K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định từ láy trong những đoạn thơ sau bằng cách gạch chân

a. Trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu

-Mình về mình có nhớ ta 

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng 

-Tiếng ai tha thiết bên cồn 

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi 

-Mình đi có nhớ những nhà 

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son 

-Ta với mình, mình với ta,

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh 

-Những đường Việt Bắc của ta 

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng 

ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan 

Dân công đỏ đuốc từng đoàn 

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay 

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

b.Xác định từ láy trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận:

-Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

-Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

-Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

-Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

 c. Trong bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến:

-Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Trong bài “Thu ẩm”, Nguyễn Khuyến:

-Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

d. Trong bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu:

-Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

-Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

-Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

 

e. Trong bài “Thu” của Xuân Diệu:

-Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.

Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;

Cành biếc run run chân ý nhi

-Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,

Hây hây thục nữ mắt như thuyền.

Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,

Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên

 

f. Từ láy trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

-Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

-Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

-Rải rác biên cương mồ viễn xứ

-Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

 

g. Từ láy trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:

-Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

-Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không

 

 

h. Từ láy trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ:

-Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

 

 

1
29 tháng 7 2021

Xác định từ láy trong những đoạn thơ sau bằng cách gạch chân

a. Trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu

-Mình về mình có nhớ ta 

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng 

-Tiếng ai tha thiết bên cồn 

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi 

-Mình đi có nhớ những nhà 

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son 

-Ta với mình, mình với ta,

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh 

-Những đường Việt Bắc của ta 

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng 

ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan 

Dân công đỏ đuốc từng đoàn 

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay 

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

b.Xác định từ láy trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận:

-Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

-Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

-Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

-Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

 c. Trong bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến:

-Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Trong bài “Thu ẩm”, Nguyễn Khuyến:

-Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

d. Trong bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu:

-Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

-Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

-Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

 e. Trong bài “Thu” của Xuân Diệu:

-Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;

Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.

Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;

Cành biếc run run chân ý nhi

-Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,

Hây hây thục nữ mắt như thuyền.

Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,

Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên

 

f. Từ láy trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

-Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

-Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

-Rải rác biên cương mồ viễn xứ

-Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

 

g. Từ láy trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:

-Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

-Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không

h. Từ láy trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ:

-Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

 

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu...
Đọc tiếp

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

a) Xác định bố cục của bài văn ?

b) Bài văn biểu cảm bằng cách nào ?

0
Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan BÀI LÀMBà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng...
Đọc tiếp

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan

BÀI LÀM

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng câu chữ . Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một minh chứng tiêu biểu cho điều ấy

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời,non,nước

Một mảnh tình riêng , ta với ta

Với thể thơ thất ngôn bát cú cùng phong cách trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang đã cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng sự sống của con người nhưng hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi tâm tư cô đơn lẻ lỏi khi nhớ về quê hương mình giữa chốn ‘‘đất khách quê người’’

Mở đầu bài thơ là khung cảnh hoang vu , tĩnh mịch của Đèo Ngang lúc chiều tàn :

Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Với nghệ thuật điệp từ (chen) , cách gieo vần lưng , vần chân nhà thơ đã liệt kê cảnh Đèo Ngang có cỏ , có cây , đá , lá , hoa là ta đã nhận ra nỗi buồn xa vắng .

Câu thơ đầu đã xuất hiện cụm từ “bóng xế tà” , trời đã về chiều . Bà Huyện Thanh Quan vì lần đầu xa nhà , xa quê mà gặp phải cảnh vật bát ngát núi rừng lúc chiều tà , chỉ sót lại vài tia nắng vàng vọt , yếu ớt . Điệp từ (chen) cùng với cách gieo vần chân , vần lưng khiến cho ta như hình dung được khung cảnh Đèo Ngang không phải cỏ cây được tỉa tót , cây trồng phẳng từng hàng mà cây cỏ ở đây um tùm , rậm rạp , chen chúc đón những ánh nắng yếu ớt còn sót lại cuối ngày . Cảnh vật hoang sơ , vắng vẻ làm cho bà thêm ngỡ ngàng . Từ “tà” là khái niệm sắp tàn lụi , biến mất . Yếu tố thời góp phần làm tăng thêm nỗi buồn của câu thơ , nói lên tiếng lòng của bao người tha hương . Cảnh tuy mang đầy sức sống hoang dã của rừng núi nhưng vẫn hiu hắt , tiêu điều . Đó chính là bản thân cảnh vật hay do hồn người phả vào cảnh vật . Bởi nếu người buồn thì cảnh vật nào vui bao giờ , nỗi buồn của tác giả như lan tỏa thấm vào vạn vật . Và rồi trên đỉnh Đèo Ngang , nữ thi sĩ đã phóng tầm mắt về phía xa để tìm kiếm chút sự sống linh động : xa xa dưới núi thấp thoáng bóng dáng của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Với hai câu thơ thực tác giả đã sử dụng cụm từ láy “lom khom” , “lác đác” . Câu thơ đã gợi cho ta hình dung trong bóng hoang hồn , hiện lên hình ảnh thưa thớt của những chú tiều phu đang đốn củi , mấy quán chợ liêu xiêu trong gió . Những từ láy tượng hình “lom khom , lác đác” được đảo lên đầu câu như nhấn mạnh thêm cảnh vật thưa thớt , vắng lắng . Con người hiện lên trên cái ngút ngàn mênh mông của thiên nhiên không làm cho cảnh vật thêm tươi vui , nhộn nhịp mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng , quạnh hiu hơn . Từ vài , mấy là những lượng từ chỉ số ít như khắc sâu sự rời rạc , vắng vẻ nơi đây . Cảnh vật nơi đây thưa thớt , đượm buồn và cái hình ảnh ấn tượng về sự vắng vẻ , lát đác , thoáng vắng cứ thêm đậm , thấm sâu vào lòng người xa xứ . Trong sự hiu quạnh đó , bỗng nhiên văng vẳng tiếng kêu đều đều man mác :

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu thơ sao mà tha thiết , khắc khoải đến thế ! Nghệ thuật ẩn dụ , đối đảo ngữ và sử dụng điển tích được bà Huyện Thanh Quan sử dụng một cách thuần thục và thật hay . Nghệ thuật chơi chữ “quốc quốc”,”gia gia” phải chăng chính là Tổ quốc và gia đình của bà hồi ấy ? Những âm thanh ấy vang lên sinh động , đượm buồn và khắc khoải triền miên không dứt . Nhưng có thật bà đã nghe được tiếng chim gia gia , chim quốc quốc hay chính là tưởng tượng của tác giả . Tiếng chim gia gia da diết phải chăng là nỗi nhớ nhung tha thiết của bà khi phải rời xa gia đình , vượt nghìn trùng vào kinh đô xứ Quế nhận chức “cung trung giáo tập” . Còn tiếng chim quốc quốc “nhớ nước đau lòng” khắc khoải ? Hay chính là tâm sự thầm kín , sự hoài niệm về quá khứ vàng son của đất nước . Chỉ với hai câu luận , ta đã thấy rõ được tư tưởng luôn hứng về quê hương , đất nước và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan . Ai bảo rằng , người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời không có được những tình cảm thiêng liêng đó ! Thiên nhiên bao la đã gợi ra cho người thi sĩ bao suy tưởng lớn lao và bây giờ thiên nhiên lại kéo bà trở về với hiện thực một mình đơn lẻ :

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Điệp từ (ta) , quan hệ từ (với) được đối lập với hình ảnh ‘‘Một mảnh tình riêng’’ tạo nên một phép đối thú vị ở câu kết . Ta như thấy được sự cô đơn , lẻ lỏi của bà Huyện Thanh Quan . Bốn chữ ‘‘dừng chân đứng lại’’ khiến ta như thấy được tiếng kêu sững lại của tác giả trước cảnh thiên nhiên bao la , ngút ngàn . Một cái nhìn mênh mông : trời , non , nước , nhìn xa lẫn nhìn gần , sâu trong bốn phía . Rồi nữ thi sĩ thấy lòng mình chùng xuống , giữa cái thiên nhiên bao la mênh mông vô hạn của vũ trụ như tương phản với cái nhỏ bé của nỗi tâm tư thầm kín , ‘‘mảnh tình riêng’’của bà . Cụm từ ‘‘ta với ta’’ không mang nỗi vui sướng hân hoan , thân thiết như của Nguyễn Khuyến mà lại trầm buồn , ưu uất . Một nỗi buồn cô đơn lẻ loi không một ai chia sẻ ngoài trời mây non nước bát ngát , mênh mông nơi đỉnh đèo xa lạ đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên vô cùng tận trong ánh hoàng hôn vừa tắt . Đọc câu thơ ta không khỏi nghẹn ngào , mủi lòng trước sự cô đơn , trống vắng của nhà thơ .

Bài thơ ‘‘Qua Đèo Ngang’’ bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tiêu biểu của bà Huyện Thanh Quan . Với lối tả cảnh ngụ tình điêu luyện hòa với giọng thơ nhẹ nhàng , sâu lắng , xao xuyến bâng khuâng . Những phép đảo , đối ngữ được tác giả sử dụng thật đắt , thật độc đáo . Cảnh Đèo Ngang hiện ra nên thơ , trầm buồn . Đó chính là bức tranh độc đáo bộc lộ niềm cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà mà còn thể hiện bút pháp điêu luyện , trang nhã của một tài năng . Qua Đèo Ngang là bài thơ có một mà không hai .

[Các bạn nhận xét giúp mình với ! Nhận xét rõ ràng , sửa chữa và chấm điểm bài viết luôn thì càng tốt . Mình muốn có nhiều ý kiến để sửa bài thêm hay thôi ^^ Mình cám ơn mọi người trước]

2
12 tháng 12 2016

bài này bạn viết khá tốt. Nếu đk chấm mk sẽ cho bạn 8,5đ bài này

12 tháng 12 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay...
Đọc tiếp

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ, cuối thế kỷ 20, là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu.Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ.Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi khắp nẻo đường đời. Khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình. 

Nhận xét cách biểu đạt tình cảm của nhà văn.

Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung,bài văn biểu cảm nói riêng.

 

1
6 tháng 10 2016

Nhận xét:Biểu đạt trực tiếp về tình yêu quê hươnh

Nhắc lại các bước:

+ B1:Tìm hiểu đề,tìm ý

+ B2: Lập dàn ý

+ B3: Viết bài hoàn chỉnh

+ B4: Sửa bài

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi sau: Chỉ ra phương thúc biểu cảm của bài văn ?

Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói cái đẹp, cái lớn quê mình. 

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao giờ đến bây giờ,  là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời nay sang đời khác luôn bị xâm lăng và đẫm máu. Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vong vạt nhọn, bằng những mũi tên phi tiêu và cây súng thô sơ. Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương Gia Mô đã từ ngọn tháp rơi xuống, nhất định không thể sa vào tay giặc pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc kiếp sợ, nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi quê mẹ An Giang nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về  đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ bảo là sáng soi mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương, hơn thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trình.

 

 

1
3 tháng 10 2016

Phương thức : biểu cảm = cách gián tiếp.Đặc điểm : tập trung biểu cảm,cảm xúc để bộc lộ tình cảm chứ ko chú ý vào miêu tả và tự sự.

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh BÀI LÀM Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi,...
Đọc tiếp

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
BÀI LÀM
Từ thuở xa xưa, thiên nhiên luôn là bạn với con ngừơi và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác ra những bài thơ tuyệt vời vô tận của các thi nhân. Thơ thừơng có tình yêu thiên nhiên, có cảnh trăng mây gió sông. Và thơ của Bác cũng thế, ngoài tiình yêu quê hương đất nứơc sâu nặng, tình yêu thương con ngừơi, Bác còn lồng ghép tâm hồn mình vào thiên nhiên. Tình cảm yêu thiên của Bác rất cao rộng và rất thơ mộng. Những điều đó đã thể hiện rất rõ qua bài" Cảnh khuya".
Bài thơ " cảnh khuya " được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những bài thơ trữ tình, hiện đại nhưng mang đậm màu sắc cổ điển. Bài thơ là một bức tranh về đêm trăng đẹp nhất mà em từng được biết. Đó là một đóa hoa tuyệt đẹp mà Bác Hồ kính yêu đã kết tạo ra. Năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn đầu tiên đã diễn ra, tại chiến khu Việt Bắc nơi Bác Hồ lánh nạn và Bác đã sáng tác một chùm thơ về đêm trăng huyền diệu.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
. Đây là bức tranh vẽ một đêm trăng mang đầy vẻ đẹp huyền bí và làm xao động lòng người. Bài thơ được xây dựng nên từ những cảm xúc chân thật trong tâm hồn thi nhân của Bác. Qua bài thơ ta thấy được sự hoà hợp với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái lạc quan ung dung của Bác.
." Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Bài thơ được kết hợp cùng với âm thanh, đường nét, màu sắc đã tạo nên những hình khối vô cùng đa dạng. Bác so sánh tiếng suối như tiếng hát vì đó là một thứ tiếng trong trẻo đầy sức sống gần gũi với con người. Nó còn thể hiện được sự thanh vắng của cảnh rừng khuya. Đó như một bản nhạc thiên nhiên đầy kì diệu. Nguyễn Trải từng viết: "Công sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Tiếng suối ở Côn Sơn mang phong vị văn chương lãng mạng , còn tiếng suối trong cảnh khuya thì mang đậm chất dân dã, giản dị.
."Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Nghệ thuật điệp từ " lồng" đã vẽ lên một bức tranh với nhiều tầng bậc: Ánh trăng chan hoà bao phủ khắp mọi nơi, bao phủ lên những cây cổ thụ già xưa, bóng của cây bao phủ lên muôn nghìn loài hoa khác tạo nên một bức tranh vô cùng thơ mộng.Với hình ảnh đó đã làm cho cảnh khuya càng lung linh, huyền ảo.
. Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng được vẽ với những đường nét nên thơ, mĩ lệ. Đằng sau bức tranh này chắc chắn là một con người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng và có những cảm xúc mãnh liệt trước vẻ đẹp của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ chân chính.
."Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"

Cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh của một danh họa, đẹp lung linh mê hồn, huyền ảo. Giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vị lãnh tụ đã thả tâm hồn mình đi vào bức tranh bởi đêm nay Bác không ngủ được.
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Câu này cho thấy hình ảnh nhà thơ, người chiến sĩ trong con người Bác đang phải lo nghĩ nhiều việc cho toàn bộ dân tộc thân yêu, cho hoà bình của mai sau. Lo về cuộc chiến tranh chống Pháp khốc liệt. Lo cho dân và quân ta phải đổ máu để bảo vệ đất nước thân yêu.
.Trong hoàn cảnh chiến tranh Bác Hồ luôn giữ vững niềm tin về một ngày mai tương sáng, luôn giàu lòng yêu nước cho thấy Bác có phong thái ung dung, tinh thần nghị lực của Bác thật vững vàng.
"Cảnh khuya" là chùm thơ đẹp nhất mà em từng thấy trong thơ văn. Trong đó đã kết từng mảnh ghép cảm xúc dâng trào từ tận đáy lòng của Bác Hồ vào bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này. Bác là ngường công dân yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại không vì khó khăn mà lùi bước. Đó là điều mà mỗi ý trong bài thơ đã thể hiện trên. Và mãi em sẽ không quên được tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên tỏa sáng trong mỗi dòng thơ này.

1
4 tháng 12 2016

Bài văn của bạn rất hay ! Bạn tham khảo thử bài mink nhé !

Bài làm.

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:



Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

 

 

Bạn tự làm hay sao

Đọc các văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ, dẩn chứng trong mỗi văn bản sau :1. CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂNVăn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cx pải sống mới hiểu được đời, mới hiểu đc văn. Không lịch lãm nhìu thì lm sao tưởng tượng đc những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay ? Không đau khổ nhìu thì lm sao thấu rõ đc những tình tiết kể...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ, dẩn chứng trong mỗi văn bản sau :

1. CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂN

Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cx pải sống mới hiểu được đời, mới hiểu đc văn. Không lịch lãm nhìu thì lm sao tưởng tượng đc những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay ? Không đau khổ nhìu thì lm sao thấu rõ đc những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo ?

Một thanh niên không ra tời miền bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu :

Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ

Tre làng dăm bảo biếc trong sương

của Vũ Hoàng chương, hoặc câu :

Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn,

Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang...

của Bàng Bá Lân, tuy nhận đc tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất ko thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất bắc, và hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết đc cái hay của thơ.

Câu :

Hoa bưởi hoa rồi : đêm đã khuya.

của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra thì chẳng có j đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền bắc.

Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, những pải đợi ts lúc tôi nằm trong một cái ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, ms thấm đc hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảnh bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu :

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông ko một chuyến đò ngang.

Ko cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

2. SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC

Âm nhạc với những đường nét giai điệu trầm bổng, nhặt khoan đã có tác động tới nhiều mặt trong cuộc sống xung quanh ta.

Đời xưa, người ta đã gắn cho nghẹ thuật này một sức mạnh có tính chất huyền bí tới vạn vật xung quanh, nhưng ngày nay, bằng những thí nghiệm khoa học, người ta cũng đã ghi nhận được những tác dụng khá cụ thể. Sử dụng một loại âm nhạc nào đấy trên tàu đánh cá thì sẽ thu hút được cá kéo nhau chui vào lưới; sử dụng loại nhạc nào đó thì lượng sữa sẽ được nhiều hơn khi người ta vắt sữa bò; có loại cây phát triển nhanh khi ta cho phát một loại nhạc nào đấy ở khu vực trồng...

Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng âm nhạc trong các xí nghiệp, công trường để nâng cao năng suất lao động của công nhân [...] Ở Việt Nam ta, Viện Quân y 103 cũng đã bước đầu nghiên cứu sử dụng âm nhạc vào việc chữa bộnh và tìm được kết qủa tốt.

Tuy nhiên, tác dụng lớn lao nhất của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được là hằng những âm thanh có tổ chức (tức là những bài ca, bản nhạc), thông qua thính giác mà tác động đến tư tưởng và tình cám của con người.

0
Đề 2:Tả bình minh trên biểnBài làmMỗi người sinh ra đều có một quê hương.Ai cũng dành cho quê mình những tình cảm đặc biệt.Có người yêu tha thiết dòng sông chảy qua làng, có người luôn mang theo hình bóng mái đình làng cổ kính bên những gốc đa già.Với tôi, biển đã gắn bó và là người bạn thân thiết cùng tôi từ hồi còn bé.Trong mắt tôi, biển còn là một thế giới diệu kì, là cái...
Đọc tiếp

Đề 2:Tả bình minh trên biển

Bài làm

Mỗi người sinh ra đều có một quê hương.Ai cũng dành cho quê mình những tình cảm đặc biệt.Có người yêu tha thiết dòng sông chảy qua làng, có người luôn mang theo hình bóng mái đình làng cổ kính bên những gốc đa già.Với tôi, biển đã gắn bó và là người bạn thân thiết cùng tôi từ hồi còn bé.Trong mắt tôi, biển còn là một thế giới diệu kì, là cái hộp đựng chứa biết bao những kỉ niệm vui buồn.Nhưng biển đẹp nhất, huy hoàng nhất vẫn là vào lúc bình minh.

Mờ sáng, biển mang một vẻ đẹp cổ tích mơ màng như nửa thực nửa mơ trong tấm áo khoác dệt từ lớp sương trắng bạc mong manh.Không khí lúc này trong lành, dịu mát.Chị gió mang theo hơi nước có vị mặn mặn của biển hòa quyện vào cùng cái hương thơm thoang thoảng từ những cánh đồng lúa chín.Bầu trời màu trắng sữa trong hơi sương, dàn dần, chân mây ửng lên sắc thắm hoa đào phớt hồng.Thế rồi, từ phương đông, những tia sáng màu vàng nhạt xuất hiện, báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu.Ông mặt trời từ từ nhô lên cao, to như một quả cầu lửa khổng lồ đang lơ lửng trên mặt mặt biển, tỏa ra những tia nắng yếu ớt lấp lánh xuống dòng nước mát.Lúc này, biển mang một cái vẻ xanh dịu hiền.

Ông mặt trời nhấp nhô nhấp nhô.Chị gió đưa mình, phảng phất lướt qua làm những gợn sóng lăn tăn trắng xóa.Hai bên bờ là hai ngọn núi cao sừng sững như đang muốn ôm lại cái bình minh.Những anh dừa, anh phi lao đung đưa, nghiêng mình vang lên những tiếng rì rào trong gió.Những cánh hải âu chao qua chao lại trên mặt biển.Thỉnh thoảng lại có chú cá vừa bắt được mồi liền quẫy mạnh một cái, bay vọt lên không trung như đang muốn đùa giỡn với mọi người.Mặt trời càng lên cao, thủy triều càng rút xuống.Từng đợt sóng vỗ mạnh vào bờ.Trước mắt tôi là một bãi cát trải dài nhìn mãi cũng không thấy cuối bãi.Ánh nắng càng vàng, bãi cát cũng cứ như vàng thêm.Trên cát, những chú còng còng to, nhỏ đủ loại bò đầy, cứ lượn qua rồi lượn lại.Lúc sáng sớm, lũ còng bò ra khỏi tổ(tổ của chúng sâu lắm, nằm mãi dưới một lớp cát dày)làm cho bãi cát có hững lỗ nhỏ li ti.Tổ còng còng trải thành một vòng tròn to, có nhiều lỗ nên nhìn chúng cứ như những tràng pháo hoa vừa được bắn lên.Sóng biển bập bềnh, bập bềnh, đưa những vỏ sò, vỏ ốc trắng tinh do nó đã rửa sạch vào bờ.Xa xa phía chân trời là những con thuền ra khơi.Thuyền ra khơi có đủ loại, thuyền mẹ, thuyền con cứ thế nối đuôi nhau trên mặt nước.Trên bờ kè, những chiếc thuyền thúng của người dân đêm qua đi bắt cá được xếp thành hàng dài, thẳng tắp như các bạn học sinh đang xếp hàng.Tiếng rì rào của biển và những dãy núi đồi không ngớt vọng về trong hơi gió.

Tầm sáu giờ, mọi người đã tập trung tấp nập ở bãi biển.Các cụ già cùng các cô các bác dạo đi quanh bãi, vừa đi vừa hít thở không khí trong lành.Những chiếc thuyền của các bác ngư dân đi đánh cá đêm qua giờ đã trở về.Từng mẻ cá, mẻ tôm được xếp vào thùng.Thùng nào cũng đầy ắp cá tôm.Nhìn những chú cá trông thật đẹp.Có con thì màu vàng đất, có con thì lại màu trắng đen.Chúng cố giãy đành đạch trong thùng như đang muốn bảo con người trả nó về biển khơi .Trong lúc mọi người đang xếp từng con cá đem ra chợ bán thì đây cũng là lúc nhiều người bắt đầu một cuộc hành trình ra khỏi mới.Tiếng vỗ về của biển cả hòa quyện cùng tiếng cười nói của người dân nơi đây tạo nên câu hát khuyến khích những người ra khơi đầy may mắn, sẽ mang về mẻ cá lớn.

Trên những khu khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp, cạnh đó có những người khách du lịch nước ngoài đang ngắm cảnh bình minh.Thỉnh thoảng, họ lại giơ tay chỉ chỉ rồi lại cười vang lên.

Vào những ngày nghỉ, lũ trẻ con trong làng rủ nhau ra biển chơi.Đứa thị vác xô đi bắt còng còng, đứa thì mang bên mình một chiếc giỏ to, xinh xắn đi nhặt những vỏ sò, vỏ ốc về làm kỉ niệm, trang trí.Trong lũ trẻ con ấy cùng có tôi.Để bắt được còng còng, lũ trẻ phải chuân bị cần câu từ hôm trước.Sáng hôm sau, chúng nó chỉ việc vác xô đi bắt thôi.Trông vậy nhưng mà bắt còng còng cũng không khó lắm.Mới sáng không biết chúng đã bắt được nhiều còng chưa mà nhiều đứa còn nhảy xuống tắm biển nữa cơ.Chúng hò hét vang động cả một vùng.

Biển cho ta một cảm giác vui vẻ, thư giãn.Khi bình minh lên, tâm hồn ta như được gột rửa, ta sẽ thấy như quên hết mọi chuyện buồn phiền, lo lắng mà chuẩn bị một ngày làm việc mới đầy thú vị và vui vẻ.

Đã bao lần tôi được ngắm bình minh trên biển.Lần nào tôi đi cũng có cảm giác như lần đầu.Đối với tôi, biển không chỉ là người bạn thân của tôi mà biển còn là người bạn của biết bao người dân quê tôi.Nó đã khắc ghi vào kí ức của mỗi đứa trẻ khi rời xa quê.Tuy giờ đây tôi đã phải xa biển nhưng tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp đẽ, những ngày được rong chơi trên bãi cát vàng với lũ trẻ làng-nơi tôi đã chôn dấu biết bao kí ức ngọt ngào bên bãi biển năm xưa, nơi tuổi thơ tôi bắt đầu...

NHẬN XÉT GIÙM VỚIhehebanhqualeuleu

4
28 tháng 11 2016

tự viết ak...

28 tháng 11 2016

Tự làm thì đừng đem ra khoe giùm cái !

hiu

Nói chung thì cũng hay

haha

Hôm nay tôi buồn một mình trên phố đông Nơi ánh đèn soi sáng long lanh, những gương mặt lạ lẫm Thương cho mối tình của tôi chẳng có vui Hỡi anh này tôi rất yêu anh Sao anh lại ra đi? Chờ những giấc mơ qua Hay chờ hình bóng ai kia Theo mùa yêu dấu nay mang nỗi sầu Đợi một tiếng yêu đã thân thuộc Mà bỗng nghe sao xa lạ, như ngày hôm nay Và theo tiếng yêu nơi phương trời xa Tạm biệt chuyến xe anh...
Đọc tiếp

Hôm nay tôi buồn một mình trên phố đông 
Nơi ánh đèn soi sáng long lanh, những gương mặt lạ lẫm 
Thương cho mối tình của tôi chẳng có vui 
Hỡi anh này tôi rất yêu anh 
Sao anh lại ra đi? 

Chờ những giấc mơ qua 
Hay chờ hình bóng ai kia 
Theo mùa yêu dấu nay mang nỗi sầu 
Đợi một tiếng yêu đã thân thuộc 
Mà bỗng nghe sao xa lạ, như ngày hôm nay 

Và theo tiếng yêu nơi phương trời xa 
Tạm biệt chuyến xe anh đi về đâu 
Anh có ngoảnh mặt lại không anh để nhìn em thêm lần nữa? 
Đèn đường hắt hiu góc phố mình em 
Buồn ơi cớ sao vây quanh lòng em 
Chỉ hôm nay thôi tôi xin nhắc lại 
Chỉ hôm nay thôi 
Hôm nay tôi buồn 

Chờ những giấc mơ qua 
Hay chờ hình bóng ai kia 
Theo mùa yêu dấu nay mang nỗi sầu 
Đợi một tiếng yêu đã thân thuộc 
Mà bỗng nghe sao xa lạ, như ngày hôm nay 

Và theo ước mơ nơi phương trời xa 
Tạm biệt chuyến xe anh đi về đâu 
Anh có ngoảnh mặt lại không anh để nhìn em thêm lần nữa? 
Đèn đường hắt hiu góc phố mình em 
Một hai bước chân cô đơn lạc lõng 
Chỉ hôm nay thôi tôi xin nhắc lại 
Chỉ hôm nay thôi 

Chạy theo những ước mơ, 
Bỏ quên đi những tháng năm, 
Mình đã bên nhau nồng nàn 
Và ngày ta đã hứa bên nhau, 
Mà giờ sao như gió mây bay, lòng em luôn nhớ 

Và theo tiếng yêu nơi phương trời xa 
Tạm biệt chuyến xe anh đi về đâu 
Anh có ngoảnh mặt lại không anh để nhìn em thêm lần nữa? 
Đèn đường hắt hiu góc phố mình em 
Buồn ơi cớ sao vây quanh lòng em 
Chỉ hôm nay thôi tôi xin nhắc lại 
Chỉ hôm nay thôi 
Em nhớ...nhớ anh 

Hôm nay tôi buồn

Bài hát này có tên là gì , của ai???

6
3 tháng 8 2018

chắc là :Hôm nay tôi buồn!

tk nha

3 tháng 8 2018

Bài : Hôm nay tôi buồn

Tác giả : Phùng Khánh Linh

Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờ…    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:Buồn trông con nhện giăng...
Đọc tiếp

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…

    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

  Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng.Tiếng gió khuya vu vu.Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn….

  Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ được gặp nhau có một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thương, đang ngước mặt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì, mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

  Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc(a), thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

mà nói với sông:

   – Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

  Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

a) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

1
25 tháng 8 2019

a, Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân

b, Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng người cụ thể đội khăn, mặc áo dài

- Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương

     + Tác giả tưởng tượng ra cái mạng nhện, con nhện nghển trông, ngạc nhiên tác giả tưởng tượng ra ngân hà trong điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ nơi có người thân quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn, trông đợi.

 

     + Từ con sông sao trên trời, tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, liên hệ tới lòng chung thủy không bao giờ vơi cạn