Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
:> Cảm nghĩ ak..... thôi ko hay thì thông cảm cho năng khiếu ko đc thiên bẩm of mik nhá!
Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của tác giả Nguyễn Khuyến đã tạo tình huống rất khôn khéo, lời nói lại khôn hài, ngôn ngữ thì giản dị, tinh tế, mà ý nghĩa bài thơ thật sự rất hay và sâu sắc. Từ câu thơ mở đã cho ta thấy niềm vui phấn khởi khi có bạn cũ đến thăm của tác giả. Nhưng 6 câu tiếp lại diễn đạt hoàn cảnh rất trớ trêu và đáng cười : con cái đi vắng, chợ thì xa; ao sâu nc cả thành ra khó bắt cá; vườn rộng mà rào lại thưa nên ko bắt đc gà; cải chưa lên cây, cà mới nụ; bầu mới rụng rốn, mướp vừa ra hoa, trò truyện tiếp khách trầu chẳng có -> sản vật của nhà thì nhiều đấy nhưng cũng như ko (chưa thể sử dụng được.). Ấy vậy mà cây thê cuối lại diễn đạt ý chính cuối rất thấm. Tuy là ko có đồ vật, sản vật j để tiếp đãi, nhưng vì tình bạn sâu đẹp, thắm thiết cả tác giả và bạn của tác giả nên chỉ cần gặp nhau bắt lại truyện cũ là đã thấy quý rồi. Nội dung, ý chính mà tác giả muốn biểu đạt cho độc giả rất sâu sắc và nặng tình.
-> Ý nghĩa lớn nhất mà bài thơ muốn gửi gắm đến là: một tình bạn đẹp, cao quý là khi con chữ "tình bạn" ấy được cạm tới ngưỡng đỉnh thiên liêng nhất của tình bạn cao đep. Ấy là lúc mọi lễ thói, lễ nghi thông thường đều có thể bị gặt qu và ngay cả vật chất cũng ko hề quan trọng nữa.
Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sữ dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn màu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quấn chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) nghe chất phác thật thà đôn hậu làm sao ấy. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thư liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình vậy.
Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nỗi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ "Phép tính mua xuân"
Các bạn giúp mình với , đừng chép mạng nha
Tham khảo
Nguồn : Lê Thiên Anh
Thơ Đặng Hấn thường có những tư duy ngộ nghĩnh. Nét tương phản nghịch lý rõ ràng, cụ thể nhưng có tính khái quát phần nào chịu ảnh hưởng của lôgic toán học, góp thêm cho mảng thơ thiếu nhi những nét riêng độc đáo. Bài thơ "Phép tính mùa xuân " là một bài toán nho nhỏ gồm 4 phép: cộng, trừ, nhân, chia hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Mùa xuân là mùa đầy ắp sự sinh sôi nảy nở của cuộc sống. Vòng quay tuần hoàn của thời gian qua ba mùa hạ, thu, đông để đến với mùa xuân như một dấu bằng trọn vẹn.
Bắt đầu từ mùa đông, là giá rét. Nhà thơ chọn phép trừ thật chính xác. Bớt đi một chút lạnh giá, sưởi ấm thêm tâm hồn con người qua hình ảnh "Cánh én làm phép trừ". Cánh én báo hiệu xuân sang và hình ảnh con chim én bay ngang nền trời mang hình dấu trừ rõ rệt. Một cánh én làm phép trừ nhưng rất nhiều cánh chim trên nền trời cao xanh tạo ra những chấm nhỏ li ti, nhà thơ liên tưởng đến phép chia thật có lý. Chia cũng có thể là chia sẻ: "niềm vui theo tiếng hót ". Tiếng hót rộn ràng của chim mang theo mùa xuân về có cả âm thanh, cả sự sum vầy bạn bè đông đủ. Và mùa hạ thật trong sáng khi: "Tia nắng làm phép nhân ". Đây là sự quan sát thuần túy mang tính chất vật lý quang học. Các tia sáng đan chéo nhau tạo ra các ánh xạ mặt trời như dấu phép nhân trong bài học của các em. Nhưng hình ảnh "Trời sáng cao rộng dần " là quan sát bằng cảm giác, bằng tâm trạng, bằng sự hứng khởi nâng tâm hồn con người lên hòa nhập với thiên nhiên, vũ trụ. Thật bất ngờ khi nhà thơ viết: "Vườn hoa làm phép cộng - Số thành là mùa xuân". Hóa ra mùa xuân là mùa gộp cả bốn mùa, trong đó vườn hoa là biểu tượng của sự sum suê, rực rỡ đầy ắp thêm bởi phép cộng, phép nhân, bởi khát vọng của con người hướng tới những vẻ đẹp thuần khiết, nhân ái, đó cũng chính là số thành của hạnh phúc, của mùa xuân.
Toi tưởng là khong được chép mạng '-'? Nếu có ghi nguồn thì nó cx như nhau mà..:)
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có một người bạn thân có thể là người bạn cùng bạn, gần nhà nhưng cũng có thể là những “người bạn” vô tri vô giác. Song dù sao đối với em trong tình bạn điều quan trọng nhất có lẽ chính là những cảm xúc và sự thấu hiểu chia sẻ dành cho nhau.
Thời gian luôn là một thứ vô cùng đáng sợ nó khiến cho tóc ông bạc đi, nếp nhăn như nhiều thêm và cũng có thể khiến cho mọi thứ trở nên cũ kĩ, già nua. Thế nhưng nó sẽ không thể nào thắng nổi cảm xúc và ký ức.
Em vẫn nhớ như in kỉ niệm ngày sinh nhất hôm ấy. Một sinh nhật lên 7 tuổi của bản thân và nó sẽ là một mùa sinh nhật không thể nào quên được cho dù đến khi em già đi. Em là một cô bé cực kì yêu thích búp bê, với em những đồ chơi búp bê luôn là niềm vui bất tận không bao giờ biết chán.
Cả nhà tổ chức sinh nhật cho em rất vui vẻ, hoành tráng. Vô số món quà được nhận đó là bộ váy xinh đẹp như công chúa của mẹ, bộ đồ chơi xếp hình thông minh của chú, đôi giày cánh bướm của dì… Ôi toàn những thứ đẹp và em vô cùng thích. Thế nhưng có một món quà đến từ tay bà ngoại mà em yêu nhất đó là con búp bê bằng vải do tự tay bà làm. Biết em thích búp bê nên bà ngoại đã tạo nên một bất ngờ nho nhỏ. Bà tự tay chọn vải tự tay khâu nên một con búp bê xinh đẹp, và thêm vào đó ngoại cũng mong em lớn lên sẽ xinh đẹp, ngoan ngoãn như em búp bê này vậy.
Con búp bê nhỏ nhắn xinh xắn có mái tóc vàng óng ả, bộ váy màu xanh như búp bê ba- bi vậy. Em say mê nó đến nỗi lúc nào đi ngủ cũng cầm theo, ngay cả đi chơi đâu cũng phải nhớ mang em nó đi cho kì được. Từ ngày có búp bê ngoại tặng em dường như quên đi những món đồ chơi khác chỉ quanh quẩn với em nó mà thôi.
Em vẫn giữ thói quen chơi búp bê đến khi lớn mặc dù không còn say mê nữa nhưng vẫn thích sưu tập búp bê đủ loại giữ trong tủ. Bố mẹ cũng rất tâm lí, mỗi lần đi công tác đều mua cho em rất nhiều búp bê các loại. Thế nhưng con búp bê của ngoại tặng trong sinh nhật năm ấy bao giờ cũng có một chỗ đứng trang trọng nhất trong tủ kính.
Thời gian trôi qua ngoại em cũng đã mất rồi. Thế nhưng hình ảnh của ngoại dường như không bao giờ phai mờ trong tâm trí của em. Mỗi lần nhìn thấy em búp bê yên lặng trong tủ kính em lại bồi hồi nhớ đến ngoại. Hình ảnh người bà hiền từ, dịu dàng luôn yêu thương cháu hết mực như hiện lên trong tâm trí em. Nó cũng là một kỉ niệm nhắc nhở em dù ngoại có đi xa đến đây thế nhưng với con ngoại luôn bên cạnh, luôn hiện hữu trong tâm trí và trái tim con.
Bài làm :
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
Trả lời :
Hok ko bao h hết , ko bao h là thừa . Từ luk ms sinh ra , chúng ta đã học , và cho đến tận luk chúng ta già đi , chúng ta cx pk hok . Chúng ta pk hok , vì cs hok chúng ta ms giỏi , ms cs thể đánh thắng quân lược , ms cs thể xây dựng quê hương đất nước ngày 1 giàu mạng hơn !!!
P/S : Theo mk là vậy , còn m.n thì ntn mk ko bt . Cs j sai sót m.n bổ sung nha !!!
Năm nay, tôi đã là cậu học sinh lớp 8 tnrờng THCS. Chị gái tôi là sinh viên năm thứ ba Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Em gái tôi đã mất khi tôi còn đang học lớp bốn. Em xinh đẹp, ngoan ngoãn, tôi thương em lắm. Kể từ ngày em qua đời, tôi đã trải qua nhiều năm tháng đau buồn. Mẹ tôi cứ ốm đau mãi, hai ba năm sau mới hồi tính lại.
Năm học lớp 1, lóp 2, lớp 3, tôi là học sinh tiên tiến, được tặng giấy khen “Cháu ngoan Bác Hồ”. Nhưng khi lên học lớp Bốn, nhất là từ khi em Huệ bị ốm rồi mất đột ngột, tôi bị choáng, học sút dần rồi kém hẳn. Nhiều đêm, tôi nằm mơ gặp lại em gái. Có lần nó nói là rất thèm kẹo. Chiều chủ nhật nào tôi cũng lên thăm mộ em, tôi mang theo hai cái kẹo, bày lên chiếc lá, đặt lên mộ em. Tôi không thắp hương. Tôi chỉ ngồi lặng, nước mắt cứ chảy ra. Có lần tôi nằm mơ gặp em. Nó khóc và nói: “Mẹ và anh tìm cho em bộ áo len màu đỏ trước đây, em rét ắm!..Tôi nói lại chuyện đó với mẹ. Mẹ bần thần bảo: “Áo quần của em đem đốt hết cả rồi cơ mà!”. Sau đó mẹ tìm lại thì thấy bộ quần áo len đó của em Huệ còn cất trong va li.
Đôi giày vải của tôi đã sờn và rách. Mẹ bị ốm, tôi không dám đòi mẹ mua cho đôi giày mới. Năm học lớp Bảy, mùa đông mưa dầm dề và rét lắm. Vào giữa đêm khuya tháng chạp, tôi nằm mơ lại gặp em. Em hỏi tôi bao điều: hỏi về đống đồ chơi của em, hỏi về con búp bê tóc vàng chị Thư mua cho em. Cuối cùng, em nói nhỏ với tôi: “Em cho anh tiền trong bụng con lợn đất của em. Anh lấy tiền ấymua giày, giày anh rách hết rồi!” Tôi nói giấc mơ ấy với mẹ. Mẹ ngạc nhiên lắm. Mẹ tìm mãi mới thấy con lợn đất của em Huệ. Số tiền nuôi lợn của em được 104 nghìn đổng. Mẹ đã mua cho tôi đôi giày vải bằng số tiền em gái để lại.
Năm học lớp Bảy, tôi học có khá hơn, nhưng vẫn chỉ là học sinh trung bình, hạnh kiểm khá. Nghỉ hè năm ấy, chị Thư đã kèm cặp tôi suốt hai tháng trời về môn Toán và môn Tiếng Anh. Bước vào năm lớp Tám, sức khỏe mẹ dược hồi phục hẳn, mẹ vui lên. Tôi cũng học khá hẳn lên. Đêm Trung thu, tôi lại nằm mơ gặp em gái. Tôi đưa em đi rước đèn và phá cỗ. Em nói với tôi: “Anh phải cố học giỏi lên để dạy em học chứ!”
Khi nghe tôi nói về giấc mơ này, nước mắt mẹ ứa ra. Mẹ nói: “Nếu em con còn sống thì năm nay đã lên học lớp Bốn rồi đấy! Em gái đã mất mà vẫn nhớ, vẫn thương, vẫn quý mến anh. Con phải cố học giỏi như em con mong muốn…
Hôm nào được điếm 10, lòng vui vui, tôi lại nhớ đến em, nhớ đến bao kỉ niệm vui buồn về đứa em gái đã mất.
Chẳng đẹp như một miền cổ tích nhưng tuổi thơ tôi là những tháng ngày đáng nhớ. Có thể tôi là một trong hàng ngàn vạn cô bé may mắn được ông trời ban tặng cho một khoảng trời tuổi thơ với biết bao niềm vui chan chứa dù đôi khi cũng có những nỗi buồn nho nhỏ nhưng chẳng thấm tháp gì so với những niềm vui mà tôi có được.
May mắn hơn những đứa trẻ thành thị, lớn lên trong sự chăm chút quá kĩ lưỡng của gia đình. Cả ngày chỉ ăn, ngủ, học, vui chơi trong môi trường hiện đại cùng những món đồ chơi xa xỉ, đắt tiền. Tôi thường được bố mẹ cho về thăm bà ngoại ở một làng nhỏ, yên bình nép mình bên dòng sông Hồng, quanh năm nước đỏ. Với tôi, đó là những ngày tuyệt vời nhất với những niềm vui mà chẳng mấy ai có được. Tôi thích mê những buổi sớm tinh mơ thức dậy, rón rén đi giữa những vòm cây ướt sương trong vườn nhà. Tôi rình những con chim chích chòe có tiếng hót lảnh lót và những quả ổi chín bị chim khoét rụng. Tôi mê mải ngắm nhìn lũ chim thân ái, trìu mến rỉa lông cho nhau. Tôi ngồi hít hà mùi hương lạ lùng, kì bí của bụi hoa móng rồng từ giàn hoa nhà cô Lý trùm sang. Chẳng còn gì vui hơn khi được theo chân mấy anh chị trong xóm ra ngoài bãi sông chơi. Không gian thơm ngát. Các bụi cây vòi voi đung đưa chùm hoa tím, các loài cúc áo đơm hoa dọc bờ cỏ. Thỉnh thoảng lại gặp một dây lạc tiên hiếm hoi với những chùm quả như chiếc đèn lồng nhỏ. Tôi không biết ăn quả lạc tiên nhưng mấy đứa trẻ nông thôn tranh nhau ăn không kịp thở nhìn rất buồn cười. Tôi chỉ thích các anh chị bắt chuồn chuồn và cánh cam rồi buộc chỉ lại để chơi. Lúc đó tôi thấy rất hãnh diện vì là một đứa trẻ thành thị về quê nên ai cũng cưng chiều. Nhớ những ngày tháng Tư, khi hoa gạo nở bung sắc đỏ như chao nghiêng cả bầu trời trên cây gạo đầu làng, tôi lại cùng các bạn và các anh chị lớn hơn ngồi quanh gốc gạo để nhặt những bông gạo rụng, kết thành vòng hoa cài đầu rồi chơi trò cô dâu, chú rể. Lần nào tôi cũng được làm cô dâu và chú rể là thằng Tý Sún nhà cô Lý. Chuyện cách đây đã ba năm, giờ nhớ lại, tôi vẫn thấy vui nhưng buồn cười và xấu hổ quá đi thôi. Rồi những đêm trăng, nằm trong lòng bà ngoại, nghe bà kể chuyện cổ tích ngày xưa hoặc ngước nhìn trời cao mà để tìm xem chòm sao Đại Hùng nằm ở đâu trên bầu trời xa thẳm mà đi vào giấc ngủ mê mệt từ lúc nào chẳng rõ.
Nói đến niềm vui tuổi thơ thì trẻ con thành thị hay nông thôn đều không thể bỏ qua đêm Trung Thu thần tiên. Năm nào cũng thế, cứ đến ngày mười ba, mười bốn âm lịch là tôi lại thấy sướng như điên. Tôi thắc thỏm mong trời nhanh tối để được bố mẹ cho đi chơi phố Hàng Mã. Tôi mê mải ngắm nhìn thế giới đồ chơi đa dạng đủ sắc màu. Từ những cô búp bê Barbie xinh xắn, đến những con thú bông dễ thương và cơ man là những chiếc đèn lồng đủ kiểu dáng, màu sắc, lúc nào cũng phát ra những âm thanh du dương đầy mê hoặc. Còn gì vui hơn đối với một đứa bé con như tôi khi được tham gia phá cỗ trông trăng rồi cùng đám trẻ con rồng rắn rước đèn trong tiếng trống, tiếng ca làm náo nhiệt cả con ngõ nhỏ. Những niềm vui đó, những hạnh phúc đó chắc chắn sẽ là những kỉ niệm in sâu trong tâm thức tôi chẳng thể xóa mờ.
Tuổi thơ cũng có những nỗi buồn nho nhỏ, nhiều khi còn là những nỗi buồn vô duyên cớ. Có thể tôi là một cô bé đa cảm quá chăng? Tôi đã từng thấy lòng buồn vô hạn khi phải ngồi bên cửa sổ hàng giờ nhìn mưa rơi. Mưa cứ rơi mãi, làm sao mà ra ngoài chơi với các bạn được. Những lúc như thế tôi thấy ghét ông trời ghê lắm. Hay có những buổi chiều mùa đông u ám, không gian xám xịt, đường ngõ vắng hoe không có bóng đứa trẻ con nào. Thỉnh thoảng chỉ có tiếng anh con trai què nhà bác Bồng ở cuối ngõ gào lên:
" Rồi thu sang lá vàng rơi đầy
Hàng bạch dương buồn im xác xơ ven đồi"
Tiếng hát sai lạc rơi vào không gian cô tịch của ngõ xóm càng làm cho đứa bé con là tôi thêm buồn. Nhưng những nỗi buồn vớ vẩn đó thường qua đi rất mau vì hết mưa lại nắng, mùa đông qua thì mùa xuân nồng nàn, mùa hạ tươi vui, mùa thu dịu dàng lại tới và những trò chơi có thể mang đến niềm vui cho tuổi thơ thì lại nhiều vô kể.
Dẫu biết rằng quanh ta vẫn còn có những số phận đáng thương, những cô bé, cậu bé không may mắn có được những ký ức ngọt ngào thời niên thiếu. Những đa phần tuổi thơ đều chất chứa sự hồn nhiên trong sáng. Ôi tuổi thơ quả là tuyệt diệu! mà người lớn ai cũng đôi lần có những giấc mơ về miền ký ức đã qua. Tôi thầm cám ơn cuộc sống đẹp tươi, cám ơn cha mẹ đã sinh ra tôi và ban cho tôi một tuổi thơ tuyệt đẹp.
Chúc bạn học tốt!
ns đi ròi lại ns lại ....
nếu vậy thì chẳng ai rảnh tay chép bài của mk cho bn đâu
lên mạng mà tham khảo , đằng nào cx vậy
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ cua tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục.Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuân bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.