Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung : Nói về tình yêu đôi lứa giữa trai gái của hai vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam.
Nghệ thuật : Điệp từ ( đồng )
Cái xứ sở lạ lùng trong câu ca dao trên đã chỉ ra sự khác biệt đến kinh ngạc so với những vùng đất quê hương Thuận Quảng: địa hình, địa thế cảnh quan tự nhiên cũng khác; mưa nắng, khí hậu thủy văn cũng lạ và đặc biệt là thú dữ - nhất là cọp và sấu lềnh khênh. Họ phải tiêu diệt sấu tiêu diệt cọp để làm chủ khai hoang.Nhưng họ sợ sấu sợ cọp. Họ tôn thờ gọi sấu là thần còn coi hổ là ông.
Sự có mặt của lưu dân Việt trước năm 1698 ở vùng đất Đồng Nai - Gia Định là cơ sở quan trọng cho việc các chúa Nguyễn thực hiện những kế hoạch của mình khi mở mang quốc gia về phía Nam.
Trong những lớp di dân đến khai khẩn, người Việt đến Đồng Nai khá sớm. Trong vốn văn hóa dân gian của người Việt, vùng đất Đồng Nai được nhắc đến trong nhiều ca dao. Tùy thuộc vào nội dung bài hay câu ca dao mà những thế hệ di dân thuở đầu phản ánh vùng đất Đồng Nai qua nhiều góc nhìn khác nhau, gắn liền với những sự kiện, chuyện tích liên quan...
Có lẽ, câu ca dao quen thuộc nhất, được nhiều người hay nhắc đến là:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Câu ca dao này nhắc đến địa danh Nhà Bè - chuyện tích cảm động về nhân vật Thủ Huồng xưa làm bè ở ngã ba sông để làm từ thiện, tích đức. Nơi ngã ba sông ấy chia đôi đường để đi đến Gia Định hay Đồng Nai. Đất Đồng Nai như mời gọi những ai muốn đến, muốn về.
Xứ sở Đồng Nai của một thời, muôn ngàn khó khăn đối với những người di dân thuở khai khẩn, được thể hiện trong câu ca:
Đồng Nai xứ sở lạ lùng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Thế nhưng, vùng đất rộng người thưa ấy qua một thời được khai khẩn đã trở thành vùng đất mới đầy hứa hẹn. Người di dân đến đây tìm được nguồn lợi và mưu cầu về một cuộc sống tốt hơn. Không những thế, xứ sở này được họ khai phá trở thành một nơi danh tiếng:
Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
hay:
Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô.
hoặc:
Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.
Vùng Đồng Nai trở nên danh tiếng khi trở thành vùng có nước ngon, gạo nhiều. Đồng Nai trở thành một nơi sản xuất lúa gạo lớn của cả vùng đất phương Nam, được nhắc đến trong câu: "Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang". Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (năm 1820) có viết: "Bà Rịa là đầu trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu...".
Đồng Nai có con sông lớn, nước ngọt, trong xanh. Phát tích từ cao nguyên Langbian, sông Đồng Nai vượt qua bao thác ghềnh, núi đồi để hòa biển Đông. Những nơi dòng sông đi qua để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú từ Cát Tiên đến thác Trị An, làng Tân Triều...
Đồng Nai nguồn mọi cao sang
Chảy xuống hai hàng, hàng Đại, hàng Sâm.
Hàng Sâm là một địa danh của thác Trị An, ngọn thác cuối cùng trên dòng chảy sông Đồng Nai. Thác Trị An gắn liền với những truyền thuyết lý thú.
Danh xưng Đồng Nai còn được nhắc đến như một đối sánh với đất kinh kỳ "Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai". Hình ảnh của sông Đồng Nai đi với chùa Thiên Mụ vang danh xứ Huế như một điều thề hứa vững chắc:
Bao giờ cạn nước Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
Hơn ba trăm năm có lẻ, Biên Hòa xưa - Đồng Nai nay, trải qua bao biến thiên lịch sử đã ghi lại nhiều dấu ấn trong diễn trình hình thành và phát triển. Trên vùng đất này, nhiều địa danh, di tích, vùng đất, con sông, bến nước, làng quê, cù lao... với tên gọi, đặc điểm riêng được nhắc đến nhiều trong những bài ca dao thân thuộc.
- Nước Đồng Nai sóng dồi lên xuống
Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi.
- Ngó lên Châu Thới có đám mây bạch
Ngó xuống Rạch Cát thấy con cá trạch đỏ đuôi.
- Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá buôi sầu huyết Phước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An...
Những bài ca dao ấy là một phần trong di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này giúp chúng ta hiểu biết thêm về Đồng Nai hiện nay.
Nội dung:
- Thể hiện nên những danh nhân nổi tiếng ở Đồng Nai.
- Sự tự hào về vốn trí thức người Đồng Nai.
Thủ Ðức nem nướng, Ðiện Bà Tây Ninh.
- Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã
Thuốc Ðồng Môn thuốc hút phà hơi
Trầu nồng thuốc thắm ai ơi
Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.
- Rủ nhau đánh cá Đồng Nai
Cá kia chẳng được một ngày đến trưa
Sầu em nước mắt như mưa .
- Bao giờ cạn lạch (rạch) Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyề n .
Biển Đông sóng dợn cát đùa,
Sánh đôi không đặng lên chùa anh tu.
- Bao giờ cạn rạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
- Rồng chầu ngoài Huế ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người quân tử lạc loài tới đây,
Tới đây thì ở lại đây
Bao giờ bén rễ xanh cây sẽ về!
- Biên Hòa xứ bưởi thanh thanh
Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình
Anh đây lên thác xuống ghềnh
Đá mòn sông cạn quyết chung tình với em.
- Bốn mùa em chẳng phải lo
Gạo Đồng Nai, Vải Nghệ Tĩnh, ấm no trọn đời.
- Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì bánh lái chiếc thuyền anh to
Suốt đời em chẳng phải lo
Gạo Đồng Nai, vải Nghệ Tĩnh ta ấm no trọn đời .
- Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
- Chim bay về núi Biên Hòa
Chồng đây vợ đó ai mà muốn xa.
- Ai ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
- Ai về Phú Hội, Phước Thiền
Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.
- Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá Bui, sò huyết Phước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng rạch Nhum.
- Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lí
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
- Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.
- Đồng Nai nước ngọt gió hiền
Biên Hùng muôn thuở tiếng truyền an vui.
-Ăn bưởi thì hãy đến đây
Đến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành.
- Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
- Trần gian địa ngục là đây
Đồn điền Đất Đỏ nơi Tây giết người.
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô.
- Nước sông Đồng Nai sóng dồi lên xuống
Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi
Bậu với qua hai mặt một lời
Trên có trời, dưới có đất
Nguyện sông cạn non dời cũng chẳng xa.
- Ngày xưa giặc Pháp sang đây
La Ngà máu đổ chôn thây quân thù.
- Nhà Bè nước chảy phân hai
Lòng Tàu, Soài Rạp, Đồng Nai oai hùng.
- Biên Hòa có bưởi Thanh Trà
Thủ Ðức nem nướng, Ðiện Bà Tây Ninh.
- Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã
Thuốc Ðồng Môn thuốc hút phà hơi
Trầu nồng thuốc thắm ai ơi
Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.
- Rủ nhau đánh cá Đồng Nai
Cá kia chẳng được một ngày đến trưa
Sầu em nước mắt như mưa .
- Bao giờ cạn lạch (rạch) Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyề n .
Biển Đông sóng dợn cát đùa,
Sánh đôi không đặng lên chùa anh tu.
- Bao giờ cạn rạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
- Rồng chầu ngoài Huế ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người quân tử lạc loài tới đây,
Tới đây thì ở lại đây
Bao giờ bén rễ xanh cây sẽ về!
- Biên Hòa xứ bưởi thanh thanh
Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình
Anh đây lên thác xuống ghềnh
Đá mòn sông cạn quyết chung tình với em.
- Bốn mùa em chẳng phải lo
Gạo Đồng Nai, Vải Nghệ Tĩnh, ấm no trọn đời.
- Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì bánh lái chiếc thuyền anh to
Suốt đời em chẳng phải lo
Gạo Đồng Nai, vải Nghệ Tĩnh ta ấm no trọn đời .
- Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
- Chim bay về núi Biên Hòa
Chồng đây vợ đó ai mà muốn xa.
- Ai ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
- Ai về Phú Hội, Phước Thiền
Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.
- Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá Bui, sò huyết Phước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng rạch Nhum.
- Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lí
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
- Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.
- Đồng Nai nước ngọt gió hiền
Biên Hùng muôn thuở tiếng truyền an vui.
-Ăn bưởi thì hãy đến đây
Đến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành.
- Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
- Trần gian địa ngục là đây
Đồn điền Đất Đỏ nơi Tây giết người.
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô.
- Nước sông Đồng Nai sóng dồi lên xuống
Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi
Bậu với qua hai mặt một lời
Trên có trời, dưới có đất
Nguyện sông cạn non dời cũng chẳng xa.
- Ngày xưa giặc Pháp sang đây
La Ngà máu đổ chôn thây quân thù.
- Nhà Bè nước chảy phân hai
Lòng Tàu, Soài Rạp, Đồng Nai oai hùng.
À đc thôi mk sẽ giúp cậu ak
* Ca dao,tục ngữ:
Ai về Hậu Lộc Phú Điền
Nhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.
- Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.
- Có chàng Công Tráng họ Đinh
Dựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây
- Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.
- Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
- Phất cờ chống nạn xâm lăng
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.
( Ca ngợi Trương Công Định )
- Ru con con ngủ cho lành
Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cởi voi đánh cồng.
- Từ ngày Tự Đức lên ngôi,
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ bình thì mới dễ làm ăn.
( Bình thì: thời bình; Thì là là húy của Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) .
- Từ khi Tự Đức lên ngôi
Vỡ đường Thiệu Trị vỡ đôi năm liền
Mong cho thiên hạ lòng thuyền
Trong làng lại có chiếc thuyền đi qua.
- Trách lòng Biện Nhạc chẳng minh
Làm cho con gái thất kinh thất hồn
Trách lòng biện Nhạc làm kiêu
Làm cho con gái nhiều điều phiền lo.
( Lịch sử thời Tây Sơn - Nguyễn Nhạc làm biện lại ở Huyện )
*Thơ:
THƯƠNG VỀ ĐÀ LẠT
Thơ: Sinh Hoàng
Nhớ Đà Lạt một chiều thông reo nắng
Thác Cam ly chảy mãi những ưu tư
Than Thở ơi phảng phất lớp sương mờ
Xuân Hương đọng những lời thương xứ lạnh
Con dốc dài hút xa trong chiều vắng
Len rừng cây nẻo đồi núi chập chùng
Hoa dã quỳ nở muộn úa chiều đông
Như anh đấy héo lòng thương Đà Lạt
Người em gái tay đan len thoăn thoát
Dệt bao tình ủ ấm gửi cho ai
Em khe khẽ rung lên từng câu hát
Thành phố Buồn, thương cuộc tình phôi phai
Anh vẫn nhớ con đường về Trại Mát
Xuôi con đèo về thăm lại Đơn Dương
Ngả ba Phi Nôm ai chờ ai đứng đợi
Áo len choàng có đủ ấm chiều buông
Đà Lạt ơi! Tạ từ rồi nhớ lắm
Chuông nhà thờ vang vọng mãi trong anh
Chiều về xuôi mây trắng lắm giăng thành
Phía sau ấy một bông hoa...anh nhớ.
ĐÀ LẠT QUÊ TÔI
Thơ: Hoàng Trang
"Cam ly nước chảy về đâu
Cho ta nhắn gởi vài câu tâm tình"
Thác Prenn in dấu đôi mình
Datanla hỡi bóng hình có vương
Mặt hồ gợn sóng Xuân Hương
Ghé thăm trại Mát con đường vòng quanh
Tình yêu thung lũng màu xanh
Đồi thông hai mộ người đành ngẩn ngơ
Lang biang đỉnh núi dệt thơ
Suối vàng níu giữ niềm mơ ngọt ngào
Dốc hồ than thở hôm nao
Còn say bóng nguyệt tơ hào ngọc trâm
Ai về nhớ ghé Tuyền lâm
Qua vùng đất sét đường hầm nhớ thương
Êm đềm thác nhỏ Liên khương
Pongour thác bạc đế vương Lâm đồng
Đa nhim đập nước mênh mông
Suối trào róc rách cho lòng nhớ anh
Quê em đất ngọt an lành
Người ơi hãy ghé nhà tranh em chờ.
Câu 2:Câu này rất hay, và nó cũng giống như một câu đối có hai vế vậy. Câu này rất đúng nếu dành cho những người bất hiếu. Nhưng trong thực tế có rất nhiều người con hiếu thảo với cha mẹ ông bà đấy chứ.
(trùng với tao rùi,kiếm câu khác đi)