Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo đoạn này nhé!
Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.
Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.
Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.
Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:
- Thu, con!
Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “ Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”
Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:
- Vào ăn cơm
- Cơm chín rồi
Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.
Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?
Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.
Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.
Gợi ý
- Tôi xa nhà đi kháng chiến, lúc đó, con tôi - bé Thu chưa đầy một tuổi.
- Mãi khi con gái lên tám tuổi, tôi mới có dịp về thăm nhà, thăm con.
- Bé Thu không nhận ra tôi vì vết thẹo bên má phải làm cho tôi không giống với người cha mà nó đã thấy trong ảnh.
- Con đối xử với tôi như người xa lạ, nhất định không chịu gọi tôi bằng ba.
- Đến lúc bé Thu nhận ra tôi, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong con, thì cũng là lúc tôi phải trở về đơn vị.
- Ở khu căn cứ trong rừng, tôi ân hận vì đã đánh con, tôi dồn hết tình cảm vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con.
- Nhưng trong một trận càn, tôi đã hy sinh.
- Trước lúc nhắm mắt, tôi đã kịp trao lại chiếc lược cho ông Ba, người bạn thân của tôi
*Chú ý các chi tiết
Tâm trạng bé Thu trước khi nhận ra tôi là cha:
- Hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy kêu thét lên.
- Chỉ gọi trống không, không chịu gọi tiếng “ba”.
- Hất cái trứng cá mà tôi gắp cho.
- Bỏ về nhà bà ngoại, cố ý khua dây cột xuồng kêu thật to. Sợ hãi, lạnh nhạt, xa cách, ương ngạnh.
Ngoài trời mưa tầm tã. Chiếc lán anh em tôi dựng hôm nào dột lỗ chỗ. Sau khi đánh thắng trận càn ác liệt của địch, anh em tôi quây quần bên nhau nghỉ ngơi, đàn hát và kể chuyện gia đình. Đó thực sự là những phút giây quý giá trong đời lính chúng tôi. Như thường lệ, tôi lôi từ trong áo ra chiếc lược làm bằng ngà đang làm dở để trau chuốt những công đoạn cuối cùng. Cầm chiếc lược trên tay, nỗi nhớ bé Thu trong tôi bỗng dâng lên mãnh liệt, cồn cào gan ruột. Tôi đem cuộc gặp gỡ của hai cha con bữa trước kể cho đồng đội nghe, hi vọng sẽ khuây khoả phần nào…
Thấm thoắt cũng đã tám năm ròng kể từ ngày tôi từ biệt quê hương, gia đình, bạn bè tham gia vào cuộc kháng chiến trường kì của dàn tộc. Dẫu cho má nhỏ có vượt rừng thăm tôi vài lần, dẫu cho tấm ảnh má con nó vẫn được nâng niu và nhìn ngắm mỗi ngày thì cái cảm giác được gặp con, được ôm ấp cái “hình hài máu mủ” ấy vào lòng vẫn khiến tôi khao khát…
Con xuồng nhỏ đang trên đường cập bến, đem theo khát khao của tôi về với quê nhà.
Trước mặt tôi, hình ảnh những hàng dừa nước nghiêng mình xuống dòng kênh trước nhà bỗng chốc hiện ra. Bất chợt tôi nhìn thấy một bé gái độ tám tuổi, tóc cắt ngắn, mặc chiếc áo bông đang chơi dưới gốc cây trước nhà. Linh cảm của một người cha khiến tôi nhận ra đó chính là bé Thu – đứa con gái bé bỏng mà tôi khao khát, mong mỏi gặp mặt bấy lâu nay.
Xuồng cập bến, tôi nhảy vọt lên bờ không để ý thấy dưới xuồng mọi người bị tôi làm cho chao đảo.
– Thu! Con!
Tôi hét thật to và chạy đến gần con. Với cuộc trở về đầy bất ngờ này tôi nghĩ con bé sẽ chạy thật nhanh đến mà ôm chầm lấy tôi, sẽ kêu to lên cho má nó trong nhà biết. Tôi dang hai tay, mở sẵn lòng để đón đứa con gái bé bỏng.
– Ba đây con!
Nhưng, lạ chưa kìa, con bé ngơ ngác, tròn mắt ngạc nhiên như cố vắt óc ra xem tôi là ai. Tôi vẫn hi vọng và bước đến gần nó với đôi tay dang rộng. Nhưng thật lạ, con bé không chạy lại như tôi tưởng, nét mặt nó trở nên sợ sệt. Nó hét toáng lên: “Má! Má!” rồi vội vàng chạy vô nhà.
Tôi điếng, người, hai tay buông thõng. Tôi nhìn theo nó đang chạy vô nhà thật nhanh, chẳng dám quay mặt lại. Quay sang anh Ba, chúng tôi cùng lắc đầu. Anh Ba an ủi:
– Thôi, cứ yên tâm, trước sau gì nó cũng nhận ra cậu. Bố nó chứ ai mà nó lại không chịu nhận.
Tôi cười mà nước mắt như muốn trào ra. Tại sao lại thế này? Đúng lúc đó, má nhỏ chạy ra mừng rỡ đỡ cái ba lô trên vai tôi rồi chạy đi báo tin cho mọi người.
Giữa bộn bề những lời thăm hỏi của họ hàng làng xóm, dù cho phấn khởi thật nhưng tôi vẫn cảm thấy trong lòng trống trải. Thỉnh thoảng tôi đưa mắt lén nhìn con nhưng nó vẫn cứ trốn tránh cái nhìn của tôi. Trái tim tôi như rỉ máu.
Vì đường sá xa xôi, tôi chỉ được ở nhà có ba ngày. Tôi dành toàn bộ thời gian của mình cho gia đình, đặc biệt là cho con. Đến bữa cơm, má nhỏ sai nó ra gọi tôi vô ăn cơm. Nó vùng vằng, lắc đầu nguầy nguậy không chịu gọi. Má nó đâm cáu, quơ đũa bếp dọa đánh đòn, nó mới tức tưởi gọi vọng ra từ cửa bếp:
– Vô ăn cơm!
Câu nói đầu tiên nó nói với tôi từ khi trở về lại là một câu trống không. Tôi lặng người nhưng tôi cũng hiểu rằng khoảng cách tám năm đã ngăn cản tình cảm của cha con tôi. Tôi vẫn hi vọng, vẫn trông chờ tiếng gọi “ba” của nó.
Bữa khác, má nó đang nấu cơm thì chạy vội đi mua thức ăn, dặn nó trông nồi. Nồi cơm sôi sùng sục, nó cầm đôi đũa đảo đi đảo lại mấy lượt. Nhưng đến công đoạn chắt nước, nó lượng sức mình không nhấc nổi mới cầu viện đến tôi:
– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!
Lại một câu nói trổng, tôi lặng im không đáp, tiếp tục nhâm nhi chén trà đặc với anh Ba. Tôi cố tình tỏ ra không nghe thấy để mong sao con bé sẽ gọi một tiếng “ba” ấm áp, trìu mến. Nhưng không, con bé vẫn chẳng chịu gọi tôi là ba. Nó loay hoay hồi lâu rồi lấy cái vá múc ra từng vá nước. Con bé đáo để thật!
Đến bữa cơm, tôi gắp miếng trứng cá to đặt vào bát nó:
– Ăn đi con!
Nó không nói gì, rồi bất thần hất miếng trứng ra, cơm vãi tung tóe khắp mâm. Tôi giận quá, không kìm chế được, lấy tay phát liền hai cái vào mông nó, mắng:
– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?
Đánh con xong lòng tôi đau như xát muối. Lạ thay, nó chẳng khóc, cũng chẳng phụng phịu đạp đổ mâm cơm hay nhổ thức ăn trong miệng ra như những đứa trẻ khác. Nó cúi gằm mặt, lặng lẽ gắp miếng trứng cá vô chén, để ngay ngắn rồi lẳng lặng ra thuyền, sang bên nhà ngoại. Lúc này, tôi thấy ân hận hơn là giận con. Con bé không có lỗi, tất cả là do chiến tranh đã ngăn cách ba con chúng tôi. Đêm đã về khuya, tôi nằm thao thức không sao ngủ nổi, không biết giờ con bé thế nào rồi? Chắc nó giận và ghét tôi lắm. Không hiểu sao nước mắt tôi cứ trào ra.
Sáng hôm sau tôi lên đường. Bận bịu chào mọi người, tôi không còn thời gian nghĩ tới nó nữa. Trước khi đi, tôi quay ra tìm con. Nó đang đứng ớ góc nhà, thẫn thờ nhìn tôi, ánh mắt không còn hờn trách tôi nữa. Tôi muốn chạy đến ôm hôn từ biệt con nhưng sợ con bỏ chạy nên tôi chỉ đứng từ xa, nhìn thẳng vào mắt nó khe khẽ nói:
– Ba đi nghe con!
Tôi vội quay mặt đi ngay. Nhưng trong lúc mọi người đều nghĩ nó sẽ lặng thinh thì:
– Ba..a…a…ba!
Trời ơi! Tai tôi có nghe nhầm không vậy? Cái Thu đang gọi tôi đấy ư? Tôi còn chưa hết bàng hoàng thì con bé chạy đến ôm chầm lấy tôi và nói trong tiếng nấc nghẹn ngào:
– Con không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con cơ!
Nói rồi, nó hôn lên cổ, lên tóc, lên má và lên cả vết thẹo dài trên má tôi. Tôi ôm nó vào lòng và thấy thật ấm áp biết bao. Tôi nói:
– Ba đi rồi ba lại về với con!
– Không!
Hai tay nó ôm chặt lấy cổ tôi. Đôi chân quặp ngang hai bên hông của tôi. Nó nức nở khóc và tôi cũng thấy khóe mắt cay cay. Đến khi má nó và bà ngoại dỗ dành, con bé mới chịu buông tôi ra. Nước mắt lưng tròng, nó nức nở ;
– Ba đi rồi về mua cho con cây lược nghe ba!
Tôi gật đầu không thốt nên lời. Vì nhiệm vụ một lần nữa tôi gạt nước mắt ra đi, lên đường chiến đấu. Lần này, trong hành trang của mình, tôi mang theo lời hứa với con gái bé bỏng. Chắc chắn, tôi sẽ làm một cây lược thật đẹp để gửi về cho con… Ông trời như cũng chiều lòng ba con tôi. Một hôm khi đang tìm kiếm chất liệu làm lược trong rừng, tôi bất ngờ nhặt được một khúc ngà nho nhỏ. Tôi sung sướng vô cùng vì khúc ngà này sẽ giúp tôi làm một chiếc lược xinh xắn cho con bé. Chắc nó đang mong tôi lắm. Công việc làm lược không nhanh chóng như tôi tướng. Ngày ngày, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tôi lại ngồi tỉ mẩn cưa từng chiếc răng lược một. Cứ thế… cứ thế rồi cũng đến ngày cây lược được hoàn thiện. Như để đánh dấu kỉ vật của hai ba con, tôi đã khắc lên sống lưng lược hàng chữ nhỏ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Hi vọng rằng con bé sẽ thích và vui khi nhận được món quà này
Tôi còn nhớ như in, những ngày đầu khi ba về, nhìn vết thẹo dài trên má của ba, tôi vừa sợ, vừa không tin đó là ba. Những ngày ba ở nhà, tôi bướng bỉnh không nhận ba. Cho tới khi được bà ngoại giải thích, lúc tôi nhận ra ba cũng là lúc ba phải trở lại chiến trường. Lúc chia tay ba, tôi sợ ba đi mất, tôi hét lên “ba ở nhà với con” trong tiếng nức nở, rồi tôi quắp hai chân chặt lấy người ba, tôi hôn ba cùng khắp, rồi còn đòi ba hứa tặng tôi cây lược ngà.
Tham khảo:
Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.
Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.
Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.
Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:
- Thu, con!
Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “ Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”
Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:
- Vào ăn cơm
- Cơm chín rồi
Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.
Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?
Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.
Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.
Nhưng khi nghe câu trả lời của ngoại, lòng tôi lại thấy ân hận vô cùng. Ngoài bảo ba tôi là anh hùng, vết sẹo đó là do đánh nhau với tụi giặc mà có. Tụi giặc độc ác, cướp phá, giết hại đồng bào ta. Ba tôi đã anh hùng chiến đấu với tụi nó, nên mới có vết sẹo vậy.
Trời ơi, vì vết sẹo đó mà tôi không nhận ba, xa lánh và hắt hủi ba mấy ngày nay. Tôi thấy ân hận quá, nghĩ lại những việc mình đã làm, tôi thấy có lỗi với ba quá. Ba đã mong nhớ tôi đến chừng nào, vậy mà tôi đã xa cách ba, làm cho ba phải giận, phải buồn lòng. Tôi còn chưa kịp gọi tiếng Ba cơ mà.
Sáng hôm sau khi cùng ngoại về nhà, tôi thấy mọi người đã đứng kín ngoài sân. Mọi người đến chào và động viên ba lên đường chiến đấu. Má thì lo sắp xếp đồ vào chiếc ba lô nhỏ của ba. Tôi hết đứng ở góc này. rồi dựa lưng vào góc khác. Tôi muốn lại gần ba, nhưng cứ bị điều gì đó cản lại.
Đến khi nhìn ba mang ba lô trên vai, nhìn tôi khẽ nói “ Thôi ba đi nghe con” thì mọi thứ trong tôi chợt vỡ òa.
- Ba!
Tiếng ba Tôi đã dồn nén suốt bao lâu, giờ bật tung ra thành tiếng rõ ràng. Tiếng Ba như chất chứa sự nhớ mong, ân hận và nuối tiếc vì những gì đã làm cho ba mấy ngày qua. Tôi chạy thật nhanh tới, ôm ba và òa khóc.
Người ba mà tôi suốt 8 năm trời mong nhớ đã bị tôi ghẻ lạnh, giờ lại một lần nữa đi xa không biết khi nào gặp lại. Tiếng ba mà không biết khi nào tôi mới được gọi lần nữa.
Tôi ôm Ba, hôn lên mặt Ba, cả trên vết sẹo đỏ làm tôi thấy sợ hãi và xa cách ba mấy hôm nay. Tôi giữ chặt, không muốn cho ba đi. Tôi muốn giữ Ba lại bên mình mãi, không cho ba rời xa tôi thêm phút giây nào nữa.
Nhưng vì nhiệm vụ, ba vẫn phải lên đường. Trước khi đi, tôi mong muốn ba sẽ làm cho tôi một chiếc lược để chải tóc. Từng ấy năm sau đó, tôi và má sống trong sự chờ đợi và nhớ mong ba da diết. Ngày hôm nay, khi nhận lại kỉ vật của ba trên tay Bác Ba, chiếc lược ngà mà ba tỉ mỉ làm và khắc lên dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
Lòng tôi lại một lần nữa quặn thắt, nước mắt rơi liên hồi. Vậy là tôi đã không có cơ hội được gặp lại cha lần nữa, cha tôi đã anh dũng hy sinh. Nhưng đến phút cuối cùng, ba vẫn ôm ấp và gửi gắm kỷ vật để đồng đội ba trao lại cho tôi. Tôi càng thêm thương nhớ ba.
Bây giờ tôi đã trở thành một giao liên, phục vụ cho công tác của cách mạng. Nhìn chiếc lược ngà ba để lại, lòng tôi càng thêm quyết tâm. Tôi sẽ cố gắng sống và chiến đấu, tiếp bước chân truyền thống cha anh. Tôi sẽ để ba luôn tự hào về cô con gái nhỏ của mình.
Đối với tôi hạnh phúc lớn nhất cả cuộc đời này là có được bé Thu - đứa con gái đầu lòng của tôi. Dù đã xa con gần tám năm nhưng không ngày nào là tôi không nghĩ đến cái ngày gia đình được đoàn tụ. Và cuối cùng cơ hội cũng đã đến với tôi khi tôi được về phép trong ba ngày lòng tôi vui sướng khôn tả nghĩ đến cái cảnh đứa con gái yêu quí của mình chạy lại ôm tôi vào lòng và được nó gọi một tiếng ba thì hạnh phúc biết bao.
Nhưng tất cả mọi thứ đều trái ngược với cái mơ ước nhỏ nhoi ấy, đứa con gái mà tôi hằng mong nhớ lại xem tôi như một người xa lạ, xem người cha ruột này như một người dưng qua đường không hề quen biết vì trên má tôi có một vết thẹo dài không giống với người trong ảnh chụp cùng với má nó.
Ờ thì, có lẽ nó cư xử như vậy là đúng thật vì khi mà tôi lên đường đi chiến đấu khi nó chưa tròn 1 tuổi nữa mà, còn quá nhỏ để ghi khắc hình ảnh của người cha này và cũng chưa đủ lớn để nhận biết được sự tàn khốc của chiến tranh mang lại nên lúc nào đối với tôi nó cũng nói trổng, mặc cho tôi có làm gì, có nói ra sau thì mọi thứ đều như công dã tràng.
Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Mở bài
Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le
- Ông Sáu: nhân vật chính, nhiều phẩm chất cao đẹp, là người cha hết lòng thương yêu con
TB:
Hoàn cảnh của nhân vật
- Ông Sáu một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ mãi tới khi con gái 8 tuổi mới được trở về
- Ông Sáu đại diện cho người dân Nam bộ yêu nước, kiên trung
- Ông Sáu là người có tình yêu thương con tha thiết
Tình cảm sâu nặng của ông Sáu thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà, khi ông ở trong rừng tại chiến khu (2 điểm)
* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê
- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp
- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con
- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu
* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu
- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông
- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông
- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
KB: Ông Sáu là người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng để cống hiến cho kháng chiến và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng không gì sánh nổi. Sức hấp dẫn của truyện được tác giả xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo
- Trình bày sáng rõ, khoa học, bố cục mạch lạc, không sai chính tả
Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Mở bài
Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le
- Ông Sáu: nhân vật chính, nhiều phẩm chất cao đẹp, là người cha hết lòng thương yêu con
TB:
Hoàn cảnh của nhân vật
- Ông Sáu một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ mãi tới khi con gái 8 tuổi mới được trở về
- Ông Sáu đại diện cho người dân Nam bộ yêu nước, kiên trung
- Ông Sáu là người có tình yêu thương con tha thiết
Tình cảm sâu nặng của ông Sáu thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà, khi ông ở trong rừng tại chiến khu
* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê
- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp
- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con
- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu
* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu
- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông
- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông
- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
KB: Ông Sáu là người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng để cống hiến cho kháng chiến và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng không gì sánh nổi. Sức hấp dẫn của truyện được tác giả xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo
- Trình bày sáng rõ, khoa học, bố cục mạch lạc, không sai chính tả.