Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tên Nguyễn Văn Kiên
Nhà em nuôi chó điên
Chó điên thành thịt viên
Em ăn hết cả xiên
hay hôm
Tham Khảo:
1.Bụi Phấn
Thầy con giờ đã già rồi
Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu
Phấn rơi bạc cả mái đầu
Đưa con qua những bể dâu cuộc đời
Mỗi khi bụi phấn rơi rơi
Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương
Cho con vững bước nẻo đường
Hành trang kiến thức, tình thương của thầy
Biết bao vất vả, đắng cay
Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời
Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời
Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!
Trọn đời con mãi tự hào
Cúi đầu cung kính... thương sao dáng thầy
Dẫu đời xuôi, ngược đó đây
Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa
Khuya rồi thầy đã ngủ chưa?
Ngàn bông hoa thắm kính thưa ... dâng thầy
Cho con cuộc sống hôm nay
Mừng ngày Nhà Giáo ơn thầy chẳng quên!
Hoài Thương
***
2.Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
Trần Đăng Khoa
***
3.Thầy và chuyến đò xưa
Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...
Nguyễn Quốc Đạt
***
4.Xin lỗi các em
Tôi đâu phải người làm nông
Cày xong đánh giấc say nồng một hơi
Chuông reo tan buổi dạy rồi
Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên.
Trách mình đứng trước các em
Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy!
Rụng dần theo bụi phấn bay
Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh
Dẫu là lời giảng của mình
Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang
Dẫu là tiết học vừa tan
Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi!
Hiểu dùm tôi các em ơi
Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ
Cảnh đời chộn rộn bán mua
Áo cơm nào dễ chi đùa với ai.
Vờ quên cuộc sống bên ngoài
Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen
Dở hay, yêu ghét, trắng đen
Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu
Ai còn dằn vặt đêm sâu
Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên
Thật lòng tạ lỗi các em
Hiểu ra khi đã lớn lên mai này!
Trần Ngọc Hưởng
***
5.Lời ru của thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Đoàn Vị Thượng
***
6.Tấm Lòng Thầy Cô
Lòng thầy nhân hậu thanh cao
Bảng đen phấn trắng xiết bao nghĩa tình
Thương tà áo trắng xinh xinh
Học trò tinh nghịch ánh nhìn thơ ngây
Cho dù vất vả đắng cay
Đứng trên bục giảng vẫn say với nghề
Đâu cần hứa hẹn tuyên thề
Trái tim son đỏ đêm về trở trăn
Quyết tâm vượt mọi khó khăn
Cho thuyền cập bến an toàn ai ơi
Các em đi bốn phương trời
Dõi theo bạc tóc gởi lời yêu thương
Phan Hạnh
***
7.Suy nghĩ về ngày 20.11
Mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
"Tôn sư trọng đạo" trò nào dám quên
Thầy cô như cha mẹ hiền
Ươm mầm nhân cách con em nên người
Rưng rưng khóe mắt ai ơi
Thương thầy cô giáo những nơi bản làng
Nơi có con suối vắt ngang
Núi cao, rừng rậm ai màng... viếng thăm
Nơi mà cuộc sống khó khăn
Miếng ăn chưa đủ "đi thăm" bằng gì
Thành phố quà bánh thiếu chi
Hoa tươi, quà tặng, phong bì đâu lo
Thôn quê khổ lũ học trò
Thương thầy cô lắm nhưng lo thế nào
Phụ huynh áy náy, nôn nao
Gia cảnh là vậy, quà nào được đây
Thầy cô trong những ngày này
Lại đi thăm hỏi đó đây từng nhà
Động viên, an ủi mẹ cha
Cho con đi học để mà lớn khôn
Nhà giáo - kỹ sư tâm hồn
Nhưng sao gian khó còn hơn làm ngoài
So bì có đúng, có sai
Thực tế là vậy mấy ai tỏ tường
Vài lời nhân Lễ Hiến chương
Tôn vinh nhà giáo, chặng đường chông gai
Tri ân tất cả những ai
Ngày đêm nuôi dưỡng nhân tài mai sau
Dằn lòng xin nói thêm câu
Biết bao nhà giáo vùng sâu đang nghèo
Xa quê, hoàn cảnh gieo neo
Ai ơi hãy nghĩ một điều quan tâm
Nguyễn Thành Công
***
8.Nhớ công ơn thầy
Làm sao quên được ơn thầy
Công người dạy dỗ có ngày hôm nay
Nét đầu thầy phải cầm tay
Rèn con chữ viết mới ngay thẳng hàng
Nhớ thầy nhớ chiếc đò ngang
Tay thầy chèo chống đưa sang bao người
Nhọc nhằn gian khổ vẫn vui
Vì đàn em nhỏ vì đời mai sau
Từng đoàn nối tiếp kề nhau
Dựng xây đất nước sớm mau bằng người
Non sông hùng vĩ đẹp tươi
Có công thầy đã tô bồi ngày qua
Nguyễn Văn Chiểu
***
9.Chuyến đò tri thức
Tôi về thăm mái trường xưa
Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây
Pha sương mái tóc cô thầy
Bảng đen phấn trắng... còn đây căn phòng
Con đò neo đậu bến sông
Đưa đàn em nhỏ ấm nồng yêu thương
Bằng lăng tím rụng cuối đường
Phượng buồn nỗi nhớ vấn vương níu hè
Ríu ran chim hót cành me
Cánh diều mơ ước ta về tuổi thơ
Bên trang giáo án từng giờ
Lặng thầm thầy vẫn đưa đò qua sông
Ngoài sân vương sợi nắng hồng
Chuyến đò tri thức mênh mông tình thầy.
Bằng Lăng Tím
***
10.Lời tri ân
Người thầy áo bạc sờn vai
Vẫn đưa thuyền đến tương lai vững vàng
Tình thầy con mãi nặng mang
Dù xa cách vẫn nồng nàn trong tim
Dù bao dâu bể nổi chìm
Thầy gò vai gánh chữ thêm cho đời
Đêm trường giấc ngủ chơi vơi
Ngày xiêu bóng nắng bời bời gió bay
Trường xưa in đậm dấu giày
Cỏ ơi nâng nhẹ thân gầy thầy tôi
Từng trò từng lớp xa xôi
Rừng hoang loang tím dáng ngôi trường nghèo
Đôi dòng ngăn cách trông theo
Còn đây chút phận bọt bèo nổi trôi
Chiều rơi nắng đã tắt rồi
Bên dòng suối ngọt bồi hồi nhớ nhung
Thái Yên Sa
Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
Hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.
- Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/người nghe là những ai. Điều đó giúp em định hướng được nội dung bài viết, tăng hiệu quả giao tiếp.
- Thứ hai, cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Từ đó, phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.
Khổ thơ đầu đã miêu tả hành trình của bầy ong: “đôi cánh đàn thắng trời”, “bay đến trọn đời tình hoa”, “nẻo đường xa”. Bầy ong bay đến nhiều nơi: rừng sâu, bờ biển, quần đảo, khơi xa, rừng. hoang, biển xa… đó là những nơi mang vẻ đẹp nguyên sơ, đặc biệt nhiều hoa thơm. Là nơi rừng sâu “Bập bùng hoa chuối, trắng nhiều hoa ban”. Là nơi bờ biển sóng tràn có “làng cây cắt bão, chịu làng tù hoa”. Là nơi quần đảo “có loài hoa nở như là không tên”, nghĩa là loài hoa lạ, hoa quý. Lời thơ giúp chúng ta cảm nhận được sự cần cù, siêng năng của những chú ong. Từ đó tác giả cũng nhắn nhủ với con người trên hành trình cuộc đời, hãy luôn cố gắng, bản lĩnh, dũng cảm vươn tới những mơ ước tốt đẹp.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.