Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sử liệu cho biết, Quận vương Vĩnh Tường Nguyễn Phúc Miên Hoành (阮福綿宏), la con thứ năm của đức Thánh tổ (tức vua Minh Mạng), mẹ là Hiền phi Ngô Thị Chính, ban đầu có tên là Thự, về sau đổi tên là Miên Hoành. Ông sinh ngày 22, tháng 5, năm Tân Mùi (12/7/1811). Thuở nhỏ ham học, lúc xuất các, học tinh thông kinh sử. Năm Canh Dần (1830) được phong là Vĩnh Tường công. Ông mất ngày 4, tháng 10, năm Ất Mùi (23/11/1835), lúc 25 tuổi, được ban thụy là Trang Mục, truy tặng là Vĩnh Tường Quận vương(2).
Cũng như nhiều vị hoàng tử, công chúa trong hoàng tộc triều Nguyễn ham chuộng và sáng tác thơ ca, Vĩnh Tường quận vương cũng không phải là ngoại lệ. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã là cậu bé thông minh, ham học, đặc biệt đam mê về thơ ca, đáng tiếc ông ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì hiện nay tập thơ Ninh Tĩnh thi tập đã không còn, đó là một điều rất đáng tiếc, vì nếu như còn có được tập thơ, chúng ta có thể tìm hiểu được thêm nhiều vấn đề liên quan đến nội dung thơ văn và cuộc đời của Quận vương Vĩnh Tường. Nhưng dù sao, bài tựa còn lại cũng giúp chúng ta phần nào biết được một số thông tin liên quan đến Vĩnh Tường quận vương, như ông là cậu bé thông minh, tuấn tú, học rộng, chăm học, lễ độ và nghiêm cẩn. Sinh thời ông thường khảo xét thơ ca của các nhà, rồi cùng bàn luận về những điều hay dở của thơ ca với thầy học là Trương Đăng Quế. Cũng thông qua bài tựa này mà chúng ta biết được quan điểm của ông về Thi học rất tiến bộ, giống với tư tưởng Thi học của vị thầy Trương Đăng Quế và Cao Bá Quát (1808 - 1855)
Anh về thăm Vĩnh Phúc giữa bao la Đầm Vạc
Anh về thăm Vĩnh Phúc một chiều chùa Tây Thiên
Ta cùng về Vĩnh Yên nhớ hồi đi Tam Đảo
Từng giờ, từng đổi thay trong những màu sắc mới
Vui cùng miền đất cổ, vùng Tịch Sơn thuở nào
Cùng nhau về Vĩnh Phúc cho thỏa niềm ước ao...
Một số tác phẩm viết về Hà Nội : Hà Nội phố (thơ, Phan Vũ), Thú ăn chơi người Hà Nội (Băng Sơn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng),...
Ba mươi sáu phố phường
Hàng Buồm chẳng còn cánh buồm
Thuyền đậu nơi nào em đến
Sông Hồng cách xa biền biệt
Bãi ngô cát trắng mùa xuân.
Hàng Chuối
Đâu còn có chuối
Vài cây cơm nguội trăm tuổi
Lác đác những chú chim sâu.
Hàng Nâu
Rồi sang hàng Lược
Lược chải tóc em ngày xưa.
Áo trắng tóc dài trên phố.
Hương chanh hương cốm mùa thu.
Hàng Đào hoa đào mấy độ?
Hàng Bạc tìm thợ làm vàng.
Hàng Cót rẽ về hàng Than.
Hàng Da em tìm giầy dép.
Hàng Nón nón trắng dập dờn
Hàng Bông nào còn bông vải
Hàng Gai đàn ai đêm tối
Văng vẳng mấy giọng hát đào
Hàng Mã chợ hoa ngày Tết
Hoa hồng đào thế Nhật Tân.
Run run rét về trong mắt
Mê hồn những sắc những hoa
Ta yêu mái nhà phố Phái
Nguệch ngoạc đơn sơ tài
Âm điệu thơ tự bao giờ cứ ngân vang mãi trong trái tim tôi. Khúc hát ca văn chương mang một sức mạnh diệu kỳ đi sâu vào tiềm thức nơi trái tim người đọc để lại biết bao rung cảm sâu sắc trong lòng những kẻ phiêu lưu du ngoạn cùng ngôn từ. Vì vậy khi nhắc đến một tác phẩm nghệ thuật tôi yêu thích nhất tôi luôn nhớ đến thơ đầu tiên. Đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc trong trái tim tôi là khổ đầu bài "Sang Thu" của Hữu Thỉnh. Đoạn thơ là những dấu hiệu thông báo mùa thu đã đến. Với câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng đầy sự tinh tế trong việc chọn lọc từ ngữ của tác giả, người đọc cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của buổi chớm thu ở một làng quê thanh bình. Qua đó chúng ta thêm yêu vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của quê hương, đất nước...
( Bạn có thể bổ sung thêm ý để bài viết được hoàn thiện hơn)
Bài thơ về Hà Nội :
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời thổi gió
Không cần bạn chạy xa
Hà Nội có nhiều hoa
Bó từng chùm cẩn thận
Mấy chú vào mua hoa
Tươi cười ra mặt trận
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao...
(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)