K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:a) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.(Hồ Chí Minh)b) Cải trắng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào...
Đọc tiếp

2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:

a) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.

(Hồ Chí Minh)

b) Cải trắng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách ủa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cử thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.

(Vũ Bằng)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

a. 

- Đoạn trích được thể hiện bằng chữ viết, ngôn ngữ được chọn lọc, câu văn có sự trau chuốt, lựa chọn, gọt giũa nên khi đọc người đọc có điều kiện đọc lại nhiều lần để phân tích nghiền ngẫm. Cấu trúc đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

b. 

- Ngôn ngữ trong đoạn trích có sự chọn lọc. Câu văn có sự trau chuốt nên khi đọc người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực vẻ đẹp của trăng tháng Giêng. Cấu trúc đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

30 tháng 6 2019

ð Đáp án C

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta...
Đọc tiếp

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.(1) Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(2) Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(3) Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi : 1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên 2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam 3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì? 4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

ai giúp mình đi ạ 

1
26 tháng 9 2016

Sao khó nhìn vậy bạn.Bạn đăng lại câu hỏi rõ ràng tí nhé!

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?

1
17 tháng 1 2018

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay.

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta...
Đọc tiếp

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.( đoạn 1)

Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(đoạn 2)

Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(đoạn 3)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi :

1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên

2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam

3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì?

4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

5)chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

 ai có lòng tốt giúp mình đi

 
5
26 tháng 9 2016

Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.

Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt

Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ

Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.

 

 

26 tháng 9 2016

khocroi

 

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng của những biện pháp ấy?

1
20 tháng 4 2019

Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp cấu trúc, câu cảm thán. Tác dụng nhấn mạnh thái độ căm ghét cao độ của tác giả đối với tầng lớp quan lại lúc bấy giờ.

Xác đinh khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: – Vị trí của khởi ngữ trong câu. – Dấu hiệu về quãng ngắt (dấu phẩy) hoặc hư từ sau khởi ngữ. – Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu đi trước sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý,… a) Tôi mong đồng bào ai cũng...
Đọc tiếp
Xác đinh khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: – Vị trí của khởi ngữ trong câu. – Dấu hiệu về quãng ngắt (dấu phẩy) hoặc hư từ sau khởi ngữ. – Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu đi trước sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý,… a) Tôi mong đồng bào ai cũng tập thế đục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục) b) Chỗ đứng chính của vân nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn–xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. (Nguyễn Đình Thi, Tuyển tập, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
1
26 tháng 4 2018

a, Khởi ngữ nằm trong câu: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập

- Khởi ngữ tự tôi.

Vị trí: đầu câu

Tác dụng: nêu lên đề tài có liên quan tới điều nói tới trong câu trước (đồng bào- tôi)

b, Câu có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khi chính của văn nghệ

- Khởi ngữ: cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc

- Vị trí: đứng đầu câu

- Tác dụng: nêu đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin ở câu đã có phía trước)