Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hơi khó đấy nhá nhưng thôi kệ. các bạn đọc thử rồi góp ý kiến giống mình luôn nhá
Từ khi về nhà ngoại theo mẹ, Thuỷ sống đầy đủ không phải lo điều gì cả nhưng lúc nào trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xinh ấy cũng hiện lên một nỗi buồn sâu thăm thẳm bên trong. Mẹ Thuỷ thấy con mình như vậy cũng có phần nào buồn bã và hối hận về việc ly hôn của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Còn về phần Thành thì tâm trạng cũng không khác gì Thuỷ. Khi rảnh rỗi Thành cũng ngồi xuống gốc cây sau vườn và buồn bã, nghĩ về em gái và người mẹ thân yêu, nỗi đau ấy như có gì đang chắn ngang cuộc sống vốn yên bình vui vẻ của Thành vậy. Được một tuần sau cái ngày thảm hoạ ấy thì Thành được ba dẫn về Long An chơi để khuây khoả tinh thần, gần với nhà ngoại của hai mẹ con Thuỷ đang ở. Vẫn như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng Thuỷ lại đem thúng hoa quả ra ngoài chợ ngồi bán, còn Thành thì đước ba cho một ít tiền để vào chợ mua đồ. Thật tình cờ, hai anh em đã gặp nhau, cả hai đều rất đỗi vui mừng, cười tít cả mắt và la lên sung sướng. Cả hai đã tìm một chỗ để ngồi nói chuyện lúc trước nhưng cứ nói hay nghĩ về sự việc ba mẹ chia tay thì ai cũng xót xa, đau buồn. Chợt một ý tưởng loé lên trong đầu và lên kế hoạch để giúp ba mẹ có thể trớ lại với nhau.
Nek, bạn ơi phần còn lại bạn tự suy diễn nha mình chỉ giúp được nhiêu đó thui à hihih
mk ko bt đúng ko nhưng kệ
#Tham khảonhâ
Bài thơ Thiên trường vãn vọng là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về làng quê trong buổi chiều tà. Mở đầu bài thơ là không gian mở ảo của làng quê, cảnh vật đang nhạt nhòa dần trong sương khói và bóng chiều mập mờ như nửa có nửa không. Hoàng hôn luôn là thời điểm khơi gợi cho ta nhiều cảm xúc, đó là cảm giác bình yên, thư thái trong tâm hồn. Hai tiếng “man mác” như gợi ra nỗi niềm tâm trạng đó ở thi nhân, bởi rất lâu người xa quê nay mới có dịp trở về. Và trong bức tranh thôn quê yên bình ấy, bỗng xuất hiện thanh âm tiếng sáo trong trẻo, bay bổng của chú bé mục đồng đang ngồi vắt vẻo lưng trâu trên con đường về thôn xóm. Tiếng sáo ấy thật bình yên, vui tươi trong khung cảnh chiều muộn. Thời điểm chiều tà cũng là lúc mọi người kết thúc công việc, trở về sum họp vui vẻ bên gia đình. Thiên nhiên, động vật và con người cùng giao hòa trong nhịp sống nhịp nhàng giữa đất trời bao la. Phía xa xa, “từng đôi” cò trắng liệng xuống cánh đồng, gợi nên một cuộc sống bình dị, hữu tình nơi thôn quê. Bức tranh ấy là những màu sắc giao hòa, những thanh âm trong trẻo gợi ra nét thanh bình những cũng vui tươi và đầy sức sống. Chỉ bằng vài ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít gợi nhiều, thi sĩ đã vẽ lên một không gian về cảnh sắc làng quê nên thơ, trũ tình.
Tham khảo:
Bài thơ Thiên trường vãn vọng là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về làng quê trong buổi chiều tà. Mở đầu bài thơ là không gian mở ảo của làng quê, cảnh vật đang nhạt nhòa dần trong sương khói và bóng chiều mập mờ như nửa có nửa không. Hoàng hôn luôn là thời điểm khơi gợi cho ta nhiều cảm xúc, đó là cảm giác bình yên, thư thái trong tâm hồn. Hai tiếng “man mác” như gợi ra nỗi niềm tâm trạng đó ở thi nhân, bởi rất lâu người xa quê nay mới có dịp trở về. Và trong bức tranh thôn quê yên bình ấy, bỗng xuất hiện thanh âm tiếng sáo trong trẻo, bay bổng của chú bé mục đồng đang ngồi vắt vẻo lưng trâu trên con đường về thôn xóm. Tiếng sáo ấy thật bình yên, vui tươi trong khung cảnh chiều muộn. Thời điểm chiều tà cũng là lúc mọi người kết thúc công việc, trở về sum họp vui vẻ bên gia đình. Thiên nhiên, động vật và con người cùng giao hòa trong nhịp sống nhịp nhàng giữa đất trời bao la. Phía xa xa, “từng đôi” cò trắng liệng xuống cánh đồng, gợi nên một cuộc sống bình dị, hữu tình nơi thôn quê. Bức tranh ấy là những màu sắc giao hòa, những thanh âm trong trẻo gợi ra nét thanh bình những cũng vui tươi và đầy sức sống. Chỉ bằng vài ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít gợi nhiều, thi sĩ đã vẽ lên một không gian về cảnh sắc làng quê nên thơ, trữ tình.
Chúc bạn học tốt!
... ngày… tháng… năm…
Tiểu Bạch, thân mến,
Đầu thư, cho mình gửi lời chào cũng như lời hỏi thăm sức khỏe đến bạn và gia đình.
Mình được biết đến bạn và gia đình qua lời kể của dì. Dì thường kể rằng những lần đi công tác, dì thường đến thăm nhà một người bạn ở Trung Quốc. Họ có một đứa con gái cũng bằng tuổi mình và vô cùng xinh đẹp. Điều đó khiến mình cảm thấy rất tò mò nên đã viết là thứ này cho bạn - một người bạn nước ngoài chưa từng gặp mặt.
Trước đây, mình được biết đến đất nước Trung Quốc qua rất nhiều qua phim ảnh. Quê hương của bạn có rất nhiều phong cảnh thật đẹp cũng như những món ăn hấp dẫn. Mình rất mong muốn một ngày nào đó được đặt chân đến đây. Đến lúc đó, chúng mình hãy gặp gỡ nhau nhé!
Người bạn mới
..............................
Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN
Bạn tham khảo nha! chúc bn hx tốt!
Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.
-Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Yên Biên làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. Bao niềm vui, Sự hãnh diện mà có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không quên được
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.
Đầu tiên là lẽ chào đón các em học sinh lớp 6 bước vào trường, Gương mặt các em đầy sự vui vẻ, những trùm hoa chào mừng làm cho nụ cười trên gương mặt các em thêm rạng rỡ hơn Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng và Bác kính yêu trên cao đang mỉm cười với chúng tôi, tôi thầm hứa với Bác, với lòng mình rằng sẽ cố gắng nỗ lực hết sức mình để cống hiến công sức nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà. Lúc ấy, tay tôi bỗng nắm chặt, ánh mắt trở nên kiên nghị hơn, lòng đầy quyết tâm.
Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của cô ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Bác trống mấy tháng hè được nghỉ ngơi đang căng mình chờ đợi giây phút thiêng liêng này. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh
-Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân
CHÚC BẠN HỌC TỐT
k cho mk nha, viết mỏi tay lắm đó
Bạn thân mến
Lâu rồi không gặp bạn thế nào. Vậy là đã bắt đầu một năm học mới.Bây giờ mk sẽ kể cho bn nghe về ngày khai giảng của trường mk:
sân trường thật là lộng lẫy tán cây đung đưa theo gió, bọn mk dc vui đùa mà ko bị mắng,thầy cô lặng lẽ nhìn bầu trời và bọn mk dc về rất sớm kể từ 15 phút bắt đầu khai giảng thật là tuyệt vời
Gửi mẹ kính yêu của con!
Mẹ ơi, ngày 4-3 là ngày con sinh ra đời và cũng là ngày mẹ vui mừng nhất. Mẹ sinh con ra trong vui mừng , yêu thương trong vòng tay ấm áp của mẹ. Con 14 tuổi rồi, nhưng mẹ chưa bao giờ cho con là trưởng thành mẹ luôn cho con là một đứa trẻ tinh nghịch, ngoan ngoãn và biết nghe lời mẹ. Mẹ vẫn lo lắng cho con từng ngày, mẹ chưa bao giờ để con chịu thiệt. Mẹ biết không? Có mẹ là niềm vui lớn nhất của con. Con hạnh phúc lắm khi con có mẹ bên cạnh, hằng năm cứ vào ngày sinh nhật con lại ngồi bên cửa sổ nhìn lên bầu trời đầy vì sao và tự hỏi " Mẹ có bao giờ hết lo lắng yêu thương con không nhỉ? Mẹ có bao giờ ghét con không? " Nhưng có lẽ giờ câu trả lời con đã có rồi, mẹ chưa bao giờ hết lo lắng cho đứa con này cả và chưa bao giờ ghét con khi con nghịch ngợm , làm mẹ cáu giận. Con biết là mình có lỗi rất nhiều khi cãi lại lời mẹ và không ngoan ngoãn với mẹ. Tình cảm của mẹ dành cho con là bao la rộng lớn cả đời con xin ghi nhớ trong lòng. Mẹ bận nhưng thời gian mẹ dành cho con luôn có mẹ quan tâm con chăm sóc con từng li từng tí. Những lúc ốm, mẹ nghỉ làm mặc dù giáo án còn nhiều nhưng mẹ không màng tới vẫn thức đêm hôm đến mức ngủ thiếp bên cạnh con. Con tỉnh dậy mẹ ân cần hỏi con đỡ chưa? Mẹ ơi, con hạnh phúc vì được làm con của mẹ. Con hi vọng nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con gái của mẹ. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " cảm ơn " không bao giờ trả hết.
Gửi mẹ yêu của con!!
Linh
Nguyễn Phương Linh
Bạn tham khảo bài này của mình rồi thay thành của bạn nha! Chúc bạn học tốt!
Thư gửi mẹ
Mẹ yêu dấu của con!
Có lẽ mẹ sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được thư này. Bởi lẽ từ trường con về nhà mình chỉ vỏn vẹn hai tiếng đồng hồ đi xe đò, hơn nữa con lại hay về nhà. Có lẽ mẹ cũng chẳng hiểu tại sao con viết thư này và viết gì trong đó khi mà con vẫn thường xuyên gọi điện về nhà và con là đứa ít nói!Mẹ biết không? Chỉ tại con là một đứa nhút nhát và ít biểu lộ tình cảm nên con khó có thể nói với mẹ những lời từ sâu thẳm lòng con. Vì vậy con chỉ có thể viết những dòng này để mẹ biết được con yêu mẹ đến nhường nào!
Mẹ ơi! Con nghĩ Đấng Tạo Hóa quá quang phòng, Ngài đã cho con đến trong cuộc đời này, ban cho con vô số quà tặng. Và đối với con quà tặng quí giá nhất là được làm con của mẹ. Mẹ là quà tặng quí nhất không phải vì mẹ là một vị thánh hay một vĩ nhân mà chỉ đơn giản vì mẹ là MẸ của con.
Mẹ đã hy sinh cho chúng con quá nhiều: tuổi thanh xuân, sức khỏe…có lẽ là cả cuộc đời! Chúng con được sinh ra, gia đình mình không khá giả nếu không muốn nói là chật vật để có thể no đủ. Cuộc sống trên quê hương quá khó khăn, gia đình mình phải ly hương khi chúng con còn quá nhỏ. Ba mẹ phải tay bế tay bồng chúng con và gầy dựng từ đầu trên đất khách. Con vẫn nhớ những khi chúng con bệnh, không ngủ được và khóc vì đau thì mẹ cũng không yên giấc. Con đi học, mẹ luôn lo lắng để chúng con khỏi thua bạn thua bè. Mẹ nói: “Đời mẹ khổ, mẹ phải nghĩ học sớm. Nên bây giờ khổ cách mấy mẹ cũng cho tụi bây đi học! Có cái nghề cái nghiệp đàng hoàng”. Công việc bận rộn, vất vả là thế nhưng chưa lần nào mẹ bắt chúng con nghỉ học. Rồi con vào cấp 3, mỗi ngày phải đạp xe 16 cây số để có được con chữ, mẹ lại dậy sớm chuẩn bị từng hộp cơm để con đến trường.
Trong những kì thi quan trọng mẹ luôn mang đến cho chúng con những gì tốt nhất. Hôm con đi thi tốt nghiệp, vì địa điểm thi khá xa, con phải ở lại buổi trưa, thế là mẹ chuẩn bị cho con nào cơm, nào sữa… Mẹ biết không? Đôi lúc con kể cho chúng bạn nghe về điều này và con thấy tự hào. Ngộ lắm phải không mẹ? Có thể điều này rất bình thường đối với người khác, nhưng với con nó thể hiện tình yêu bao la của mẹ. Hy sinh nhiều như thế nhưng mẹ chẳng đòi hỏi gì ở chúng con. Vì vậy đó chính là động lực để chúng con cố gắng học tập. Con biết ngày chị con nhận được giấy báo trúng tuyển đại học vào một trường danh tiếng với số điểm cao mẹ vui lắm. Mẹ không nói lời nào nhưng con nhìn thấy điều đó trong mắt mẹ. Con tự hào về chị và con biết mẹ cũng thế. Con không thông minh như chị nhưng con cũng đã cố gắng. Rồi con cũng vào đại học. Niềm vui đến nhưng cũng mang theo bao nỗi lo âu. Mẹ lại thêm vất vả.
Rồi chúng con lên phố, đất Sài thành với những bon chen, những hưởng thụ đôi lúc làm chúng con quên đi những vất vả cực nhọc mà mẹ đang chịu. Những giấc ngủ chúng con dường như dài hơn trong khi mẹ phải dậy từ 4h30 mỗi sáng. Về nhà, nhìn thấy những nếp nhăn trên trán me ngày càng sâu chúng con thấy hối hận lắm và tự hứa sẽ phải cố gắng.
Làm việc quá sức khiến mẹ mắc những căn bệnh quái ác, nhưng nhiều khi mẹ đã âm thầm chịu đựng cơn đau vì sợ chúng con lo lắng. Rồi mẹ đi bệnh viện, bác sĩ bảo mẹ không được làm việc nặng. Chúng con khuyên mẹ nhưng mẹ bảo “mẹ không làm thì ai làm? Cứ kệ mẹ, tụi bây cứ lo học!” Căn bệnh hành hạ, những cơn đau đến thường xuyên hơn nhưng vì không có tiền nên mẹ lại không đi tái khám. Và rồi cứ thế, bệnh của mẹ ngày một nặng hơn. Mẹ biết không? Có nhiều lúc con sợ lắm. Con sợ rằng chúng con không có cơ hội để đền đáp sự hy sinh lớn lao của mẹ. Con vẫn hằng cầu nguyện xin Chúa cho mẹ sống thật lâu với chúng con. Để khi ra trường, chúng con có thể lo cho mẹ những ngày sống vui vẻ và an nhàn. Hy sinh cho chúng con nhiều như thế nhưng mẹ chẳng cần chúng con đền đáp. Mẹ là vậy đó! chỉ biết lo cho chúng con mà chẳng bao giờ chăm sóc bản thân mình.
Mẹ còn là người vị tha, con nói điều này không phải vì mẹ chưa bao giờ đánh chúng con. Nhưng vì mẹ luôn thông cảm và sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của chúng con. Bởi vậy từ khi còn bé mỗi lần bị điểm kém hay mắc phải lỗi gì thì mẹ là người đầu tiên con thổ lộ. Mẹ ơi! Con biết mẹ buồn chúng con nhiều lắm! Bởi đôi lúc chúng con chẳng vâng lời, còn ham chơi. Đôi lúc chúng con còn thờ ơ trước những vất vả của mẹ. Năm 12 một người bạn đặc biệt đã đọc cho con nghe bài thơ Nốt Ruồi Son. Thoạt đầu con chẳng nghĩ ngợi nhiều, nhưng đến hôm nay, khi đã là sinh viên đại học con thật thấm thía. Bài thơ thế này:
Ngửa chân tìm nốt ruồi son
Nhớ ngày xưa mẹ bảo
Cái số mi một đời rong rảo
Đi là quên mất đường về…
Ngày đi gió nín bờ đê
Con chuồn mặt giận khóc mê không chào
Con ngẩng đầu lao về phía phố
Ngơ ngác cỏ gà, nức nở bồ công anh.
Chạm ngõ thị thành
Giấc quê thành tro bụi
Khát vọng leo thang trên những tầng cao
Con vẽ ước mơ bằng những bảng màu
Tươi nguyên như tuổi
Để mệt nhoài những cơn rong ruổi
Thèm một tiếng quê…
Nay về
Ngồi trên đồi gió
Mẹ đó
Nấm mồ nâu
Trưa rớt qua đầu
Vo chiếc bóng
Tròn…
Ngửa chân tìm nốt ruồi son
Cay con mắt một vết mòn
hoe đỏ…
(Bài đăng trên Mực Tím số 782 – 17.5.2007)
Con chợt nhận ra hình ảnh của mình phản phất đâu đó, con sợ rồi một ngày con “thèm một tiếng quê…” nhưng chỉ còn lại “Mẹ đó…nấm mồ nâu…”
Mẹ yêu dấu! Con viết những dòng này nhưng rất có thể mẹ chẳng bao giờ nhận được nó bởi con sẽ không bao giờ gởi đi! Năm tháng sẽ qua đi, những dòng chữ này rồi cũng mờ nhạt nhưng mẹ ơi tình yêu chúng con dành cho mẹ là mãi mãi. Đừng hy sinh vì chúng con nhiều như thế! Hãy chăm sóc bản thân mình! Hãy cho chúng con cơ hội để đền đáp tình yêu của mẹ. Sống thật lâu với chúng con mẹ nhé!
Con yêu mẹ!
Tk nha!