K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn văn là dòng hồi ức của tác giả về tuổi thơ êm đẹp của mình. Ngay khi còn là một đứa trẻ, tình yêu thương thấm đượm trong từng trang sách nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé. Ngay cả công việc như chăn trâu, nhân vật "tôi" cũng cảm thấy vô cùng tận hưởng khi mơ màng ngồi nghe tiếng chim hót. Tuổi thơ của nhân vật tôi còn là những ngày trốn học đi chơi, bị mẹ tóm được chưa đánh roi nào đã khóc. Đặc biệt có sự xuất hiện của cô bé hàng xóm khiến nhân vật tôi cảm thấy "thương quá đi thôi". Đoạn thơ là một thước phim tái hiện kí ức tuổi thơ trọn vẹn nhất của đời người, tại đó có những kỉ niệm thật đẹp xoa dịu tâm hồn những ngày tất bật, vội vã.

26 tháng 9 2023

cảm ơn ạ

25 tháng 3 2021

 tham khảo

Quê hương, chỉ hai từ thôi nhưng vô cùng thân thương đến lạ. Quê hương, nơi mình sinh ra, nơi mình lớn lên, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ. Khi nhắc đến quê hương ai cũng cảm thấy tự hào, đó là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả.

Và với bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam cũng thế. Quê hương, dòng chảy bất tận của ký ức, quê hương là nơi ta tìm về sau những phong ba của cuộc đời.

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được…

Chưa đánh roi nào đã khóc

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích

Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi.

Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ về tuổi thơ, là niềm thương nhớ và yêu quê hương từ thuở “cắp sách tới trường” từ thuở “chăn trâu cắt cỏ”. Không gian thơ mở ra với bàng bạc nỗi nhớ về thuở ấu thơ, với những trò nghịch ngợm của trẻ thơ đó là “trốn học”, “đuổi bướm…Những vần thơ mộc mạc, giản dị càng đọc càng thấm thía về một quê hương tuổi thơ trong kỉ niệm.

Dòng thời gian trôi mãi, tuổi thơ rồi lớn lên, đất nước kêu gọi, cậu bé ngày ấy nay đã trưởng thành, lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc



 

người ta ko hiểu mới lên tra google. Lên tra thì lại hỏi ngược lại.Vậy tra làm gì cho tốn sức.

 

21 tháng 4 2020

thanssssssssssssssssssssss

21 tháng 4 2020

Câu 1:

Câu nghi vấn: “Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tác dụng: Dùng để hỏi

Câu 2:

Đoạn thơ nói về kỉ niệm thời thơ ấu tươi đẹp trên quê hương của tác giả

Câu 3:

Liên tưởng đến bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

2 tháng 3 2021

C. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

2 tháng 3 2021

C bn nhé

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi. Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Đoạn văn tả người mẹ thân yêu và nói lên tình cảm của con với mẹ

4. - Mẹ bình dị, thân thương.

- Mẹ lắng nghe mọi điều của con, là nơi bình yên cho con trở về.

- Mẹ vất vả nhưng luôn giàu yêu thương.

 Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà...
Đọc tiếp

 Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.

 Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

 Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:

          Bài tập viết: Tôi đi học!

a.Phần trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt gì?

b.Phần trích diễn tả tâm trạng của ai?Trong hoàn cảnh nào?

c.Tâm trạng nhân vật trong đoạn văn có gì mâu thuẫn?

d.Từ chi tiết "Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhâm đánh vần đọc:Bài tập viết :Tôi đi học.''em thấy mỗi học sinh cần có thái độ như thế nào với việc học?

 

 

 

0
Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già....
Đọc tiếp

Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi.

Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

Giúp mình trả lời vơiz. Please!!!!!

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Miêu tả hình ảnh mẹ thân yêu và tình cảm của con dành cho mẹ

4. - mẹ bình dị, thân thuộc

- Mẹ là bến đỗ, là bạn tâm giao

- Mẹ luôn là ánh sáng, cho con động lực.