Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả. Chúng tôi đi học, đi chơi, đi ăn cùng nhau. Đặc biệt, Nhung và tôi đều thích nghe những bản sonate cho piano của nhạc sĩ Beethoven từ chiếc đài radio cũ của tôi. Chúng tôi là đôi bạn tri kỉ không thể tách rời.
- Trong bài có rất nhiều danh từ, những từ in đậm là một số danh từ trong bài
Cứ mỗi mùa hè đến, Chúng tôi - những người giáo viên trẻ lại xung phong lên trên vùng núi Hà Giang để dậy học, thay cho các giao viên trên này để về quê thăm gia đình. Bản Tờ O nằm trên một cao nguyên đá dốc dếch, cả bản chỉ có mấy chục hộ. Ngôi trường nằm ở ngay đầu con đường vào bản. Nhìn tưởng như một ngôi nhà cấp 4, có tuổi đời khoảng 50 năm ở dưới xuôi vậy. Bên trong, trang thiết bị còn thô sơ hơn cả vẻ ngoài của nó. Bàn ghế không còn cái nào lành lặn, bảng thì đã tróc hết từng lớp sơn, phải dùng những lõi thỏi pin quét lên, viết không ăn phấn. Mái nhà thì chả khác nào bầu trời, thủng lỗ chỗ. Điều kiện khó khăn là thế, mà những người giáo viên ở trên đây vẫn cố gắng dậy học, họ vẫn đi vận động từng nhà một cho con em đi học, không lúc nào họ ca thán nửa lời.Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu vì một vùng cao có chư. Nghĩ đến đây tôi lại thấy thật đáng khâm phục họ. Là người giáo viên, tôi hứa mình phải thật cố gắng hơn nữa, để có thể san sẻ bớt phần nào những khó khăn của người giáo viên vùng cao.
Chuyển từ Tiểu học sang Trung học cơ sở quả là một thử thách lớn đối với nhiều học sinh lớp 6 trong đó có cả tôi: thầy cô mới, bạn mới, chương trình học mới, phương pháp học mới,… Tôi đã gặp biết bao khó khăn và rắc rối. Nhưng tôi may mắn vì có những người bạn tốt, các bạn đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình để tôi thích nghi với môi trường mới. Quỳnh Anh là một người bạn tốt như thế của tôi. Quỳnh Anh có thân hình cân đối, có vầng trán cao và rộng. Quỳnh Anh học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Toán và môn Ngữ Văn. Các thầy cô đều rất quý Quỳnh Anh. Dù học giỏi nhất lớp nhưng Quỳnh Anh không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo mà bạn luôn chan hoà, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Vì thế, trong lớp ai cũng quý mến bạn. Trái ngược hẳn với Quỳnh Anh, tôi là một học sinh học yếu lại rất hậu đậu. Hôm nào đi học, tôi cũng quên không sách thì vở, bài tập chẳng bao giờ làm được đầy đủ. Cả lớp thường gọi tôi là Nô-bi-ta một cách đầy chế giễu. Các bạn trong lớp chẳng ai thích chơi với tôi cả. Chỉ có Quỳnh Anh là thường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài. Nhưng vì mặc cảm, tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Quỳnh Anh. Chỉ từ khi cô phân công Quỳnh Anh kèm cặp tôi trong học tập thì tôi có trốn cũng không được. Sáng nào đến lớp, bạn ấy cũng kiểm tra bài học và bài làm của tôi. Nếu tôi không làm hoặc không học bài đầy đủ thì bạn ấy sẽ báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Và đương nhiên, cô sẽ gọi điện về báo cho bố mẹ và tôi sẽ bị ăn đòn. Những buổi chiều không phải đi học, Quỳnh Anh lại dến nhà tôi để giảng bài cho tôi. Những phần tôi không hiểu, bạn đều kiên nhẫn giảng đi giảng lại cho đến khi tôi hiểu mới thôi. Dù phải giảng nhiều lần nhưng không bao giờ Quỳnh Anh cáu gắt, quát mắng tôi. Nhờ sự giúp đỡ của bạn ấy, điểm số của tôi dần dần nhích lên. Tôi không còn sợ mỗi khi bị thầy cô giáo gọi đến tên. Các bạn ở trong lớp cũng không còn xì xào, chế giễu mỗi khi tôi lên bảng. Thỉnh thoảng, tôi còn được thầy cô khen trong học tập. Từ việc khó chịu với sự quản lí của Quỳnh Anh, tôi càng ngày càng hiểu và cảm mến bạn. Khi việc học tập của tôi có tiến bộ, thầy giáo lại tiếp tục phân công bạn ấy giúp đỡ một số bạn khác trong lớp. Với ai, Quỳnh Anh cũng nhiệt tình hết sức và nhờ đó, sức học của các bạn tiến bộ trông thấy. Cả lớp tôi ai cũng phục bạn, mọi người hăng hái học tập, thi đua lẫn nhau. Phong trào học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Quỳnh thực sự là một tấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Lan đã giúp đỡ tôi.
Tham khảo nha em:
Cây phong lan treo ở trước nhà đã trổ hoa. Cành hoa vươn dài ra, màu xanh nhạt và hai bên là hai hàng hoa cùng nở song song. Cánh hoa có màu hồng tươi giữa có nhụy màu vàng. Nhìn cành hoa rung rinh trong gió, ta có cảm giác như đó là những con bướm màu hồng đã chán bay lang thang đây đó nên sà xuống bám vào cành hoa mà sưởi nắng. Từ cành hoa phong lan, một mùi thơm dịu nhẹ tỏa ra như hương thơm riêng biệt của núi rừng mà nó còn lưu giữ được. Hoa phong lan rất lâu tàn. Hoa có thể tươi nở hàng tháng trời tựa như hương sắc cũng muốn đua với thời gian. Hoa phong lan đúng là một loài hoa “sang trọng” và tươi đẹp.
Từ ghép và từ láy là các từ in nghiêng đậm nha em
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
Phân loại
- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
+ DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
Nhân vật cổ tích mà tôi yêu thích nhất là Thạch Sanh. Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già. Thạch Sanh đã gặp nhiều thử thách, chông gai. Bao lần Thạch Sanh bị Lí Thông lừa nhưng vì tính cách thẳng thắn, thật thà nên đã cho qua. Nhưng cuối cùng, cái thiện luôn chiến thắng. Qua những lần nguy hiểm : đi canh miếu thờ, bị vu oan, giải cứu công chúa,thắng 18 nước chư hầu,... đã làm cho Thạch Sanh luôn nằm trong tâm trí em. Em rất khâm phục tài năng của Thạch Sanh.
Cụm DT : đôi vợ chồng già.
Cụm TT : cao lớn, vạm vỡ
Cụm ĐT : gặp nhiều thử thách
Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.
Sau khi đọc xong truyện "Bức tranh của em gái tôi" . Em thấy ấn tượng về nhân vật Kiều Phương.Kiều Phương có 1 tính cách là yêu thương người thân , hiền lành nhân hậu . Điều đặc biệt là Kiều Phương có 1 tài năng hội họa .Trong truyện , có thể thấy cách cư xử của nhân vật anh trai đối với Kiều Phương là : lạnh lùng, luôn coi thường Kiều Phương.Mặc dù thế nhưng tính tình Kiều Phương hồn nhiên , và không hay để ý tới những hành động lời nói cử chỉ của anh trai đối với mình . Qua đó , em thấy rằng Kiều Phương là một người có tình yêu thương , tấm lòng chân thành , có đức tính nhân hậu , luôn sẳn sàng vị tha những lỗi lầm của anh trai.
Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: "Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!" Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: "Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!". Hoa sầm mặt lại: "Cậu có tử tế nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?". Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: "Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu".
2 danh từ riêng:Loan,Hồng
2 từ láy:nhẹ nhàng, tử tế
em đã cùng bn lớp e nhặt rác quanh sân trường sạch sành sanh . nơi đây thật sạch sẽ , mọi ng đều vui vẻ vì đã hoàn thanh xog công việc . bn Ngân đã cùng mấy bn nữ quét rác . Bạn Uyên cùng em nhặt rác , nhổ cỏ . Em rất yêu ngôi tường sạch sẽ này . mink xog tr nhất cho mink 1 tích nha !