Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.
Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình hai vợ chồng hiếm hoi bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Người vợ mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và cho búa thần làm vũ khí.
Gần vùng có tên Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Chằn tinh. Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh "đi canh miếu thần" để thế mạng. Nửa đêm, Chằn tinh xông đến vồ mồi, hai bên đánh nhau dữ dội. Chằn tinh tàng hình dùng phép lạ. Thạch Sanh vung búa thần chém chết Chằn tinh, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Chằn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Chằn tinh, hắn bèn dọa Thạch Sanh là đã giết chết vật báu của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu Chằn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.
Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghỉ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay qua liền giương cung bắn. Đại bàng bị trúng tên, vẫn cố bay về hang ổ. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được công chúa. Lý Thông tìm gặp "đứa em kết nghĩa". Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng. Ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ vỡ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông sai quân lính vần đá lấp cửa hang để hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thủy tề đang bị đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thủy phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vang ngọc, nhưng chàng khước từ, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật. Thạch Sanh lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương.
Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chúng ăn trộm kho báu của nhà vua đem về giấu ở gốc đa. Thạch Sanh bị hạ ngục!
Công chúa sau khi được cứu thoát thì bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột… Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể. Lý Thông bị hạ ngục. Nhà vua giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội, cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đến giữa đường, cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần đẩy lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà họ ăn mãi chẳng hết.
Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. Đôi mắt to, trón và long lanh như hai hòn bi ve toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch của tuổi thơ. Mái tóc dài, óng ả được Phương thắt hai bím trông rất dể thương và dịu dàng. Phương rất thích cười, mỗi khi cười dôi môi chúm chím, đỏ như anh đào để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Làn da trắng hồng càng làm cho gương mắt trái xoan thêm phần xinh đẹp.
Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương
Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.
Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.
Thế rồi bí mật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".
Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mỡo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.
Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Với đề như trên ,bn có thể nêu một số ý như sau để làm thành đoạn văn ngắn nhé :
Nhân vật người em trong câu chuyện '' Bức tranh của em gái tôi '' là cô bé Kiều Phương, qua lời kể của người anh thì cô bé được hiện lên với :
- Là một cô bé đẹp đẽ, nhân hậu và rất gần gũi
- Là một cô bé nghịch ngợm, vô tư. biệt danh Mèo cũng cho thấy được vẻ đáng yêu đó (cô bé không những vui vẻ chấp nhận mà còn để xưng hô với bạn bè). ta có thể thấy hình ảnh của Kiều Phương - Mèo rât nhiều trong cuộc sống.
- Có năng khiếu và say mê với công việc mình thích (mặc dù với người khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ,... là một điều phiền toái) ....
- Tuy nhiên, phẩm chất nổi bật hơn cả là tấm lòng nhân hậu, trong sáng: mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá và còn ganh tị với cô nhưng đối với cô bé "anh trai tôi" vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất( biểu hiện rõ nhất là mời anh cùng đi nhận giải và xem bức tranh cô bé vẽ rất đẹp về người anh ,làm thay đổi quan điểm của người anh về cô ...)
~ Chúc bn học tốt!~
cam on ban nhung ban tra loi som qua ! Luc ban tra loi thi mk di hoc mat rui ! co giao mk chua bai rui ! Mk vua chi moi biet cau tra loi cua ban thui ! Sorry nha !
Nhân vật Thạch Sanh có những nét tương tự với nhân vật dũng sĩ trong các anh hùng ca dân gian thời thị tộc-bộ lạc. Đó là loại nhân vật anh hùng có những khả năng phi thường, được thần thoại hóa, có tinh thần dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ phụ nữ. Song ở nhân vật Thạch Sanh, lại thấy có những những nét về tính cách và số phận tiêu biểu cho loại nhân vật ra đời trong xã hội đã có giai cấp. Chàng thuộc tầng lớp nghèo khổ, hiền lành, thật thà, cả tin (gần với hình ảnh một nông dân nghèo); trước khi có được hạnh phúc và địa vị cao sang. Mặc dù vậy, quan hệ xã hội ở đây cũng hãy còn mộc mạc; những suy nghĩ, ham muốn của con người trong truyện chưa mấy phức tạp.Hiện bản truyện thơ Thạch Sanh được phổ biến nhất, có ngôn ngữ bình dị nhưng không kém tinh tế. Nhiều đoạn giàu hình ảnh như đoạn Thạch Sanh xuống thăm thủy phủ, đoạn miêu tả năng lực thần kỳ của cây đàn thần..Cảm hứng nhân văn sâu xa, bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng tạo nên một nhân vật kết tinh phẩm chất của ba hình tượng anh hùng sản xuất, anh hùng văn hoá, anh hùng chiến đấu thời cổ đại xa xưa và cả hình tượng người nông dân đấu tranh chống tham tàn, chống ngoại xâm thời trung đại gần gũi với độc giả Việt Nam. Một hình tượng vừa có tính chất phổ quát vừa giàu màu sắc dân tộc. Thạch Sanh là một trong những tác phẩm hàng đầu của truyện thơ Nôm bình dân.
cac ban o giup minh nhanh voi minh dang can gap
30 phut nua minh kiem tra bai roi
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Đêm rằm , trăng lên sớm lắm . Gió mát lồng lộng thổi , đua giỡn trong những luỹ tre xanh thẫm bao bọc quanh làng. Ánh trăng chênh chếch in bóng những ngôi nhà , hàng cây trên mặt đất ẩm sương. Trăng soi sáng tưng ngõ sóm. Càng lên cao , trăng càng sáng .Vầng trăng tròn vành như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bâù trời đêm thăm thẳm lấp lánh muôn vạn vì sao .Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi. Ánh trăng lung linh dát bạc trên dòng sông uốn khúc quanh làng. Trăng sóng sánh trong đôi thùng kĩu kịt trên vai chị gánh nước đêm. Trăng sà xuống lắng nghe câu chuyện làm ăn của con ngươi . Trên chiếu hoa hay chiếc võng tre đặt giữa sân , cả gia đình quây quân , vui vẻ trao đổi chuyện nhà . Chén nước trè xanh càng đậm đà hương vị quê hương . Cùng làn gió mát rượi , ánh trăng làm dịu đi cái bóng hè , làm khô nhưỡng giọt mồ hôi vất vả lo toan trên gương mặt cha mẹ:khi