K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2023

 Đoạn thơ " Cho con gánh mẹ một lần " trong bài " Gánh mẹ " của nhà văn Trương Minh Nhật khiến cho bao độc giả dù con tim sắt đá như thế nào cũng phải rơi nước mắt. Chỉ với một hình ảnh người mẹ thôi, tôi cũng đủ nhận thấy rằng hình ảnh một đấng sinh thành với tình cảm dành cho con và trách nhiệm của Người được ngòi bút tài tình của ông miêu tả rất sâu sắc. Đoạn thơ mở đầu đã truyền tải cho tôi một thông điệp rất ý nghĩa, rằng con cái cần phải biết cảm ơn người mẹ, người đã luôn đồng hành với họ trong suốt cả cuộc đời. Hình ảnh người mẹ tần tảo gánh người con khiến tôi nhận thức thêm về tình cảm, sự hy sinh và nghĩa vụ của mẹ. Tôi cảm nhận được rõ sự đau khổ mà mẹ đã chịu đựng để nuôi dưỡng con khôn lớn. Đoạn thơ kết thúc với câu " Cả lòng mẹ đã gánh con một đời " đã khiến tôi rơi vào sự xúc động, sự cảm thông đối với người mẹ. Đó là một lời nhắn nhủ cực kì ý nghĩa, ghi nhận sự đau khổ và nghĩa vụ to lớn của người mang nặng đẻ đau. Đây đồng thời là một trong những bài thơ tuyệt vời nhất mà tôi từng đọc, truyền tải một thông điệp cảm động về tình mẹ con và trách nhiệm của con cái đối với người mẹ ấy. 

Tham khảo:

Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

2 tháng 10 2021

cảm ơn nhiềuyeu

16 tháng 11 2021

Tham khảo/:

 

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những lí giải thú vị về nguồn gốc của loài người qua khổ thơ đầu tiên. Tác giả đã cho chúng ta hình dung được cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”. Trái đất vẫn còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:

“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”

Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.

16 tháng 11 2021

      Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ đặc biệt và thật độc đáo khi thuật lại sự ra đời của loài người qua lời kể đầy sáng tạo của nhà thơ Xuân Quỳnh: Mọi thứ trên đời này sinh ra là vì trẻ em, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ con. Lúc đầu, nhà thơ đã vẽ ra một thế giới hoang sơ, lạnh lẽo và thế giới lúc bấy giờ chỉ có màu đen. Khi trẻ em được sinh ra, thế giới đó đã hoàn toàn thay đổi và tất cả những điều thay đổi đó đều dành cho trẻ con. Sự xuất hiện của thiên nhiên, mặt trời, cỏ cây, hoa lá, … đều dành cho trẻ em, cho trẻ em cảm nhận được thế giới thiên nhiên rất tươi đẹp. Để trẻ em được sống trong một thế giới hạnh phúc thì khi trẻ em sinh ra đã có mẹ bế bồng trong lời ru và tình yêu thương của mẹ bao la, rộng lớn, mênh mông. Có mẹ, có bà và có bố, tình yêu thương của mọi người chính là cái nôi chắp cánh những ước mơ cho con trẻ. Để trẻ em được học hành, được giáo dục thì đã có những thầy cô giáo gieo vào tâm hồn trẻ thơ những bài học đầu tiên, những ước mơ, … Trẻ em đã được lớn lên trong một thế giới thật hạnh phúc. Qua bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh còn gửi gắm tới những người thân: Hãy luôn yêu thương, chăm sóc và che chở cho trẻ em vì trẻ em chính là tương lai của đất nước. Và nhắc nhở trẻ em rằng hãy luôn yêu thương những người thân của mình vì họ đã dành cho mình những điều tốt đẹp nhất. Có thể nói, lòng yêu thương trẻ con của tác giả đã được thể hiện, đã được bộc lộ qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm và nồng hậu.

10 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Chi tiết kết thúc cho thấy tình bạn bền chặt, khăng khít được xây dựng từ những gì chân thành, bao dung và độ lượng nhất. Sự rộng lượng và không chấp nhặt của Nghi đã khiến “tôi” và Phước buông bỏ sự căm ghét, thù hận để cùng nắm tay nhau vui vẻ, hòa đồng như những người bạn thật sự. Đồng thời giúp con người ta nhận ra trong cuộc sống nên chân thành, nhẫn nhịn và có lòng bao dung với mọi người.

10 tháng 2 2022

em có bài  ''Điều không tính trước'' không? Cho chị xem bài đọc mới có thể viết được

9 tháng 12 2021

Tham Khảo:
Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.

 

9 tháng 12 2021

cảm ơn bn nhiều nhé ^^

14 tháng 12 2022

mở hentaiz coi đi hay lắm

 

23 tháng 4 2021

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

23 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Bác là một người yêu đồng bào,dân tộc,yêu các anh bộ đội. Đây là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác Hồ. Bác không ngủ vì bác lo cho các anh ngày mai còn lên đường.Bác phải thức trắng đêm.Tình cảm của bác đối với các anh bộ đội như người cha ;bác đi dém chăn từng người một;Đốt lửa sưởi ấm cho các anh bộ đội. Đối với chúng ta đây là chuyện khác thường. Nhưng với Bác lại là một "lẽ thường tình". Vì Bác chính là Hồ Chí Minh. Và Hồ chí Minh là một người sống quên mình vì mọi người

  
13 tháng 10 2018

EM BÉ THÔNG MINH
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
SƠN TINH, THỦY TINH
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
THÁNH GIÓNG
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
THẠCH SANH
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh