảm thấy hào hứng và mong chờ để biết thêm thông tin. Điều này đôi khi có thể giúp người dùng cảm thấy vui vẻ và phấn khích, cũng như giúp họ tập trung hơn vào công việc hoặc các hoạt động khác trong cuộc sống.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng smartphone quá nhiều có thể gây nên các tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất của người dùng, do đó việc sử dụng smartphone nên được cân nhắc và điều chỉnh hợp lý để đảm bảo sự cân bằng giữa giải trí và công việc, giữa sức khỏe và công nghệ

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.

Qua những cảnh báo trong đoạn trích, cần rút ra những bài học sau:

+ Đừng tự mình chạy trốn bản thân, đừng rơi vào thế giới hỗn độn của mạng xã hội. Bởi lẽ, càng kết nối, càng online, càng đắm chìm trong thế giới ảo thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

+ Bình tâm hơn giữa đời thực: quan tâm đến những mối quan hệ thực tế, đến gia đình, người thân; cùng nhau trò chuyện, tâm sự nhiều hơn thay vì thời gian căm tức, đố kị, ghen ghét… với những thứ xa lạ ở thế giới ảo.

16 tháng 6 2018

1. Mở bài

– Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.

– Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

2. Thân bài

a) Giải thích

– Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

– Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng

– Điện thoại đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

+ Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…

+ Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)…

(2) Nguyên nhân

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại di động trở thành vật không thể thiếu đối với con người

– Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

– Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.

Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại

(3) Hậu quả

– Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…

– Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

(4) Biện pháp khắc phục:

– Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

– Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…

– Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

c) Bài học nhận thức và hành động

16 tháng 6 2018

Như các bạn đã biết, điện thoại di động là sim viettel một phương tiện liên lạc rất hữu ích giúp con người trao đổi thông tin với nhau. Ngày nay, mọi đối tượng đều có thể sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đề cập đến đối tượng là những bạn học sinh. Vậy lợi ích và tác hại của nó như thế nào? Tôi xin trình bày quan điểm của mình như sau:
Đầu tiên, tôi cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của điện thoại di động. Thứ hai, bạn có thể sử dụng bởi một số tiện ích: báo thức, lưu số điện thoại, chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm…. Bên cạnh đó, những chiếc điện thoại được đánh giá là “xịn” các bạn có thể giải trí bằng cách nghe nhạc hay chơi game, đọc báo qua GPRS…Nó sẽ là như thế - sẽ là hữu ích với người biết sử dụng điện thoại một cách hợp lý.Tôi nghĩ đơn giản lợi ích của điện thoại chỉ có vậy.
Tôi cũng là học sinh như các bạn, cũng đang ở độ tuổi trưởng thành vì thế tôi hiểu nhu cầu thể hiện mình của các bạn trẻ ngày nay là rất lớn. Và để thể hiện phong cách cá tính của mình bạn không thể thiếu “chú dế yêu”? bạn sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua điện thoại theo mốt rồi trang trí cho nó, cài đặt cho nó những công dụng tốt nhất ? Có bạn thì được sự cho phép của gia đình nhưng cũng có nhiều bạn dùng giấu sau lưng bố mẹ. Tôi tin chắc rằng, công việc học tập của bạn cũng sẽ sim vinaphone đẹp một phần nào đó bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng điện thoại. Vì sao tôi nói vậy? Bởi vì trong số các bạn có rất nhiều người dùng điện thoại mà bỏ bê việc học. ở lứa tuổi này, các bạn sẽ ít gọi điện nói chuyện với nhau mà chỉ nhắn tin. Như thế lại mất càng nhiều thời gian. Tôi có thể đưa ra một ví dụ rất cụ thể. Khi bạn nhắn tin với ai đó bạn sẽ không nhắn chỉ một, hai tin mà phải đến cả chục tin nhắn phải không? Và nếu người kia trả lời tin nhắn của bạn muộn đi một tí thì bạn sẽ ngồi chờ đợi, đôi mắt chú ý vào màn hình điện thoại và trong đầu luôn nghĩ tại sao không nhận được tín hiệu trả lời. Thử hỏi như thế còn thời gian đâu mà học? Như thế bạn vừa mất thời gian vừa bị phân tâm tư tưởng, không tập trung chú ý với bài học của mình. Nhưng tôi mong các bạn biết rằng quỹ thời gian của tuổi học trò nói riêng và đời người nói chung là có hạn. Vì thế khi đang có nhiều thời gian bạn nên làm những việc hữu ích để sau này suy nghĩ lại không phải hối hận, luyến tiếc điều gì. Có ai đó từng nói: “…”. Hiện nay rất nhiều mạng điện thoại thi nhau khuyến mãi để lôi kéo khách hàng. giá trị thẻ càng nhiều được khuyến mãi càng lớn. Vì thế có nhiều người bỏ ra nhiều tiền. Vậy là còn ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình. Trong lúc đó, bạn có thể mua một quyển sách hay một thứ gì khác có giá trị hơn nhiều. Với tôi, tôi cũng được sự cho phép của gia đình và đang sử dụng điện thoại. Trước kia tôi cũng đã từng có một thời gian ngắn dùng điện thoại một cách không hợp lý như trên đã nói. Bởi vậy tôi thực sự có kinh nghiệm. Sau khi nhận ra được những tác hại của việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích tôi đã kịp thời cải thiện. Tôi không sử dụng nó những lúc không cần thiết, không liên lạc với người khác khi không có vấn đề gì quan trọng.
Có thể bạn cho rằng tôi không thật khi nói ra sim mobifone điều này (vì tôi cũng sử dụng điện thoại như bạn). Nhưng những gì tôi nói không phải là hoàn toàn phản đối việc sử dụng điện thoại ở lứa tuổi học sinh. Mà tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: Trong cuộc sống, làm mọi việc đều cần phải có sự sắp xếp, phân cách thời gian hợp lý, như thế công việc mình làm mới đạt được hiệu qủa. Vậy nên tôi mong các bạn hãy đọc và suy ngẫm những gì tôi nói để có thể có một cách thức hợp lý trong việc dùng điện thoại mà không “lợi bất cập hại” bạn nhé. Chúc các bạn học tốt!

23 tháng 10 2019

tôi ko bt

23 tháng 10 2019

ko bt mà cũng nói

6 tháng 6 2018

1. Mở bài

– Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.

– Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

2. Thân bài

a) Giải thích

– Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

– Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng

– Điện thoại đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

+ Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…

+ Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)…

(2) Nguyên nhân

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại di động trở thành vật không thể thiếu đối với con người

– Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

– Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.

Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại

(3) Hậu quả

– Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…

– Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

(4) Biện pháp khắc phục:

– Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

– Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…

– Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

c) Bài học nhận thức và hành động

6 tháng 6 2018

Sự phát triển của công nghệ kĩ thuật đem đến cho con người rất nhiều điều bổ ích. Và điện thoại di động chính là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, việc những bạn học sinh lạm dung điện thoại quá nhiều, hay sử dụng điện thoại sai mục đích mang đến cho bố mẹ, thầy cô nhiều điều trăn trở.

Điện thoại di động là một trong những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc mà nhân loại ta được thừa hưởng. Hầu như hiện nay, mỗi người đều có tối thiểu một chiếc điện thoại để phục vụ mục đích liên lạc cá nhân và trao đổi công việc. Ngoài những chiếc điện thoại “củ gạch” với chức năng nghe gọi, hiện còn có nhiều hãng điện thoại với chức năng cao như quay phim, chụp ảnh, kết nối internet…. Giá của mỗi chiếc điện thoại này cũng vô cùng rẻ chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Vì thế, dù gia đình có điều kiện hay không thì cũng cố sắm cho con cái họ một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng bên cạnh những điều tích cực nó mang lại cho con người vẫn còn đó rất nhiều hệ lụy.

Nếu được hỏi dùng điện thoại để làm gì? Thì các em sẽ chẳng nghĩ ngợi mà trả lời để phục vụ học tập, liên lạc với thầy cô, bạn bè, bố mẹ, Thế nhưng thực tế thì lại không như thế. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng “hủy hoại” con người. Mỗi ngày các em có 8 giờ học trên lớp thế nhưng thay vì tiếp thu bài học của thầy cô các bạn học sinh lại dùng nó để giải trí. Việc không tập trung vào bài học dẫn đến các em sẽ bị hổng kiến thức. Chưa kể việc phải dừng lại nhắc nhở học trò phải tắt điện thoại cũng khiến các thầy cô bị cắt mạch cảm xúc, các bạn phân tán sự chú ý. Nhiều trường hợp học trò còn vô tư dùng điện thoại để xem phim, lên mạng xã hội thỏa sức “chém gió” với bạn bè khắp nơi. Điện thoại thông minh với chức năng chụp ảnh quay phim còn khiến các em cho ra đời nhiều bức ảnh tục tĩu, hở hang làm trò câu view, câu like gây nên nhiều hậu quả nặng nề, bóng ma tâm lí cho các bạn thậm chí còn không muốn đến trường vì xấu hổ….

Việc dùng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh những tích cực nó mang đến thì còn đó là những hậu quả nặng nề khiến cho xã hội phải nhức nhối. Những chiếc điện thoại thông minh thường được kết nối internet, nên các em học sinh thay vì nhiệm vụ học hành sẽ dùng thời gian để lên mạng chat chit tình cảm, chơi game online thậm chí là truy cập các hình ảnh bạo lực đồi trụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường.

Vậy phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Hiện nay, nhà trường cũng đưa ra một số biện pháp răn đe như cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Tuy nhiên thực tế đây là việc vô cùng khó khăn. Thay vì cấm đoán nhà trường thầy cô nên tìm cách để hướng dẫn các em cách sử dụng điện thoại di động sao đúng và hợp lí nhất. Tuyệt đối không dùng với mục đích nhạo báng và xúc phạm nhau bằng những clip nóng, những hình ảnh bạo lực đồi trụy…. Bản thân của các em học sinh cũng cần phải ý thức được việc học tập là quan trọng với mình, sử dụng điện thoại với mục đích phục vụ học tập là chính. Đối với các phụ huynh cần quy định số tuổi để con dùng điện thoại, kiểm soát thời gian cũng như hành vi của con cái khi dùng điện thoại để kịp thời ngăn chặn những hành động đi quá xa. Điện thoại di động là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà nó còn có khả năng kết nối người với người. Thế nhưng làm cách nào để nó không sai mục đích và ảnh hưởng đế thế hệ trẻ là điều vô cùng nan giải. Vì vậy nó cần nhà trường cùng các bậc phụ huynh phải có biện pháp cứng rắn ngăn chặn hành vi sử dụng điện thoại quá sớm ở học sinh. Bởi có như thế mới có thể giúp các em thực hiện tốt vai trò và sự phát triển tự nhiên của mình.

2 tháng 6 2019

Trả lời

Từ Hay1: Có nghĩa là để chị biết.

Từ Hay2: Có nghĩa là thường xuyên.

Từ Hay3  Và Từ Hay4: Có nghĩa là hoặc cái này hoặc là cái kia.

Theo mk hiểu là vậy.

Ko biết đúng ko nha !

28 tháng 5 2020

đi ko ai giúp à

28 tháng 5 2020

1. Công dân của nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam

Quyền có quốc tịch công dân:

  • Học tập
  • Nghiên cứu khoa học
  • Tự do đi lại và cư trú
  • Không bị xâm hại về chỗ ở và thân thể
  • Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

 Nghĩa vụ:

  • Bảo vệ đất nước
  • Đi nghĩa vụ quân sự (Đối với nam)
  • Tông trọng và bảo vệ tài sản nhà nước
  • Đóng thuế, lao động công ích
  • Tuân theo hiến pháp và pháp luật. 

4.

* Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín cua người khác, không được nghe trộm điện thoại.

* Trách nhiệm của công dân:

  • Tự biết bảo vệ thư, điện tín của mình
  • Tôn trọng quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của người khác.
  • Phê phán, tố cáo những việc làm trái pháp luật xâm phạm bí mật thư tín của công dân

Xin lỗi bạn câu 2 mình ko biết

1 tháng 5 2023

Nghiện mạng xã hội là một vấn đề đang trở nên ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo một số nghiên cứu, khoảng 10% dân số trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi nghiện mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Việc nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực không chỉ đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.

Thứ nhất, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều dẫn đến sự thiếu ngủ, đau đầu, mỏi mắt và căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn có xu hướng tăng cân và có rủi ro cao hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý.

Thứ hai, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân. Nếu sử dụng mạng xã hội quá nhiều, người dùng sẽ dành quá ít thời gian cho các hoạt động khác như học tập, làm việc và giao tiếp trực tiếp với người thân. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cá nhân.

Thứ ba, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến xã hội. Nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực đến xã hội bao gồm trầm cảm, ảnh hưởng đến học tập, tăng nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến và gây ra rủi ro về an ninh mạng. Việc sử dụng mạng xã hội cũng dẫn đến sự lan truyền thông tin sai lệch và thông tin giả, gây ảnh hưởng đến quan điểm và hành động của người dùng.

Vì vậy, để ngăn chặn nghiện mạng xã hội, chúng ta cần có các biện pháp như tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dùng

Đó bạn :))

1 tháng 5 2023

bạn mở bài cũng được đó

8 tháng 5 2018

Như các bạn đã biết, điện thoại di động là một phương tiện liên lạc rất hữu ích giúp con người trao đổi thông tin với nhau. Ngày nay, mọi đối tượng đều có thể sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đề cập đến đối tượng là những bạn học sinh. Vậy lợi ích và tác hại của nó như thế nào? Tôi xin trình bày quan điểm của mình.

Đầu tiên, tôi cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của điện thoại di động. Như đã nói ở trên, đó là phương tiện liên lạc giúp các bạn trò chuyện, trao đổi với nhau. Thứ hai, bạn có thể sử dụng bởi một số tiện ích: báo thức, lưu số điện thoại, chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm…. Bên cạnh đó, những chiếc điện thoại được đánh giá là “xịn” các bạn có thể giải trí bằng cách nghe nhạc hay chơi game, đọc báo qua GPRS…Nó sẽ là như thế - sẽ là hữu ích với người biết sử dụng điện thoại một cách hợp lý. Tôi nghĩ đơn giản lợi ích của điện thoại chỉ có vậy.
 
Tôi cũng là học sinh như các bạn, cũng đang ở độ tuổi trưởng thành vì thế tôi hiểu nhu cầu thể hiện mình của các bạn trẻ ngày nay là rất lớn. Và để thể hiện phong cách cá tính của mình bạn không thể thiếu “chú dế yêu”? bạn sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua điện thoại theo mốt rồi trang trí cho nó, cài đặt cho nó những công dụng tốt nhất ? Có bạn thì được sự cho phép của gia đình nhưng cũng có nhiều bạn dùng giấu sau lưng bố mẹ.

Tôi tin chắc rằng, công việc học tập của bạn cũng sẽ một phần nào đó bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng điện thoại. Vì sao tôi nói vậy? Bởi vì trong số các bạn có rất nhiều người dùng điện thoại mà bỏ bê việc học. ở lứa tuổi này, các bạn sẽ ít gọi điện nói chuyện với nhau mà chỉ nhắn tin. Như thế lại mất càng nhiều thời gian. Tôi có thể đưa ra một ví dụ rất cụ thể. Khi bạn nhắn tin với ai đó bạn sẽ không nhắn chỉ một, hai tin mà phải đến cả chục tin nhắn phải không? Và nếu người kia trả lời tin nhắn của bạn muộn đi một tí thì bạn sẽ ngồi chờ đợi, đôi mắt chú ý vào màn hình điện thoại và trong đầu luôn nghĩ tại sao không nhận được tín hiệu trả lời. Thử hỏi như thế còn thời gian đâu mà học? Như thế bạn vừa mất thời gian vừa bị phân tâm tư tưởng, không tập trung chú ý với bài học của mình. Nhưng tôi mong các bạn biết rằng quỹ thời gian của tuổi học trò nói riêng và đời người nói chung là có hạn. Vì thế khi đang có nhiều thời gian bạn nên làm những việc hữu ích để sau này suy nghĩ lại không phải hối hận, luyến tiếc điều gì.

Có ai đó từng nói: “…”. Hiện nay rất nhiều mạng điện thoại thi nhau khuyến mãi để lôi kéo khách hàng. giá trị thẻ càng nhiều được khuyến mãi càng lớn. Vì thế có nhiều người bỏ ra nhiều tiền. Vậy là còn ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình. Trong lúc đó, bạn có thể mua một quyển sách hay một thứ gì khác có giá trị hơn nhiều. Với tôi, tôi cũng được sự cho phép của gia đình và đang sử dụng điện thoại. Trước kia tôi cũng đã từng có một thời gian ngắn dùng điện thoại một cách không hợp lý như trên đã nói. Bởi vậy tôi thực sự có kinh nghiệm. Sau khi nhận ra được những tác hại của việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích tôi đã kịp thời cải thiện. Tôi không sử dụng nó những lúc không cần thiết, không liên lạc với người khác khi không có vấn đề gì quan trọng.

Có thể bạn cho rằng tôi không thật khi nói ra điều này (vì tôi cũng sử dụng điện thoại như bạn). Nhưng những gì tôi nói không phải là hoàn toàn phản đối việc sử dụng điện thoại ở lứa tuổi học sinh. Mà tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: Trong cuộc sống, làm mọi việc đều cần phải có sự sắp xếp, phân cách thời gian hợp lý, như thế công việc mình làm mới đạt được hiệu qủa. Vậy nên tôi mong các bạn hãy đọc và suy ngẫm những gì tôi nói để có thể có một cách thức hợp lý trong việc dùng điện thoại mà không “lợi bất cập hại” bạn nhé.

11 tháng 8 2021

Đối thoại - độc thoại.

11 tháng 8 2021

độc thoại - hội thoại