K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “tôi”, “chúng tôi” – người lưu giữ kí ức gắn bó với con sông quê hương từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, sống xa quê.

- Tình cảm, cảm xúc: Tình yêu mến và niềm thương nhớ quê hương qua hình ảnh con sông của một người con xa quê; được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ miêu tả, gợi nhắc kỉ niệm trìu mến, thiết tha về con sông qua những câu thơ chứa chan cảm xúc.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. Bằng cách sử dụng thể thơ này, tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình, để từ đó, thể hiện được tình cảm da diết, sâu nặng của mình dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy:

- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang”: diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt nhưng khung cảnh mở ra không hề buồn thương mà chói chang sắc mây.

- “vạn trùng san” (núi non muôn trùng): cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế. Nơi đây “vượn kêu không dứt”, “rừng núi muôn trùng” nhưng tâm trạng của chủ thể trữ tình lại hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vĩ đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ). Đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).

=> Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình, mang đậm hơi thở sinh động của vạn vật. Đó là nét đặc trưng rất riêng trong việc miêu tả non nước hữu tình. Thiên nhiên khoáng đạt, cảnh vật và con người tự tại, phiêu du.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Khổ thơ

Các chi tiết thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

1

Dây cung nguyệt lạnh, trung thương, trắng nhớ, đàn buồn, đàn lặng

Lạnh lẽo, u buồn

2 + 3

Bóng sáng rung mình, nương tử đã chết, đàn ghê như nước, nhớ Tâm Dương,...

Bồi hồi, run rẩy khi tưởng nhớ những loài hoa nghệ thuật trong quá khứ

4

chiếc đảo, rợn bốn bể, sâu âm nhạc, sao Khuê.

Rợn ngợp, rùng mình khi cảm nhận nỗi cô đơn muôn đời của những tài hoa nghệ thuật.

31 tháng 8 2023

Tham khảo:

Bài thơ thể hiện một nhãn quan tình yêu. Nhưng không chỉ dừng lại ở mô tả tình yêu trong những trạng huống mang tính tượng trưng phổ quát, sự nhạy cảm cá nhân còn dẫn Huy Cận đi sâu hơn vào những trạng thái cảm xúc vi tế và lắng đọng nhất của tâm hồn. Trong bài thơ "đường mới", tình yêu được mô tả như một trạng thái tự lắng nghe, tự thẩm thấu của con người. Không gian ở đây được xác định bằng những chi tiết cụ thể: Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm/ Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm… Nhưng đó cũng là một không – thời gian của mơ mộng. Một không – thời gian của của “màu vĩnh viễn”, khi những đường ranh cụ thể của nó đã bị xóa nhòa bởi sự hòa hợp quấn quýt giữa màu sắc, hương thơm và trí tưởng tượng.

Tham khảo: 

Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình tình yêu nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân. Điều đó được thể hiện qua một số chi tiết như:

"Tự nhiên như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.""Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."

28 tháng 8 2023

Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình tình yêu nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân. Điều đó được thể hiện qua một số chi tiết như:

"Tự nhiên như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.""Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướit xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."...
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tình cảm, cảm xúc

Từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ

Lo lắng, bồn chồn mong đợi người yêu đi tỉnh về.

Cụm từ “đợi mãi”, không gian “con đê đầu làng”.

Ngỡ ngàng, đau khổ trước sự thay đổi của cô gái cả về cách ăn mặc lẫn hành động, cử chỉ.

Hình ảnh “khăn nhung quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” (trang phục của người thành thị) đối lập với sự giản dị, chân chất người thôn quê. Từ “rộn ràng” – sự thay đổi trong thái độ, cử chỉ.

Trách móc, xót ca, tiếc nuối vì những vẻ đẹp chân quê, bình dị, dân giã của cô gái bị đánh mất.

Biện pháp đảo ngữ “nào đâu”, câu hỏi tu từ và hàng loạt hình ảnh liệt kê quen thuộc, mang đặc trưng thôn quê như “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen”,…

Tha thiết, chân thành, van nài, khuyên nhủ người yêu giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Sự thay đổi trong cách xưng hô (từ “tôi” ở khổ đầu → “anh” khổ 3,4, cách nói “van em”, hình ảnh ẩn dụ “hoa chanh nở giữa vườn chanh” (mình là người thôn quê thì ở giữa xóm làng, quê hương càng nên giữ gìn, trân trọng những nét “quê mùa”, dân dã, mộc mạc vốn có ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Dòng thơ

Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

Tác dụng thể hiện cảm xúc

1

Cảnh đẹp (Tây Hồ) hóa gò/ bãi hoang.

Hình ảnh gợi nỗi buồn thương trước sự đổi thay, phai tàn của cái đẹp.

2

Nhất chỉ thư: tập sách giấy mỏng.

Độc điếu: một mình (ta) thương khóc.

- Hình ảnh gợi niềm thương xót, ái ngại trước thân phận bé mọn của nàng Tiểu Thanh.

- Từ ngữ vừa trực tiếp biểu lộ tình cảm, vừa cho thấy số phận hẩm hiu, cô độc của Tiểu Thanh.

3

Son phấn có thần.

Biểu tượng thể hiện thái độ trân trọng, niềm tin sẽ tìm gặp được tri âm ở hậu thế.

4

Tập thơ bị đốt dở

Hình ảnh gợi niềm thương xót cho những ai không có mệnh tốt như Tiểu Thanh hay khách văn nhân.

5 - 6

Mối hận cổ kim (cổ kim hận sự)…

Từ ngữ, biện pháp tu từ đối thể hiện nỗi đau đời và tiếng kêu thương cho số phận của những ai tài hoa mà bạc mệnh.

5 - 6

… trời khôn hỏi (thiên nan vấn)

… ngã tự cư

Từ ngữ, biện pháp tu từ đối thể hiện sự ai oán, tự đồng nhất mình với những kẻ tài hoa mà bạc mệnh (điều này chuẩn bị cho tình ý sẽ thể hiện tiếp theo ở hai dòng thơ 7 – 8).