K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2022

Em tham khảo nha:

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Phải chăng đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông? (Câu hỏi tu từ). Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố. Và (Phép nối) ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.

29 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Ôi! Quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời.

Câu cảm thán: In đậm nghiêng

29 tháng 7 2021

Tham khảo

Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi! quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời

câu cảm thán là câu đc bôi đen

19 tháng 6 2021

Tham Khảo !

Xã hội càng hiện đại, sự giao lưu văn hóa quốc tế càng được đẩy mạnh. Do đó, giới trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Chúng ta rất dễ quên đi các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đứng trước tình hình đó, bản sắc văn hóa dân tộc rất cần được gìn giữ và phát huy. Trước tiên, mỗi cá nhân cần chủ động tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong văn hóa dân tộc mình. Từ đó khơi gợi lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc; kêu gọi mọi người cùng chung tay gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời cần biết ngợi ca và trân trọng các nghệ nhân văn hóa dân tộc. Họ chính là những người đang giữ lấy cái hồn cốt dân tộc. Tuy nhiên, gìn giữ bản sắc không có nghĩa là "bế quan tỏa cảng", việc học hỏi những nét riêng của các nền văn hóa khác cũng sẽ làm giàu thêm tinh hoa văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa cũng cần được quảng bá, giao lưu với bạn bè thế giới. Tuy nhiên "hòa nhập nhưng không hòa tan", ta cần biết giữ lấy nét riêng của dân tộc mình. Qua đó, ta cần phê phán những cá nhân thờ ơ với dân tộc, bôi nhọ giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của đất Việt. 

 
19 tháng 6 2021

tick cho mình nha

Xã hội càng hiện đại, càng thúc đẩy sự giao lưu văn hóa quốc tế. Vì vậy, các bạn trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Người ta dễ dàng quên đi loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đứng trước thực trạng này, bản sắc văn hóa dân tộc cần được bảo vệ và phát huy. Trước hết, mỗi người cần chủ động khám phá những cái hay, cái đẹp trong chính văn hóa dân tộc mình. Khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời phải biểu dương, tôn trọng các nghệ nhân văn hóa dân tộc. Họ là những người canh giữ linh hồn của dân tộc. Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc không có nghĩa là “biệt xứ giữa biển”. Học hỏi những nét độc đáo của các nền văn hóa khác cũng sẽ làm phong phú thêm tinh hoa văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa cũng cần được phát huy và giao lưu với bạn bè năm châu.Tuy nhiên, để “hòa nhập mà không tan rã”, chúng ta cần biết cách giữ vững trọng tâm của chính đất nước mình. Vì vậy, chúng ta cần phê phán những kẻ thờ ơ với dân tộc, làm mất uy tín giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất Việt Nam ngàn đời nay.

Phân tích và chỉ ra mối quan hệ của câu ghép trong các ví dụ sau:a, Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương.b, Ta bòn...
Đọc tiếp

Phân tích và chỉ ra mối quan hệ của câu ghép trong các ví dụ sau:

a, Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương.

b, Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó ; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn

c, Nhưng mỗi lần nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

 

0
8 tháng 12 2017

HÒN ĐÁ...MỚI THÔI
TÁC DỤNG : NHẤN MẠNH , LÀM CHO DIỄN TẢ ĐƯỢC NỖI UẤT ỨC CỦA CHÚ BÉ HỒNG. THEẺ HIÊN TÌNH YÊU THƯƠNG BAO LA VÔ BỜ BÊN CỦA CHÚ BÉ HỒNG ĐỐI VỚI MẸ

14 tháng 11 2021

- Đặc sắc nghệ thuật:

   + Truyện kể hồi kí với theo trình tự thời gian, cảm xúc của nhân vật " tôi" hết sức tự nhiên, trong sáng.

   + Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thi vị

   + Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng diễn tả trọn vẹn cảm xúc chân thật của đứa trẻ lần đầu đi học

   + Chạm tới lòng người đọc bằng chính những trải nghiệm cảm xúc chung nhất của bất kì ai trong ngày đầu đi học.

- Sức hút của truyện từ:

   + tình huống truyện hấp dẫn

   + cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật

   + hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.

 

Nội dung chính: Tôi đi học là dòng hồi tưởng về ngày đầu tựu trường của nhân vật "tôi". Truyện ngắn này gần như là tự truyện, vừa nhẹ vừa man mác vừa ngọt ngào với những dư vị sâu lắng của buổi đầu tựu trường.

16 tháng 9 2023

- Biện pháp đảo ngữ: câu 3, 4, 5, 6 => nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trong cảnh loạn lạc.

- Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ => không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm.

Biện pháp: Đảo ngữ

Tác dụng: nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm: dân tộc này cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác, đối phó với ngoại xâm.

Câu 1: Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới : Phần trích sau trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. - Này, bảo bác ấy có...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới : Phần trích sau trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? - Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng đến giờ còn gì. ( Ngữ văn 8, tập một, trang 29, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) Câu 2: Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết doạn văn trên? Xác định ngôi kể của văn bản? (0,5 điểm) Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 4 : Tìm các thán từ và tình thái từ có trong đoạn văn (1,0 điểm) Câu 5 : Tìm các từ tượng hình có trong đoạn văn? (0,5 điểm) Câu 6 : Từ nội dung đoạn trích trên, nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống. (viết đoạn văn khoảng 2,3 câu) (1,0 điểm) Câu 8: Ghi lại câu văn có yếu tố miêu tả trong đoạn văn. (1,0 điểm) Câu 9: Ghi lại câu văn có yếu tố biểu cảm trong đoạn văn? (1,0 điểm)

0
15 tháng 5 2020

ko biết

15 tháng 5 2020

 Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó (2 câu thơ đầu)

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"

- Hành động: Ra - vào.

- Thời gian: Sáng - tối.

-> Phép đối chỉnh thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, liên tục quay vòng của Bác khi ở Pác Pó.

- Không gian: Suối - hang -> 2 địa điểm làm việc, sinh hoạt chính của Bác

=> Cuộc sống bí mật nhưng Bác vẫn giữ được nề nếp, quy củ, phong thái ung dung, chủ động.

- Ăn uống đạm bạc: "Cháo bẹ, rau măng" (cháo ngô với rau măng) -> Những thức ăn luôn có sẵn trong rừng.

- “vẫn sẵn sàng” -> thức ăn luôn có sẵn trong tự nhiên.

-> Tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.