K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2018

trần thị diệu linh tiếp sức cho câu 2 và 4 ấy mà hihahehe

21 tháng 11 2018

cai cho sao sao la voi moi cau tren (cau1)

19 tháng 3 2017

-Vấn đề cần giải thik là tự do

- Phương pháp:

+ Nêu định nghĩa

+ Kể các bỉu hiện

+ Nêu cái lợi và chỉ ra nguyên nhân của tự do

Chúc bn hx tốt!

19 tháng 3 2017

Vấn đề giải thích: quyền tự do

Phương pháp:

* Nêu định nghĩa

*CHỉ ra cái lợi và cái hại

29 tháng 9 2017

chó nhà mình đẻ rồi

16 tháng 11 2021

Từ láy : rực rỡ, búp bê.

20 tháng 10 2016

Bài văn thể hiện tình cảm: bày tỏ nỗi buồn nhớ khi phải xa trường, xa bạn.

Vai trò: thể hiện tình cảm của tác giả

Vì nhà thơ Xuân Diệu đã biến hoa phượng, một loại hoa nở rộ vào lúc kết thúc năm học thành biểu tượng chia ly ngày hè đối với học trò.

hihi

5 tháng 3 2017

a, Bài văn nghị luận Lòng khiêm tốn giải thích về lòng khiêm tốn, đó là đức tính mà tất cả mọi người đều nên có.

Cách giải thích:Dùng rất nhiều lí lẽ, hầu như không có dẫn chứng.Ngoài ra tác giả còn giải thích bằng cách liệt kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.

Các câu có định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính..... là:

-Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản của con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

-Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.

-Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

-Khiêm tốn là tính nhã nhẵn, biết sống biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

-Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài văn cũng là một cách chứng minh.

b,Mục đích của giải thích là nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm của con người.

Các phương pháp giải thích là:Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách để phòng hoặc noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

10 tháng 3 2017

a. Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn, tác giả đã giải thích bằng cách kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.

b. Những câu văn định nghĩa có trong bài văn:

- Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật. - Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.

- Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người. -

Khiêm tôn là tính nhã nhặn, biết sông một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi.

- Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu ngưới, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với cuộc đời. Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài vãn cũng là một cách giải thích của tác giả.

c​chúc p hk tốt

18 tháng 10 2016

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Chúc bạn học tốt!

18 tháng 10 2016

thanks pạn

24 tháng 10 2016

èo, cứ tượng bạn kiểm tra sau mình. Mình thứ 4 mới kiểm tra, giờ mình cũng đang làm bài đó. Hay bạn đọc tham khảo rồi lấy ý đi, mình thấy bài thứ 3 hay đấy!ok

24 tháng 10 2016

1/ Mở bài:

 

- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..