K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2023

Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức vào hai ngày mùng 8 và 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm tại xã Phù Đổng, nơi sinh ra Thánh Gióng với huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương“. Không đi Hội Gióng cũng hư mất người"… Lễ hội Gióng được bắt đầu tổ chức từ khoảng thế kỷ XI, vào đời Vua Lý Thái Tổ.

Đáp án A

Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được thể hiện rất sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, qua những ngày lễ lớn mà tiêu biểu là ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 hàng năm như một ngày hội lớn của dân tộc ta để con cháu thể hiện niềm kính yêu với cội nguồn của mình. Bàn về điều này, ông cha ta đã có câu “Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” .Câu ca dao trên đã ra đời từ rất lâu rồi,là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày lễ là cơ hội để biết bao người con xa xứ, xa quê, được tựu chung về đây, về Đền hùng (Phú Thọ) để dâng nén hương thành kính, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Qua câu ca dao trên, ông cha ta nhắn nhủ đến mỗi người dù có đi đâu, làm gì thế nhưng cũng không bao giờ được phép quên đi Ngày Giỗ tổ, quên đi việc tưởng nhớ chính nguồn cội của mình.hắc đến những đời vua Hùng, không ai là không biết đến công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta ngày trước. Vậy nên, ngày lễ là để mỗi người con trong dân tộc này bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với những vị đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay. Mọi thành quả mà chúng ta được hưởng thụ, mọi nền văn hóa, văn minh, đều là bàn tay của biết bao thế hệ trước rầy công vun xới mà tạo nên. vforum.vn Ngày Giỗ Tổ không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc đặc trưng của đất nước ta mà còn giúp con người dù là lớn hay bé, già hay trẻ, có thêm những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về cội nguồn của chính mình, rèn luyện được lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, không phủ nhận, quay lưng với quá khứ. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giữ gìn những truyền thống , bản sắc quý báu của dân tộc ta.Câu tục ngữ không chỉ là một lời nhắc nhở về cội nguồn mà còn đặt ra những bài học đạo lý về việc biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà ta được hưởng thụ trong cuộc sống hôm nay. Bác Hồ đã có câu “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” , hơn cả việc nhớ ơn công lao , mỗi người cần biết biến nó thành hành động cụ thể, không ngừng trau dồi bản thân để sau này giúp đất nước phát triển, bảo vệ dân tộc khỏi những thách thức khó khăn , yêu thương đồng bào, giống như ông cha ta, tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã quyết tâm, bỏ biết bao công sức để thực hiện trước đó. Chúng ta đang sống trong một cuộc sống là thành quả của biết bao thế hệ tổ tiên đã để lại, nhiệm vụ của ta là cần biết giữ gìn và phát huy để xây dựng đất nước, dân tộc không ngừng đi lên.

 

13 tháng 4 2019

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
​Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng 10


​ Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.

Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
1. Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.
2. Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ ngày 10/3/ 2007 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v.

Theo nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước lễ hội đền Hùng thì:
- "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", Năm tròn  là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 "; Trung ương, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
- "Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú  Thọ (xưa đây là kinh đô Phong Châu, nước Văn Lang)

Lịch sử
Ngày giỗ Hùng Vương từ lâu đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.

Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Ngày 10 Tháng 3 từ đó được dùng cho toàn quốc. Khi nền quân chủ cáo chung thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được Việt Nam Cộng hòa công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2007 chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại".

Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Đền Hùng
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

Vị trí
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Quá trình phát triển
Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.

Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015.

Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh.

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

Đặc điểm
Các di tích chính
1. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con.
2. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
3. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.
4. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
5. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
6. Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.
7. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
8. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.
9. Đền Mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn)
10. Đền thờ Lạc Long Quân: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long. Lạc Long Quân được xem là vị vua nước Xích Quỷ, trước nhà nước Âu Lạc. Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết "bọc trăm trứng". Con trai cả của ông là người đã lập ra nước Văn Lang, thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là Hùng vương đời thứ nhất. Hiện nay đền thờ Lạc Long Quân nằm tại núi Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng) khoảng 1km về phía Đông Nam.

Hành trình của du khách
Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6.

Trống đồng tại Đền Hùng
Trống đồng mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990 khi một gia đình người dân đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm, là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á. Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao 12 cánh đường kính đến 20 cm, 8 con chim lạc dài 15 cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống đồng chưa được phát hiện ra, nhưng với việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH 2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

Hình ảnh về đền Hùng:

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Giếng

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Hạ

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Trung

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Thượng

Bài trướcBài sau

Ca dao tục ngữ khác:

  • Làm khách sạch bụng
  • Bách chiến bách thắng
  • Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
  • Ở đây một hạt cơm rơi, Ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng
  • Cha nào con nấy
  • ​Một nhà sinh đặng ba vua, ​Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài
  • Cái áo không làm nên thầy tu
  • Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
  • Bụt ở trên tòa, gà nào dám mổ mắt
  • Vô doan xấu phước, lấy thằng chồng trước khật khùng, Lấy thằng chồng sau khôn quỉ, nó đào trùng nó ăn
3. Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.d. Người đứng đầu các nước đều...
Đọc tiếp

3. Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:

a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.

b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.

c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.

d. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.

đ. Tiền công viết báo của ông ấy rất cao.

e. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những giấy tờ này.

ê. Nền kinh tế nước ấy đã mạnh trở lại và từ chỗ đi sau dần trở thành đi trước.

g. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bạo dạn đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ chết chóc.

h. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người chống lại.

 

2
31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lý thuyết tại phần Tri thức Ngữ Văn.

Lời giải chi tiết:

a. Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú.

b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ công du nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.

c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành động cần phải dẹp bỏ.

d. Người đứng đầu các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi phức tạp như hiện nay.

đ. Nhuận bút của ông ấy rất cao.

e. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những thủ tục này.

ê. Nền kinh tế nước ấy đã phục hồi mạnh mẽ và từ chỗ tụt hậu dần trở thành tiên phong.

g. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ hi sinh.

h. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.

7 tháng 5 2023

a. Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú.

b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ công du nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.

c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành động cần phải dẹp bỏ.

d. Người đứng đầu các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi phức tạp như hiện nay.

đ. Nhuận bút của ông ấy rất cao.

e. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những thủ tục này.

ê. Nền kinh tế nước ấy đã phục hồi mạnh mẽ và từ chỗ tụt hậu dần trở thành tiên phong.

g. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ hi sinh.

h. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.

Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.d. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ...
Đọc tiếp

Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:

a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.

b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.

c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.
d. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.

đ. Tiền công viết báo của ông ấy rất cao.

e. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những giấy tờ này.

ê. Nền kinh tế nước ấy đã mạnh trở lại và từ chỗ đi sau dần trở thành đi trước.

g. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bạo dạn đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ chết chóc.

h. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người chống lại.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a. Ẩm thực Việt Nam rất phong phú.

b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ công du nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.

c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành động cần phải bài trừ.

d. Người đứng đầu các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi phức tạp như hiện nay.

đ. Nhuận bút của ông ấy rất cao.

e. Anh ấy ủy quyền cho tôi hoàn tất hồ sơ này.

ê. Nền kinh tế nước ấy đã phục hồi và từ lạc hậu đến tiên tiến

g. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không ngại hi sinh.

h. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.

ĐỌC VĂN BẢN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BÊN DƯỚI.  Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức sẽ cản...
Đọc tiếp

ĐỌC VĂN BẢN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BÊN DƯỚI.

 

 Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”, “ bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lắp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới -  nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngày nay từ những việc nhỏ nhất.

( Vũ Khoan, Chuẩn hành trang bước vào thế kỉ mới)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2:  Anh/ chị hiểu hai từ “hành trang” trong đoạn văn trên như thế nào?

Câu 3: Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn. Tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?

Câu 4: Theo tác giả nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập?

Câu 5: Theo anh/chị bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ cần chuẩn bị  hành trang cho mình như thế nào? (trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5-10 dòng)

0
5 tháng 3 2023

    Điểm giống nhau giữa phong tục của người chăm (qua lễ hội Katê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống) đó là về ý nghĩa: Đây là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, thể hiện sự tri ân với ông bà, tổ tiên, những bậc tiền bối và cầu chúc cho một năm hạnh phúc, bình an.

Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên – những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.