Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
- Thời điểm: tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1978 (Ba năm sau ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước).
- Liên hệ với cuộc đời nhà thơ: trưởng thành trong khánh chiến chống Mỹ; hòa bình lập lại, sống và làm việc tại TP HCM => Chủ đề: Nhắc nhở về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
- Đạo lí sống: ân nghĩa thủy chung.
Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).
Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ "Ánh trăng" như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.
Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).
Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.
Đây là một số gợi ý của mình
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc – dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng.
- Cảm xúc “rưng rưng”: tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.
- Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa.
Khổ thơ kết lại bài thơ bằng hai vế đối lập mà song song:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
… Đủ cho ta giật mình”
- Ở đây có sự đối lập giữa "tròn vành vạnh" và "kẻ vô tình", giữa cái im lặng của ánh trăng với sự "giật mình" thức tỉnh của con người. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh “vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước.
- Hình ảnh "ánh trăng im phăng phắc" có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái "giật mình" ở câu thơ cuối. Cái "giật mình" là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái "giật mình" của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lý làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.
b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
+ Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.
+ Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…
+ Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc cúa một thứ tiếng đẹp,một thứ tiếng hay.Nói thế có nghĩa là nói rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng,thanh điệu mà cũng rất tế nhị,uyển chuyển trong cách đặt câu.Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm,tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
[...]Tiếng Việt,trong cấu tạo của nó,thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta,đã có thể nhận xét rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.Họ không hiểu tiếng ta,và đó là một ấn tượng,ấn tượng của người "nghe"và chỉ nghe thôi.Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao.Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm.Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo Tiếng Việt),đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp"và"rất rành mạch trong lối nói,rất uyển chuyển trong câu kéo,rất ngon lành trong những câu tục ngữ".Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguên âm và phụ âm khá phong phú.Tiếng ta lại giàu về thanh điệu.Giọng nói của người Việt Nam ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc.Do đó,tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng [...]Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.Là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người,một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội.Về phương tiện này,tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều.Ngữ pháp cũng dần dần trờ nên uyển chuyển hơn,chính xác hơn.Dựa vào đăc tính ngữ âm của bản thân mình,tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới,những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng,để biểu hiện những khái niệm mới,để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế,chính trị,khoa học,kĩ thuật,văn nghệ,...
Chúng ta có thể khẳng định rằng:cầu tạo của tiếng Việt,với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây,là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
- Lời dẫn trực tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc đã viết "người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình".
- Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc cho rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đu và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
a, Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm)
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
b, Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.
Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.
Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.
→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.
Biện pháp tu từ được sử dụng:
Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.
c, Thái độ sống:
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống
- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.
Em tham khảo nhé !!
a.
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
b.
- Từ láy vành vạnh, phăng phắc
- Cuộc sống của con người luôn chảy trôi vô tình, đừng vì quá đắm mình trong cuộc sống thực tại mà lãng quên đi những kí ức đã qua, đó là những kí ức mà chúng ta đã từng trải qua, nó góp phần làm nên con người của thực tại, vì vậy hãy trân trọng để nó luôn sống động trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
a) “Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
b) - Từ láy vành vạnh, phăng phắc
-Biện pháp tu từ là nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc
c) Tham khảo
Bài thơ“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí "uống nước nhớ nguồn”.Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó chình là tình cảm con người.“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn
- Bài thơ viết 1978 sau hòa bình ba năm. Người kháng chiến ở rừng trở về thành phố
+ Cuộc sống thời bình đầy đủ tiện nghi, con người lãng quên những ngày gian khổ trong quá khứ
- Bài thơ là lời nhắc nhở thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa
- Lời nhắc nhở với thế hệ sau cần có thái độ sống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người đi trước mang lại thành quả