Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1.
- Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể,…
- Ví dụ:
+ Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi.
+ Người lao động chân tay có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhân viên văn phòng.
+ Người bị bệnh và khi mới khỏi bệnh cần được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.
+ Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và chất béo, bổ sung các khoáng chất.
Câu 2:
Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.
Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.
- Ví dụ: Gạo tẻ
+ X: Khối lượng cung cấp, X = 400g.
+ Y: Lượng thải bỏ, Y = 400 × 1% = 4g.
+ Z: Lượng thực phẩm ăn được, Z = 400 – 4 = 396g.
Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.
Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
- Ví dụ: Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ
+ Protein = \(\dfrac{7,9.396}{100}\)= 31,29 g.
+ Lipid = \(\dfrac{1,0.396}{100}\)= 3, 96 g.
+ Carbohydrate = \(\dfrac{75,9.396}{100}\)= 300,57 g.
Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.
Tên thực phẩm | Khối lượng (g) | Thành phần dinh dưỡng (g) | Năng lượng (Kcal) | Chất khoáng (mg) | Vitamin (mg) | |||||||||
X | Y | Z | Protein | Lipid | Carbohydrate |
| Calcium | Sắt | A | B1 | B2 | PP | C | |
Gạo tẻ | 400 | 4,0 | 396 | 31,29 | 3,96 | 300,57 | 1362 | 273,6 | 10,3 | - | 0,8 | 0,0 | 12,7 | 0,0 |
Thịt gà ta | 200 | 104 | 96 | 22,4 | 12,6 | 0,0 | 191 | 11,5 | 1,5 | 0,12 | 0,2 | 0,2 | 7,8 | 3,8 |
Rau dền đỏ | 300 | 114 | 186 | 6,1 | 0,56 | 11,5 | 76 | 536 | 10 | - | 1,9 | 2,2 | 2,6 | 166 |
Xoài chín | 200 | 40,0 | 160 | 0,96 | 0,5 | 22,6 | 99 | 16 | 0,64 | - | 0,16 | 0,16 | 0,5 | 48 |
Bơ | 70 | 0,0 | 70 | 0,35 | 58,45 | 0,35 | 529 | 8,4 | 0,07 | 0,4 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
Bước 4: Đánh giá chất lượng khẩu phần ăn:
- Protein: 31,29 + 22,4 + 6,1 + 0,96 + 0,35 = 61,1 (g)
- Lipid: 3,96 + 12, 6 + 0,56 + 0,5 + 58,45 = 76,07 (g)
- Carbohydrate: 300,57 + 11,5 + 22,6 + 0,35 = 335 (g)
- Năng lượng: 1362 + 191 + 76 + 99 + 529 = 2257 (Kcal)
- Chất khoáng: Calcium = 845,5 (mg), sắt = 22,51 (mg).
- Vitamin: A = 0,52 (mg), B1 = 3,06 (mg), B2 = 2,56 (mg), PP = 23,6 (mg), C = 217,8 (mg).
So sánh với các số liệu bảng 31.2, ta thấy đây là khẩu phần ăn tương đối hợp lí, đủ chất cho lứa tuổi 12 – 14.
Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.
- Học sinh quan sát, tìm hiểu thông tin từ gia đình để đưa ra câu trả lời.
- Câu trả lời tham khảo:
Đã thực hiện được | Chưa thực hiện được |
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất. - Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,… - Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh. - Tạo cuộc sống vui vẻ, giảm căng thẳng. | - Khám sức khỏe định kì. - Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức. - Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ. |
1. Lí do cần phải bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng:
+ Cây trồng cần các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cấu tạo nên tế bào của chúng; điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và giúp cây trồng tăng khả năng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Nhu cầu nước và muối khoáng ở từng loài và từng giai đoạn phát triển của cây là khác nhau. Để sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, cây trồng cần được bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng bằng cách bón phân và tưới nước.
2.
- Nhóm nguyên tố đa lượng: N, P, K.
+ Vai trò của N: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của cây.
+ Vai trò của P: Cần cho cây trồng nở hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.
+ Vai trò của K: Chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều.
- Nhóm nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S.
+ Các nguyên tố Ca và Mg cần cho thực vật để sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp.
+ Thực vật cần S để tổng hợp nên protein. Lưu huỳnh (sulfur) được hấp thụ bởi thực vật dưới dạng muối sulfate tan.
- Nhóm nguyên tố vi lượng: Zn, Mn, Fe, Cu, B … tuy cần với hàm lượng ít nhưng không thể thiếu đối với cây trồng. Chúng giúp kích thích quá trình sinh trưởng, trao đổi chất của cây trồng.
Tham khảo!
• Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa:
- Thực hiện vệ sinh tai đúng cách; tránh dùng vật nhọn, sắc để ngoáy hay lấy ráy tai.
- Tránh để nước vào tai khi tắm, gội hoặc khi đi bơi.
- Điều trị sớm và triệt để các bệnh lí về tai, mũi, họng.
• Cách phòng chống bệnh ù tai:
- Hạn chế tiếp xúc với âm thanh có cường độ cao và liên tục.
- Bảo vệ tai, tránh để cho các dị vật rơi vào tai.
- Thực hiện vệ sinh tai đúng cách; tránh dùng vật nhọn, sắc để ngoáy hay lấy ráy tai.
- Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách để giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh nhằm ngăn ngừa chứng ù tai liên quan đến rối loạn mạch máu.
Tham khảo!
- Nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp: Không khí bị ô nhiễm, có chứa nhiều bụi mịn, vi sinh vật, virus hoặc các chất có hại,… xâm nhập vào đường dẫn khí và phổi là nguyên nhân chính dẫn dến các bệnh về phổi và đường hô hấp.
- Các biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:
+ Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
+ Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
+ Ăn uống đủ chất, hợp lí, không ăn quá nhiều đồ lạnh, cay, cứng,… kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
+ Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
+ Tiêm vaccine phòng bệnh.
+ Có biện pháp phòng tránh thích hợp khi tiếp xúc với người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp dễ truyền nhiễm.
+ Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
+ ….
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe:
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và vi chất;
- Tránh stress, căng thẳng kéo dài;
- Hoạt động thể lực vừa sức thường xuyên;
- Ngủ đủ và ngủ sâu giấc; …
Tham khảo!
- Những biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ bài tiết mà gia đình em thường thực hiện:
+ Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể.
+ Uống đủ nước.
+ Không nhịn tiểu.
+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
- Theo em, gia đình em cần thực hiện thêm các biện pháp sau để bảo vệ hệ bài tiết:
+ Có chế độ ăn uống khoa học hơn: Hạn chế thức ăn chế biến sẵn như các đồ chiên rán; hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều muối; hạn chế uống nước giải khát có gas và ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường khác;…
+ Tạo thói quen khám sức khỏe định kì và không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí cần phù hợp với nhu cầu cơ thể (tùy theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động của cơ thể, tình trạng bệnh tật). Căn cứ vào đó, học sinh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bản thân và những người trong gia đình.