Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)
- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được
* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau
* Biểu hiện:
- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà
- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi
- Học trò lễ phép chào thầy cô
- Bạn bè chào nhau thân mật
- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp
* Nguyên nhân:
- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức
- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế
KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt
Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)
- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được
* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau
* Biểu hiện:
- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà
- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi
- Học trò lễ phép chào thầy cô
- Bạn bè chào nhau thân mật
- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp
* Nguyên nhân:
- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức
- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế
KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Thao tác lập luận bình luận (0,5)
Câu 2: Biểu hiện (0,5):
– Đứng xung quanh hò hét cổ vũ
– Dùng điện thoại để chụp, quay lại cảnh bạo lực
Câu 3: Hậu quả của nạn bạo lực học đường (1,0):
– Ảnh hướng tới sức khỏe, tinh thần của nạn nhân
– Đối với người gây ra bạo lực: ảnh hướng tới nhân cách, công việc, học tập, tương lai.
– Gây ra tình trạng bất ổn trong xã hội, gây hoang mang dư luận
Câu 4: (1.0) Học sinh nêu được quan điểm của mình về biện pháp hạn chế nạn bạo lực học đường, câu trả lời hợp lí, thuyết phục và đảm bảo đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
ko đúng thì thôi còn đúng thì tk nha
Bạo hành bằng lời nói là hành động dùng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt cảm xúc, tâm lý cho người khác. Đối với những nạn nhân đặc biệt là lứa tuổi học đường thì tổn thương bằng bạo hành lời nói càng được nhân lên sâu sắc. Những đứa trẻ bị bạo hành bằng lời nói thường tự ti, vẫn tồn tại cảm giác sợ hãi trước lời nói của người khác. Chúng đặt ra cho mình những giới hạn, những vùng cấm địa nhốt mình trong một không gian thế giới của riêng mình. Điều ấy ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con người. Đứa trẻ không thể phát triển toàn diện về nhân cách và lối sống. Trái tim đóng khép không còn mở ra cánh cửa nào tiến đến cuộc sống bên ngoài. Những cảm xúc tiêu cực dần dồn nén từ những lời nói công kích của đối tượng bạo hành dần trở thành một con rắn độc ăn mòn tinh thần của đứa trẻ và có thể chúng sẽ rơi vào một trạng thái bệnh - trầm cảm. Chúng ta biết đến Hạ Hồng Việt với bộ tranh " ngưng ngược đãi" gây xúc động ảnh tới truyền thông. Bộ tranh là những lời nói bạo lực mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Không ai nghĩ nó là bạo lực, nhưng nó gây tổn thương như bất cứ loại bạo nào. Mỗi hành động bạo lực ngôn từ đều đem đến một tác hại tiêu cực đến với người nghe. Sâu thẳm trong tâm hồn của những người đã phải trải qua đều có những vết nứt mãi mãi không thể liền lại. Đối với xã hội, nó như một cái gai mọc lên gây hoang mang, nhức nhối len lỏi tồn tại cùng sự phát triển của xã hội. Lời nói là một công cụ giao tiếp kết nối những mối quan hệ giữa người với người được gần nhau hơn không phải dùng để giày xéo, sử dụng như là một "kẻ sát nhân" ẩn mình giết hại con người từ bên trong. Ngôn tử sắc hơn dao có sức hủy diệt hơn bất kỳ lưỡi hái nào của Tử thần. Chỉ cần một nhát chém cũng có thể đưa con người đến với bờ vực sinh tử. Nhưng nếu biết sử dụng lời nói nói vào mục đích đúng đắn ăn thì nó có thể trở thành liều thuốc kỳ diệu chữa lành cho mọi gọi căn bệnh tinh thần. Tổn thương trong bạo lực ngôn từ là không thể tránh. Nhưng yêu thương anh chính là cách để hàn gắn, để thay đổi, giảm đi tình trạng bạo lực lời nói đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Lưng chừng tuổi trẻ nhiệt huyết nhưng cũng đầy chênh vênh, nhưng tôi cảm thấy mình đủ lớn để hiểu những tác hại bài của bạo lực lời nói trong học đường cũng như là cuộc sống. Chính tôi và các bạn - một phần của xã hội này đều phải có trách nhiệm đẩy lùi loại bạo lực này, chữa lành vết thương của những nạn nhân một lần nữa đưa hạnh phúc trở về với họ.
Lời nói của chúng ta có lẽ đã từ rất lâu được tạo nên từ ngôn ngữ mà ông cha ta từ ngàn xưa để lại. Thế nhưng, việc sử dụng ngôn ngữ nói cho đúng mức, đúng lễ độ, thân phận của mình thì ngày nay mỗi chúng ta vẫn chưa hoàn thiện đúng.Vì đôi khi bực tức sinh nông nổi mà một số người cố tìm cách đả thương người khác bằng cách nói ra lời lẻ thiếu văn hoá. Có nhiều các bạn buộc miệng nói cho vui. Nguyên nhân đến từ việc bắt chước người lớn hơn chửi rủa, nói năng bậy bạ. Còn một số thì cãi lời cha, mẹ của mình nói ra những lời vô lễ. Ấy còn chưa kể đến một tình cảnh các bạn quen miệng, tới đâu cũng nói ra những từ ngữ tục tỉu. Điển hình là ở trường học của em. Dường các bạn không chỉ nói những lời trêu gẹo bình thường nữa mà thay vào đó là chửi tục và lấy đó làm thú vui. Có câu thơ như thế này:
“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"
Câu thơ nhằm nhắn nhủ cho những " con chim" hay hót hãy hót một cách trong sách và con người nên nói lời nói chân tình thay vào lời chửi rủa. Em mong rằng nếu ai cũng nhìn nhận ra vấn đề của việc ăn nói thì có lẽ, và sắp tới mọi người sẽ gắn kết với nhau hơn.