Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc chiến tranh giữa Trịnh - Nguyễn thể hiện một giai đoạn đất nước tiếp tục bước vào cuộc nội chiến giữa các giai cấp trong xã hội, quốc gia giữa các thế lực phong kiến để tranh giành sức ảnh hưởng, quyền lực. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn chủ yếu bắt nguồn từ việc Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế Đại Việt năm 1527. Sau nửa thế kỉ, hai thế lực nhà Trịnh - Nguyễn đã trải qua nhiều cuộc giao chiến, cuốn cả nước vào xoáy khói lửa. Cuộc chiến tranh đã gây những thiệt hại về sức người, sức của, triệt phá đồng ruộng, xóm làng, bên cạnh đó đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, không cho lưu thông với bên ngoài. Tất cả đã dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.
Cuộc xung đột Nam-Bắc Triều :
a.Nguyên nhân
-1533 Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lấy danh nghĩa (Phù Lê diệt Mạc) đưa một người con vua Lê lên ngôi thiết lập lại vương triều (Nam Triều) để phân biệt Bắc Triều (nhà Mạc).
b.Diễn biến
+ Nam Triều và Bắc Triều đánh nhau triền miên hơn 60 năm.
+ Năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao Bằng, xung đột kết thúc.
c.Hệ quả
- Đất nước bị chia cắt.
- Gây tổn thất lớn về người và của: nhiều gia đình phải li tán. Làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng.
- Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi và buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
Cuộc xung đột Trịnh-Nguyễn :
a. Nguyên nhân bùng nổ
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết Trịnh Kiểm lên thay, mâu thuẫn giữa hai dòng họ ngày càn trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh Nguyễn bùng nổ và kéo dài gần nữa thế kỉ (1627-1672).
b. Hệ quả
Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) và Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) gây ra nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia-dân tộc.
- Hệ quả tiêu cực:
- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).
+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.
+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.
- Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
1. Thành tựu quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp Anh:
Có nhiều thành tựu quan trọng trong cách mạng công nghiệp tại Anh, nhưng nếu phải chọn ra một thành tựu quan trọng nhất, đó có thể là phát minh và sự phổ biến của máy hơi nước. Máy hơi nước đã cách mạng hóa các ngành công nghiệp từ dệt may, khai thác than đến vận tải, đặc biệt là việc sáng tạo ra động cơ hơi nước cho phép các nhà máy không còn phụ thuộc vào đặc điểm địa lý như sự có mặt của dòng nước. Điều này đã giúp nền kinh tế Anh tăng trưởng nhanh chóng và giữ vị thế dẫn đầu trong cách mạng công nghiệp.
2. Lí do để phản đối xung đột nam bắc triều chiến tranh Trịnh-Nguyễn:
- Hao tổn về người và tài sản: Những cuộc chiến kéo dài đã gây ra biết bao tổn thất về người và của cải, làm giảm sút lực lượng lao động và nguồn lực kinh tế.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước: Xung đột kéo dài khiến cho cả hai bên phải tập trung vào chiến tranh thay vì xây dựng và phát triển đất nước.
- Gây sự chia rẽ giữa miền Nam và miền Bắc: Mâu thuẫn giữa hai triều đại làm chia rẽ lòng dân, tạo nên một bức tường ảo giữa miền Nam và miền Bắc.
- Mở đường cho các thế lực ngoại xâm: Sự yếu kém và chia rẽ giữa hai triều đại có thể làm mất cơ hội đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài.
Câu thơ dân gian "Khôn ngoan qua được Thanh Hà, Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy" thể hiện sự xung đột giữa hai dòng họ Trịnh và Nguyễn. Xung đột này có thể liên quan đến mâu thuẫn giữa các thế lực phong kiến và nhân dân, hoặc giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Kim. Tuy nhiên, để biết thêm chi tiết về xung đột này, có thể cần tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn tư liệu lịch sử.