Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1 :
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :
—Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
Bài 2:
Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ?
Trả lời:
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước :
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo, Malaysia.
Bài 3:
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Câu 1:
- Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn do lãnh chúa làm chủ. Trong đó có lâu đài và thành quách,.......
- Đặc trưng kinh tế : Tự cung tự cấp.
Câu 2:
- Nguyên nhân:
+ Do sản xuất phát triển cần nguyên liệu và thị trường
+ Do tiến bộ về kĩ thuật hàng hải, la bàn và kĩ thuật đóng tàu là điều kiện để thực hiện những cuộc phát kiến địa lí
- Kết quả:
+ Mở rộng thị trường
+ Tìm ra những con đường nối liền châu lục
+ Để lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản.
Câu 3:
- Nguyên nhân:
+ Do chế độ phong kiến đàn áp
+ Do giai cấp tư sản không có địa vị về chính trị xã hội
- Nội dung:
Đấu tranh khôi phục lại nền văn hoá Hy Lạp, Rô-ma cổ đại đồng thời sáng tạo văn hoá giai cấp tư sản.
1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á
2,
+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.
+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:
- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn
-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến
-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....
+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa
+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ
THAM KHẢO:
1+2.Bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX:
Giai đoạn | Nội dung chính |
Thế kỉ VII - X | Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc: Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, Vương quốc của người Môn, người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va,… |
Thế kỉ X - XIII | Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. |
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX | Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. |
3.Phù Nam,Chân Lạp,Lâm Ấp,Đại Việt,...
**Tham khảo**
- Thành tựu về chữ viết: Nhiều chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á như Cmpuchia, Lào, Thái Lan,... được sáng tạo theo kiểu chữ Phạn Ấn Độ
- Thành tựu văn học: Từ 2 bộ sử thi của Ấn Độ, nhiều nước Đông Nam Á đã tạo ra những tác phẩm văn học đồ sộ cho riêng mình
- Tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo ảnh hưởng lớn đến toàn bộ Đông Nam Á
hoctott
gup voi
Thành tựu nổi bật nhất về văn hóa là kiến trúc và điêu khắc
- Những thành tựu này chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ, Trung Quốc vì : các đền, chùa, mái đình và một số công trình kiến trúc khác đều có mái cong, uốn lượn hình rồng như kiến trúc Trung Quốc. Hoặc một số khu đền tháp có hình tháp nhọn, nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu hay các khu đền đều xây bằng đá có mái tròn như chiếc bát úp do ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.