Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:
- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.
Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).
- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.
Yêu cầu số 3:
♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).
- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”
♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:
- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…
- Khác nhau:
+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).
Gợi ý: Chú ý cụm từ “Hội nghị cấp cao ASEAN”.
Giải thích: Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về thông qua các diễn đàn, hội nghị của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Hội nghị cấp cao ASEAN, hay Hội nghị thượng đỉnh ASEAN là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh giữa các nước thành viên với nhau cũng như với các thành viên đối thoại của ASEAN.
Chọn: B.
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
- Mục tiêu chính của ASEAN:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực
+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau
+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.
- Thành tưu và thách thức:
Thành tựu:
+ Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác mở trộng giữa các nước thành viên trong khối , và ngoài khooid.
+ Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các vấn đề y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện.
+ Về khai thác tài nguyên môi trường: Các nước thành viên đang chung tau giải quyết các vấn đề quản lí tài nguyên nước, biến đổi khí hậu,..
+ Về giữ gìn chủ quyền và an ninh khu vực: Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực,..
Thách thức:
+ Về kinh tế. có sự chênh lệch lớn về trình độ giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế trong thành viên vẫn còn nhỏ.
+ Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước thành viên, tình trang thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị,..
+ Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra nhiều ở quốc gia.
- Vai trò của Việt Nam: Thức đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi - an- ma và Cam- pu chia vào ASEAN, Cùng các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vục và quốc tế,..
Tham khảo!
a) Thương mại
- Nội thương:
+ Thị trường nội địa là động lực quan trọng cho nền kinh tế đất nước, tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.
+ Doanh thu bán lẻ và doanh thu từ cung ứng các dịch vụ tăng nhanh (khoảng 5 400 tỉ USD, năm 2020).
+ Các trung tâm thương mại lớn là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Công, Thâm Quyến,...
- Ngoại thương:
+ Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc có mức tăng hằng năm cao. Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới, chiếm 11,5% toàn thế giới.
+ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những đối tác thương mại quan trọng là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Hàn Quốc....
+ Trung Quốc thường là nước xuất siêu.
b) Giao thông vận tải
- Xây dựng được một mạng lưới giao thông hiện đại, các loại hình giao thông đều rất phát triển.
+ Hệ thống đường sắt dài hơn 130 nghìn km trong đó hơn 40 nghìn km đường sắt cao tốc có tốc độ tàu chạy trên 200 km/h.
+ Đường ô tô có khoảng 5 triệu km, trong đó có 150 nghìn km đường cao tốc (đứng đầu thế giới).
+ Đường biển phát triển mạnh phục vụ việc xuất nhập khẩu với các cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba - Chu Sơn, Thâm Quyến,...
+ Đường hàng không cũng rất phát triển, các sân bay có lượng hành khách và hàng hóa luân chuyển lớn nhất là Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải),...
- Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để mở rộng quy mô và hoàn thiện mạng lưới giao thông.
c) Du lịch
- Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch, do có nền văn minh lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng; cùng với sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng du lịch,.
- Năm 2019, Trung Quốc đứng thứ 4 trong 10 quốc gia trên thế giới có nhiều lượt khách du lịch quốc tế đến nhất và đứng thứ 11 về doanh thu du lịch quốc tế.
- Các điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bến Thượng Hải,...
d) Tài chính ngân hàng
- Hoạt động của ngành tài chính ngân hàng ngày càng phát triển. Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục tăng qua các năm, đạt 1071 tỉ USD năm 2020.
- Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài để gia nhập thị trường vốn của Trung Quốc.
- Có nhiều trung tâm tài chính lớn như: Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến.
Tham khảo!
- Các đặc điểm xã hội của Trung Quốc:
+ Là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú.
+ Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.
+ Chú trọng giáo dục, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nguồn nhân lực dồi dào ngày càng có chất lượng.
+ Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được đẩy mạnh
+ Công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch.
- Tác động của đặc điểm chú trọng giáo dục tới phát triển kinh tế - xã hội:
+ Tiền đề cơ bản để xây dựng xã hội ổn định, thịnh vượng, là vũ khí trong quản lí xã hội và phát triển đất nước.
+ Chất lượng nguồn lao động dần được cải thiện, cho phép đào tạo nhiều hơn công nhân có chuyên môn và tay nghề để đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế.
+ Việc cung cấp lực lượng lao động có đào tạo đã giúp thúc đẩy tăng trưởng.
+ Giáo dục ở Trung Quốc không chỉ là một ngành kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư công và tư nhân, đó còn là nhân tố then chốt cho động lực phát triển nền kinh tế nước này.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, năm 2020 là 1,43 tỉ người (chiếm 18% dân số thế giới).
+ Cơ cấu dân số: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 18%, nhóm từ 15-64 tuổi chiếm 69%, nhóm trên 65 tuổi chiếm 13%.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh.
+ Mật độ dân số trung bình khoảng 150 người /km2, dân cư phân bố chênh lệch, tập trung ở miền Đông - thưa thớt ở miền Tây.
+ Đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, có nhiều đô thị đông dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,…)
+ Có 56 dân tộc, người Hán đông nhất (gần 92%).
- Tác động
+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.
+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)
+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.
+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.
“Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công” là biểu hiện rõ nhất cho cơ chế hợp tác Thông qua các dự án, chương trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ví dụ: Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Công). Bên cạnh đó còn biểu hiện cho cơ chế hợp tác thông qua các diễn đàn, hội nghị hằng năm hoặc hằng kì => Chọn đáp án C
Mỹ tiếp giáp với:
-Đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
-Vinh biển: bán đảo Alatca và bán đảo Hawai
-Quốc gia: Canada, khu vực Mỹ La tinh
Đặc điểm địa lí:
-Diện tích khoảng 9,8 triệu km2
-Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây
-Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
-Lãnh thổ còn có thêm cả bán đảo Alatca và quần đảo Hawai
Ảnh hưởng:
-Tạo cho Mỹ có đặc điểm thiên nhiên đa dạng
-Giúp cho Mỹ ko phải chịu tác động từ 2 cuộc thế chiến
-Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giao lưu hàng hòa trong điều kiện hòa bình
-Bên cạnh đó, Mỹ còn phải hứng chịu nhiều đợt bão lũ gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế
Tham khảo
+ Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
+ Vịnh Mê-hi-cô, vịnh A-la-xca
+ Hai quốc gia là Ca-na-da và Mê-hi-cô
+ Lãnh thổ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-lát-xca, quần đảo Ha-oai. Diện tích khoảng 9,8 triệu km2.
+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu tây, nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, tiếp giáp Ca-na-da ở phía Bắc, khu vực Mỹ La-tinh ở phía Nam
+ Nằm trong khu vực nhiều thiên tai: bão, động đất, lốc xoáy,…
+ Tạo cho Hoa Kỳ có đặc điểm thiên nhiên đa dạng, thay đổi từ biển vào nội địa, từ bắc xuống nam.
+ Giúp cho Hoa Kỳ tránh được thiệt hại về cơ sở vật chất và hạ tầng trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu và phát triển mạnh kinh tế trong điều kiện hòa bình, tăng vị thế trên thế giới.
+ Nằm trong khu vực nhiều thiên tai gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tham khảo!
Thương mại:
- Nội thương: dân số đông, thị trường lớn , tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.
- Ngoại thương: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới.
Giao thông vận tải:
- Các loại hình ngày càng phát triển
Du lịch:
-Nhiều danh lam nổi tiếng, doanh thu cao.
Đáp án C
Cơ chế hợp tác của ASEAN là:
- Thông qua các diễn đàn.
- Thông qua các hiệp ước.
- Thông qua tổ chức các hội nghị.
=> Nhận xét A, B đúng
- Thông qua các dự án,chương trình phát triển.
=> Nhận xét D đúng
- Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia không phải là là cơ chế hợp tác của ASEAN
=> Nhận xét C không đúng