K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2017

1, Từ Ấy

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Cảm nghĩ ( ý nghĩa ):

 Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là vì lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời.. Và một trong những giá trị tiêu biểu của thơ Tố Hữu là tính hướng thiện được biểu lộ vừa thầm kín, tinh tế, vừa sâu sắc, đậm đà qua 6 tập thơ nổi tiếng: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu 

Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói “ Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác Lê Nin trong ngày hội lớn của cách mạng: 

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 

Mặt trời chân lí chói qua tim 
Hồn tôi là một vườn hoa lá 

Rất đậm hương và rộn tiếng chim 

“Từ ấy” là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng,Trong buổi ban đầu ấy, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ , như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc. 

Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm: 

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim 
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu“ bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí. 

Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng 
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng 

Và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên 18 tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu: 

Mặt trời chân lí chói qua tim 
Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào. 

Lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại: 

Hồn tôi là một vườn hoa lá, 

Rất đậm hương và rộn tiếng chim. 

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại :“hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót.Ở đây hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ. 

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người: 

Tôi buộc hồn tôi với mọi người 

Để tình trang trải với trăm nơi 

Để hồn tôi với bao hồn khổ 

Gần gũi bên nhau thêm mạnh khối đời. 

“Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam 

Để tình trang trải với trăm nơi 



Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống - Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh: 

Tôi đã là con của vạn nhà 

Là em của vạn kiếp phôi pha 

Là anh của vạn đầu em nhỏ 

Không áo cơm cù bấc cù bơ. 



Tố Hữu nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người “than bụi, lầy bùn”là lực lượng tiếp nối của “vạn kiếp phôi pha”, là lực lượng ngày mai lớn mạnh của “vạn đầu em nhỏ”,để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng.Điệp từ “là” được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này. 

Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, “Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng. 

Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng - tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản. 

Cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là "cõi tạm". Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng: 

Tạm biệt đời ta yêu quý nhất 
Còn mấy vần thơ, một nắm tro. 
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất 
Sống là cho. Chết cũng là cho. 



Bởi thế, con người, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và thi ca của Tố Hữu luôn sống mãi trong niềm tin yêu, kính trọng của Đảng và nhân dân..

13 tháng 12 2017

bài thơ : Việt Nam máu và hoa (Tố Hữu) 

Khao khát trăm năm, mãi đợi chờ 
Hôm nay vui đến, ngỡ trong mơ 
Một trời êm ả, xanh không tưởng 
Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ 

Đây cuộc hồi sinh, buổi hoá thân 
Mùa đông thế kỷ chuyển sang xuân 
Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu 
Người vươn lên, như một thiên thần! 

Thế này chăng? Thuở xưa hoang dã 
Chàng Sơn Tinh thắng giặc Thuỷ Tinh 
Càng dâng nước, càng cao ngọn núi 
Chân Trường Sơn, đạp sóng Thái Bình, 

Chúng muốn đốt ta thành tro bụi 
Ta hoá vàng nhân phẩm, lương tâm 
Chúng muốn ta bán mình ô nhục 
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm. 

Ta sẵn sàng xé trái tim ta 
Cho Tổ quốc, và cho tất cả 
Lá cờ này là máu là da 
Của ta, của con người, vô giá. 

Trắng khăn tang, em chẳng khóc đâu 
Hỡi em gái mất cha mất mẹ 
Nước mắt rơi, làm nhoà mặt quân thù 
Em phải bắn, trúng đầu giặc Mỹ. 

Tình thương lớn, mạnh hơn lửa thép 
Trận địa đây xây giữa lòng người 
Dầu mưa nắng, trái đất tròn vẫn đẹp 
Đời yêu ta, ta phải thắng cho Đời. 



Cút sạch đi, bầy sói hôi tanh! 
Đã đến buổi cuối cùng phán quyết 
Trả về ta đất rộng trời xanh 
Cho bay, những hố bom làm huyệt. 

Lịch sử muốn bay cúi đầu tội lỗi 
Dưới gươm thiêng hùng khí Thủ đô 
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội 
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ. 

Ngọc Hà em! Lộng lẫy hoa tươi 
Xin thơm khắp miền Nam, miền Bắc 
Chắc Bác Hồ vui, xin kính dâng Người 
Và tặng cả anh em cùng ta đánh giặc. 

Không nỗi đau nào của riêng ai 
Của chung nhân loại chiến công này. 
Việt Nam ơi, máu và hoa ấy 
Có đủ mai sau, thắm những ngày? 



Chưa dễ lành đâu, những vết thương 
Nửa mình còn nhức, hỡi quê hương! 
Song mùa vui đã mang xuân tới 
Đã tắt hôm nay lửa chiến trường. 

Rừng núi đã xanh màu giải phóng 
Hãy trào lên, ơi sóng Cửu Long 
Quét phăng những rác bùn ứ đọng 
Những thép gai ngăn mặt, cắt lòng. 

Ta lại về ta, những đứa con 
Máu hoà trong máu, đỏ như son 
Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi 
Tái hợp, huy hoàng, cả Nước non!

Ý nghĩa của bài thơ Việt Nam máu và hoa: tổng kết quá trình phát triển của dân tộc , của cách mạng Việt Nam-một hành trình đầy máu , đầy hoa . Năm mươi năm màu đỏ thanh hoa .

4 tháng 3 2018

Hạt gạo làng ta 
Có vị phù sa 
Của sông Kinh Thầy 
Có hương sen thơm 
Trong hồ nước đầy 
Có lời mẹ hát 
Ngọt bùi đắng cay... 

Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bảy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi sa 
Những trưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy... 

Hạt gạo làng ta 
Những năm bom Mỹ 
Trút trên mái nhà 
Những năm cây súng 
Theo người đi xa 
Những năm băng đạn 
Vàng như lúa đồng 
Bát cơm mùa gặt 
Thơm hào giao thông... 

Hạt gạo làng ta 
Có công các bạn 
Sớm nào chống hạn 
Vục mẻ miệng gàu 
Trưa nào bắt sâu 
Lúa cao rát mặt 
Chiều nào gánh phân 
Quang trành quết đất 

Hạt gạo làng ta 
Gửi ra tiền tuyến 
Gửi về phương xa 
Em vui em hát 
Hạt vàng làng ta...

* Nội dung chính: Hạt gạo là sự kết tinh của cả máu, mồ hôi, nước mắt và trí tuệ của con người. Hạt gạo chính là hạt vàng.

 

4 tháng 3 2018

Nhà em treo ảnh Bác Hồ 
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi 
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười 
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà 
Ngoài sân có mấy con gà 
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi 
Em nghe như Bác dạy lời 
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa 
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà 
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi 



Bác lo bao việc trên đời 
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em...

15 tháng 1 2018

Bài thơ ca ngợi tinh thần gan dạ dũg cảm của những người lính lái xe trong những năm kháng chiến chông Mĩ cứu nước. Họ đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khố dưới làn bom đạn của giặc Mĩ để tiếp tế súng đạn, lương thực cho bộ đội ta ở chiến trường đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

28 tháng 1 2017

Bài thơ ca ngợi tinh thần gan dạ dũg cảm của những người lính lái xe trong những năm kháng chiến chông Mĩ cứu nước. Họ đã vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khố dưới làn bom đạn của giặc Mĩ để tiếp tế súng đạn, lương thực cho bộ đội ta ở chiến trường đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

4 tháng 5 2018

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!

Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong  lòng tôi.

4 tháng 5 2018

                                                                      BÀI LÀM

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!

Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong  lòng tôi.

Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.

15 tháng 8 2017

Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời là vì trẻ em vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.

Nội dung : Những gì sinh ra ở trên đời này là vì cuộc sống của con người của trẻ em ,Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

11 tháng 2 2018

Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời là vì trẻ em vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.

3 tháng 12 2018

Năm 1076, Quách Quỳ, Triệu Tiết đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành, Chân Lạp tấn công Đại Việt. Hai bên giao tranh ở sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân [18] có tiếng đọc to rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Sau này đúng như lời thơ, Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống.[19][20]

Theo sách Việt điện u linh – Chuyện Trương Hống và Trương Hát

Thời Nam Tấn Vương nhà Ngô đi đánh dẹp Lý Huy ở Long Châu, đóng quân ở cửa Phù Lan, đêm ngủ mộng thấy hai người kỹ vĩ, diện mạo khôi ngô đến ra mắt nhà vua và xin trợ chiến. Nhà vua hỏi danh tính, họ trả lời rằng họ là anh em vốn người Phù Lan, làm tướng của Triệu Việt Vương, Việt Vương bị Lý Nam Đế đánh bại. Nam Đế làm lễ trọng ý muốn cho họ làm quan; hai em chối từ, trốn vào núi Phù Long, Nam Đế nhiều lần cho người truy nã không được, mới treo ngàn vàng cầu người bắt. Hai anh em đều uống thuộc độc mà chết. Thượng đế thương họ vô tội cho làm Than Hà Long Quân Phó Sứ, tuần hai sông Vũ Bình và Lạng Giang đến tận trên nguồn, hiệu là Thần Giang Phó Đô Sứ. Trước kia đã giúp vua Ngô Quyền trong chiến dịch Bạch Đằng.

Nam Tấn Vương tỉnh dậy mới đem tế và khấn thần phò trợ. Sau đó Nam Tấn Vương thắng trận, bình xong quân Tây Long vua sai sứ chia chỗ lập đền thờ, đều phong làm Phúc Thần một phương, chiếu phong anh là Đại Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Như Nguyệt. Còn em là Tiểu Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Nam Bình.

Thời vua Nhân Tông nhà Lý, binh Tống nam xâm kéo đến biên cảnh; vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt dựa bờ sông đóng cừ để cố thủ. Một đêm kia quân sĩ nghe trong đền có tiếng ngâm to rằng:

Sông núi nhà Nam Nam đế ở

Phân minh trời định tại thiên thư.

Cớ sao nghịch lỗ sang xâm phạm

Bọn chúng rồi đây sẽ bại hư.

Quả nhiên quân Tống chưa đánh đã tan rã. Thần mộng rõ ràng, mảy lông sợi tóc chẳng sai.[21]

Theo Bửu Diên Nguyễn-Phúc, Thị Hoàng Anh Phạm (2003)

Năm 1076, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên nước Việt Nam thời đó). Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn.[22] Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên.[23] Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Đại Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giữ vững bờ cõi nước Đại Việt (Việt Nam).

Ý nghĩa hai câu thơ cuối và đối tượng của bài thơ

Trong câu thơ cuối của bài thơ Nam quốc sơn hà có đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều "nhữ đẳng" 汝等. Trong các bản dịch thơ của bài thơ này từ nhữ đẳng đều được dịch là chúng bay hoặc chúng mày. Theo Nguyễn Hùng Vĩ và Nguyễn Sơn Phong "nhữ đẳng" 汝等 trong câu thơ cuối của bài thơ Nam quốc sơn hà là chỉ quân Đại Việt, đối tượng của bài thơ là quân Đại Việt, không phải quân Tống, ý của hai câu thơ cuối của bài thơ là tại sao quân giặc đến xâm phạm mà các ngươi (quân Đại Việt) lại cam lòng chịu thất bại.[13][24][25]

Dịch thơ

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:[26]

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim từng được đưa vào trong sách giáo khoa trung học của học sinh Việt Nam nhưng sau đó đã bị loại bỏ. Theo Trương Phan Việt Thắng bản dịch thơ của Trần Trọng Kim bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa có thể là vì vấn đề chính trị, Trần Trọng Kim là "một trí thức không thuộc phe cách mạng, là Thủ tướng "Chính phủ bù nhìn""[27][28].Tuy nhiên,bản dịch này lại là bản được nhiều người biết đến nhất vì có vần điệu dễ nhớ,được phổ biến rộng rãi.[29]

Bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân:[26]

Núi sông Nam Việt vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Bản dịch thơ trên của Lê Thước và Nam Trân được đưa vào trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2003 (sách được tái bản nhiều lần sau đó) nhưng những người biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 7 đã không dẫn lại đúng nguyên văn bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân mà sửa câu đầu của bản dịch thơ từ Núi sông Nam Việt vua Nam ở thành Sông núi nước Nam vua Nam ở.[26]

Theo ông Nguyễn Khắc Phi, Tổng chủ biên sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, toàn thể hội đồng biên soạn sách đã nhất trí sửa lại câu thơ đầu trong bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân vì "nước ta chưa bao giờ có quốc hiệu Nam Việt". Cũng theo ông Phi "Nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa ở nước ta cũng như nước ngoài, cho phép người biên soạn có quyền sửa chữa cho phù hợp nội dung".[30]

Ông Phạm Văn Tuấn (nhân viên Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng việc những người biên soạn sách Ngữ văn 7, tập 1 sửa lại bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân là việc làm không đúng, không nghiêm túc, không khoa học. Đã dẫn thì phải dẫn đúng nguyên văn, dẫn sai là không tôn trọng tác giả của bản dịch thơ, không tôn trọng người đọc, người học. Những người biên soạn đã không dẫn đúng nguyên văn bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân, không ghi ai là người đã sửa câu Núi sông Nam Việt vua Nam ở thành Sông núi nước Nam vua Nam ở. Theo ông Tuấn những người biên soạn sách nếu không thể dẫn đúng nguyên văn bản dịch thơ của người khác thì hãy tự mình dịch.[31]

Bản dịch thơ của Nguyễn Tri Tài:[12]

Sông núi nước Nam vua Nam ở.

Sách trời định phận đã rõ ràng.

Cớ sao giặc dữ dám xâm phạm,

Chờ đấy loài bây sẽ nát tan.

Hai bản dịch thơ của Ngô Linh Ngọc:[26]

(1)

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Sách trời phân định đã rạch ròi

Cớ sao giặc trời xâm phạm tới

Chúng bay thất bại hãy chờ coi.

(2)

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự

Sách trời định phận rõ non sông

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.

Hai bản dịch thơ của Nguyễn Thiếu Dũng:[26]

(1)

Sông núi nước Nam, Nam đế cư

Rành rành phận định tại thiên thư

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay rồi sẽ chuốc bại chừ

(2)

Vua Nam riêng ngự nước Nam

Sách trời định vậy dễ làm khác đâu

Bọn người xâm lược mưu sâu

Chúng bay rồi sẽ chuốc sầu bại vong.

Bản dịch thơ của Hoa Bằng:[26]

Sông núi nước Nam vua Nam coi

Rành rành phân định ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Bay sẽ tan tành chết sạch toi.

Bản dịch thơ của Phạm Trần Anh:[27]

Sông núi trời Nam của nước Nam

Sách trời định rõ tự muôn ngàn

Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn

Chuốc lấy bại vong lấy nhục tàn

Bản dịch thơ của Bùi Văn Nguyên:[27]

Sông núi nước Nam, Nam đế chủ,

Cõi bờ định rõ tại thiên thư.

Cớ sao nghịch tặc dám xâm phạm?

Bay liệu, rồi đây chuốc bại hư!

3 tháng 12 2018

Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập, song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.[7][8][9]

Bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau:[10]

南國山河南帝居,

截然分定在天書。

如何逆虜來侵犯,

汝等行看取敗虚。

Phiên âm Hán –Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch nghĩa của Võ Minh Hải:[11]

Sông núi nước Nam thì vua nước Nam cai quản

Rõ ràng đã được phân chia tại sách trời

Cớ làm sao bọn giặc ngỗ ngược kia đến đây xâm phạm

Rồi đây chúng bay sẽ thấy và nhận lấy sự thất bại hoàn toàn.

Bản dịch nghĩa của Nguyễn Tri Tài:[12]

Sông núi nước Nam, vua nước Nam ở,

Phân vị rạch ròi đã ghi trong sách trời.

Cớ sao lũ giặc bạo ngược đến xâm phạm,

Chúng bây rồi xem, sẽ chuốc lấy thất tại tan tành.

Bản dịch nghĩa của Nguyễn Hùng Vĩ:[13]

Sông núi nước Nam, Nam đế quản trị

Hiển nhiên đã định phận tại thiên thư

Cớ sao bọn giặc ngỗ ngược đến xâm phạm

Mà chúng bay, xem ra, lại chịu bại ư?

Bản dịch của Trần Trọng Kim:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

cậu thpt à

17 tháng 4 2020

đâu cs đâu