Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tên cuộc kháng chiến | Thời gian | Người lãnh đạo chủ chốt | Trận đánh tiêu biểu |
Kháng chiến chống quân Nam Hán | 938 | Ngô Quyền | - Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống Tống (thời Tiền Lê) | 981 | Lê Hoàn | - Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống Tống (thời Lý) | 1075 - 1077 | Lý Thường Kiệt | - Ung Châu (Quảng Tây); Khâm Châu và Liêm Châu (Quảng Đông) - Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh) |
Kháng chiến chống quân Mông Cổ (thời Trần) | 1258 | Trần Thái Tông; Trần Thủ Độ | - Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc); - Đông Bộ Đầu (Hà Nội) |
Kháng chiến chống quân Nguyên (thời Trần) | 1285 | Trần Thánh Tông; Trần Quốc Tuấn | - Tây kết, Hàm Tử (Hưng Yên); - Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội). |
Kháng chiến chống quân Nguyên (thời Trần) | 1287 - 1288 | Trần Nhân Tông; Trần Quốc Tuấn | - Vân Đồn (Quảng Ninh) - Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống quân Xiêm | 1785 | Nguyễn Huệ | - Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang). |
Kháng chiến chống quân Thanh | 1789 | Quang Trung (Nguyễn Huệ) | - Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội). |
Tinh thần yêu nước, tự lực, cương quyết, không khuất phục trước áp bức, đòi bảo vệ và phát triển quốc gia bằng mọi giá.
Đoàn kết dân tộc, liên kết giữa các dân tộc trong nước để đánh bại các thế lực xâm lược.
Quyết tâm, kiên trì trong cuộc chiến dài hơi để thành công và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Nhiệm vụ của bản thân mình trong sự nghiệp chung của đất nước hiện nay bao gồm:Hiểu biết, hiểu biết và đề cao tinh thần yêu nước, tự lực, cương quyết trong bảo vệ và phát triển đất nước.
Thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm được giao trong công việc, học tập và cuộc sống.
Tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động có tính chất xây dựng và phát triển đất nước.
Thực hiện nhiệm vụ của một công dân trung thành, tôn trọng luật pháp, đóng góp một phần vào việc bảo vệ an ninh, trật tự trong đất nước.
Tham khảo:
- Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)
+ Người chỉ huy: Ngô Quyền
+ Trận quyết chiến: Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)
- Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê (981)
+ Người chỉ huy: Lê Hoàn
+ Trận quyết chiến: Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)
- Kháng chiến chống quân Tống thời Lý (1075 - 1077)
+ Người chỉ huy: Lý Thường Kiệt
+ Trận quyết chiến: Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh)
- Kháng chiến chống quân Mông Cổ và quân Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)
+ Người chỉ huy: các vua Trần và nhiều tướng lĩnh tài giỏi khác, như: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khái,…
+ Trận quyết chiến: trận Bình Lệ Nguyên và Đông Bộ Đầu trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất; trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long trong cuộc kháng chiến lần thứ hai; trận Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.
- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
+ Người chỉ huy: Nguyễn Huệ
+ Trận quyết chiến: Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang).
- Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
+ Người chỉ huy: Quang Trung (Nguyễn Huệ)
+ Trận quyết chiến: Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội).
- Có những cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu như: kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống thực dân Mĩ,...
- Không thành công: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu,...
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | - Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 | - Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
* Ý nghĩa :
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.
- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.
- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.
Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
- Hoàn cảnh:
+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.
+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.
- Diễn biến chính:
+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.
+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.
- Ý nghĩa:
+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
bouty hunter