Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi con người trong chúng ta đều vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn .Và đương nhiên để hoàn thiện được thì không chỉ cần có trí tuệ nà còn cần những phẩm chất và tính cách tốt hơn.Mà một trong những tính cách quan trọng ấy là tính khiêm tốn.Đây là một trong những tính cách mà mỗi người trong chúng ta nhất định phải có để trở nên tốt đẹp hơn.Không khoe khoang ,phóng đại những thành tích của bản thân mà từ tốn hơn ,biết nhận những khuyết điểm và sửa chữa.Trong xã hội ,một con người khiêm tốn sẽ luôn được mọi người yêu quý và kính trọng
Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thi nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.
Sau đây là gợi ý của mình:
- Sự khiêm tốn là không tự đề cao mình cho dù đã thành công và tài giỏi, cố gắng nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân mỗi ngày
+ Sự khiêm tốn là đức tính mỗi người nên có trong cuộc sống bởi:
- 'Núi cao còn có núi cao hơn, không ai là độc nhất". Sự tự phụ sẽ khiến chúng ta ngủ quên trên thành công. Còn sự khiêm tốn giúp chúng ta vươn lên mạnh mẽ hơn trong cuộc sống và nỗ lực hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
- Lòng khiêm tốn giúp chúng ta nhận ra thiếu xót của chính mình để thay đổi.
- Khiêm tốn giúp chúng ta có được tình cảm của những người xung quanh
Dẫn chứng:
+ Nhà bác học vĩ đại Einstein đã từng nói : “ Tôi chỉ là người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng ?”
=> Bài học cho bản thân: Karl Marx từng nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa". Chúng ta nên rèn luyện cho bản thân sự khiêm tốn --> hoàn thiện nhân cách và chạm tay đến thành công
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm khiêm tốn là gì?
Vai trò của khiêm tốn:
+ Giúp cho con người nhận thức được khả năng của mình
+ Được mọi người quý trọng
+ Giúp chúng ta dễ dàng thành công trong cuộc sống
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy ví dụ về một người học giỏi nhưng khiêm tốn mà em biết.
Bàn luận mở rông:
Trái với khiêm tốn là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự khiêm tốn?
Kết đoạn.
Trình bày vai trò của khiêm tốn thêm một lần nữa.
_mingnguyet.hoc24_
Mình đưa ra dàn ý nha
1. Mở đoạn
- Dẫn ra vấn đề cần nghị luận.
2. Thân đoạn
a. Khái niệm
- Khiêm tốn là một đức tính quý giá, là việc con người có những nhận xét, đánh giá đúng mức và phù hợp với bản thân, không tự cho mình là đúng, không tỏ thái độ kiêu kỳ, tự mãn.
- Giản dị là sự tối giản một cách tự nhiên trong nếp sống. Người sống giản dị có gì dùng đó, thích những thứ đơn giản, hữu dụng hơn là những thứ màu mè hoa lá, họ sống một cách khoa học và tiết kiệm. Không chỉ là sự giản dị trong tiêu dùng mà còn là giản dị trong cả tâm hồn, lời ăn tiếng nói.
=> Ăng-ghen nói "Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị", là nhằm khẳng định tầm quan trọng, sự quý giá và cần thiết của hai đức tính này trong quá trình phát triển của con người.
b. Biểu hiện và lợi ích:
* Khiêm tốn:
- Người khiêm tốn, không thích nói nhiều, họ quan tâm đến việc phải làm gì và luôn muốn phát triển bản thân một cách tích cực.
- Luôn nhận được sự tin tưởng, quý trọng từ người khác, được đánh giá một cách khách quan và trung thực, bởi họ thường chứng minh năng lực của bản thân bằng hành động, chính vì thế luôn đem đến cho người khác sự kỳ vọng vượt ngoài mong đợi.
* Người sống giản dị:
- Họ thường sẽ trở thành thành phần trung tính trong xã hội, với lối ăn mặc, sinh sống, trang điểm giản dị, họ thường dễ được chào đón trong môi trường xã hội.
- Giản dị không chỉ ở lối sống mà còn phải giản dị trong cách suy nghĩ, tư tưởng, nghĩ đơn giản, sống lạc quan, tư duy một cách tích cực, không toan tính thực dụng => Dễ tạo thiện cảm với mọi người, đồng thời có được mối quan hệ tốt đẹp.
- Sống giản dị, tiết kiệm giúp chúng ta tiết kiệm chi tiêu, dành tiền bạc của cải vào các quỹ tiết kiệm, hoặc thực hiện được những việc có ý nghĩa.
c. Bàn luận:
- Câu nói của Ăng-ghen đã mở ra cho mỗi chúng ta một quan niệm nhân sinh triết học sâu sắc, cho chúng ta những bài học, lời khuyên quý giá trong việc tu dưỡng đạo đức phẩm giá của mỗi con người.
- Phê phán lối sống kiêu căng, tự mãn và sự phung phí, chạy theo hình thức nguy hại.
3. Kết đoạn
Nêu bài học.
bạn tham khảo nha
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
văn bản "sống chết mạc bay"là một tác phẩm nổi tiếng của tác giả Phạm Duy Tốn.Văn bản phê phán những sự bất công của những ng dân trong xã hội thời phong kiến. Những quan phủ chỉ lo ăn chơi,ko quan tâm đến cảnh người dân "hộ đê" kêu cứu."Sống chết mạc bay muốn phê phán những quan phủ chỉ biết ăn chơi,ngồi đánh tổ tôm trong đình ko biết sự khổ cực của những ng nông dân.
1.Trong văn chương, một trong hai nguồn cảm hứng chủ đạo chảy xuyên suốt bao thế kỉ nay đó là cảm hứng yêu nước. Tình yêu quê hương đất nước như dã thấm vào máu thịt con người Việt, trở thành một phần tích cách rất đặc trưng và đáng tự hào. Hiểu và trân trọng điều này, Bác viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nhằm khơi gợi nên tình yêu nước ẩn sâu trong trái tim mỗi người.
Lời đầu tiên, Bác khẳng định nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu ra một quý luật rất xứng đáng: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Bác so sánh tinh thần yêu nước nước vô hình ấy trở thành một thứ mạnh mẽ hữu hình đó là làn sóng mà mỗi khi làn sóng mạnh mẽ ấy nổi lên thì sẽ trở thành một lực lượng vượt qua mọi khó khăn, đánh bại những kẻ gây hại cho tổ quốc. Điều này chứng tỏ, Bác muốn khẳng định một điều rằng tinh thần yêu nước của nhân dân ta chính là vũ khí mạnh mẽ nhất có thể giúp nhân dân, đất nước vượt qua tất cả những gian khổ, thử thách mà dùng tất cả nhiệt huyết của mình để đánh đuổi quân bán nước và cướp nước, bảo vệ độc lập chủ quyền tổ quốc.
Bác đã khẳng định nhân dân Việt Nam ai cũng mang trong mình một lòng nồn nàn yêu nước và điều ấy đã trở thành một truyền thống, theo đó là những dẫn chứng vô cùng thuyết phục trong lịch sử và cả trong ngày nay. Đầu tiên là ở trong lịch sử, Người chỉ ra “những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”, đó là những “cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”. Tuy nước ta là một nước nhỏ, mỗi lần có đại quân phương Bác xang xâm lược, ta đều yếu thế hơn mọi mặt nhưng lần nào ta cũng khiến cho thực dân phương Bắc phải tủi hổ rút lui bởi tinh thần yêu nước đã thôi thúc nhân dân nổi dậy, đoàn kết chiến đấu vì non sông tổ quốc.
Và “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ngày nay không hề nhỏ. Những câu văn tiếp theo, Người liệt kê tất cả những đối tượng trong cuộc sống, từ cụ già đến em nhỏ, từ con trai đến con gái, từ Nam ra Bắc,… ai cũng có tình yêu nước và thể hiện tình yêu nước ấy bằng những hành động riêng rất đáng quý, đáng ngợi ca qua việc hăng hái đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bở cõi. Bác nói: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
Ở đoạn văn cuối cùng, Bác khẳng định và định nghĩa lại một lần về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bác so sánh: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Bác đã khẳng định một điều rằng ai cũng có một tình cảm với quê hương đất nước chỉ là nó nằm dưới nhiều hình thức khác nhau, khi có chiến tranh nó trỗi dậy mãnh liệt, dễ nhận ra nhưng thời bình nó luôn ở sâu trong tim mỗi người, không phải lúc nào cũng bộc lộ nhưng lúc nào cũng tồn tại. Vì thế mỗi chúng ta đều phải có bổn phận “ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
Và trong thời đại ngày nay thanh niên phải luôn nhớ bộc lộ tình yêu nước của mình bằng việc rèn luyện, tu dưỡng cả tài năng lẫn đạo đức để góp phần xây dựng và đưa mảnh đất hình chữ S vươn tầm ra thế giới, sánh vai với các cường quốc năm châu.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là câu nói in tạc vào lòng người nhất và tạo ra biết bao con sóng trong tâm khảm mỗi người, từ đó mà nhân dân mọi thời đại đều ý thức được trách nhiệm và bổn phận của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2.Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.
#Hk_tốt
#Ken'z
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Một trong những đức tính tốt đẹp của mỗi người là khiêm tốn. Trẻ em, người lớn, người già, học trò, kẻ sĩ, người dân, kẻ làm quan, vị lãnh đạo... đều phải khiêm tốn, tu dưỡng đức tính khiêm tốn.Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Các biểu hiện của đức tính khiêm tốn: lời lẽ khiêm tốn, cử chỉ, hành động khiêm tốn, thái độ, cách ứng xử khiêm tốn, cách sống khiêm tốn,...Người có nhân cách, có phẩm hạnh mới khiêm tốn. Người có học, có lòng tự trọng, có nhân cách văn hóa mới khiêm tốn. Trái với khiêm tốn là kiêu ngạo, kiêu căng, coi trời bằng vung, coi thường mọi người.Có khiêm tốn mới biết học tập mọi người; không bao giờ giấu dốt, tự cho mình là giỏi, là hơn người. “Mục hạ vô nhân” là kiêu ngạo. Làm tướng, cầm binh mà kiêu ngạo là thất bại, sớm muộn cũng sẽ chết. Học trò mà không khiêm tốn học hỏi thì không bao giờ học giỏi, không thể trở nên tài ba lỗi lạc.Cổ ngữ có câu nói về lòng khiêm tốn, cách sống khiêm tốn: “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã” nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, ấy mới gọi là biết.Ông bà. cha mẹ vẫn nhắc nhớ con cháu trong ứng xử khiêm tốn: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. “Con hát, mẹ khen hay”, “Mẹ hát, con khen hay”, cái gì cũng tự cho mình là “nhất thiên hạ”, “nhất thế giới” thì không phải là khiêm tốn rồi!Con người khiêm tốn biết sống mực thước, kín đáo, hợp lí, hợp lẽ, không phô trương, khoe khoang, không xa hoa, lãng phí; không khoe đức, khoe tài, khoe công... “Bác học cũng phải học”là cách sống khiêm tốn.Bác Hồ dạy thiếu nhi: “Khiêm tốn, thật thà, dùng cảm”. Bài học khiêm tốn ấy cho ta sức mạnh, tạo nên tiềm lực, tiềm năng để bước vào đời.Khiêm tốn nhưng không tự ti, cũng không tự mãn. Người khiêm tốn sẽ được anh em. bè bạn quý trọng.Bởi vậy , ta mới thấy sự khiêm tốn có ý nghĩa to lớn biết nhường nào.
Tham khảo:
a,
so sánh : tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
- Tác dụng : Cho thấy sức mạnh lớn lao của tinh thần yêu nước , chính nhờ tình thần yêu nước ,đoàn kết một lòng vì tổ quốc thân yêu mà nhân dân ta đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước .
b,
Đoạn văn đã cho thấy sức mạnh lớn lao của tinh thần yêu nước . Tinh thần yêu nước là một thứ tình cảm luôn thường trực trong trái tim mỗi người . Và mỗi khi tổ quốc cần chúng ta , tinh thần yêu nước ngủ yên ấy bỗng chốc lại trỗi dậy mạnh mẽ . Nó kết thành một làn sóng lớn , hùng mạnh và dữ dội để càn quét và đuổi sạch quân thù xâm lăng , tiêu diệt luôn cả tàn dư bán nước . Nó thôi thúc con người đoàn kết lại để chiến đấu , để hành động và giành lấy hai chữ tự do cho chính mình. Như chúng ta cũng đã thấy , lịch sử dân tộc Việt Nam là minh chứng hào hùng nhất cho tinh thần yêu nước bất diệt của cha ông. Ngày trước, khi đất nước rơi vào vòng kìm kẹp với những thế lực lăm le xâm lược bờ cõi, nhân dân ta với tất cả lòng yêu nước của mình đã anh dũng đứng lên chống lại quân thù xâm lược. Biết bao người anh hùng đã ngã xuống nơi biên cương, trận mạc , biết bao nấm mồ vô danh đã được dựng lên bên kia đường. Âý vậy, nhưng cái chết không làm dân ta nao lúng. Bằng tất cả tình yêu nước, lòng sục sôi căm thù giặc và ý chí kiên cường, nhân dân ta đã dũng cảm đứng lên đánh phá quân thù xâm lược, giành lại tự do cho nước nhà. Ngày nay, khi mà bờ cõi đã được yeen ổn, hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn không hề bị giảm sút. Nhân dân ta tiếp tục sản xuất, tăng gia, tạo ra những của cải , vật chất phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của cộng dồng. Không những vậy, những người dân trong xóm làng còn đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu xây dựng gia đình, thôn xã ngày một giàu mạnh. Đặc biệt là thế hệ thanh niên - những mầm xanh của đất nước, ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình với non sông, thanh niên ngày càng sôi nổi hơn trong những phong trào của đoàn thế. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân hãy không ngừng phấn đấu, học tập và rèn luyện để ngày càng phát triển mình. Một khi đã thực sự tài năng , ta hoàn toàn có thể cống hiến nhiều hơn cho tổ quốc và thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của mình với non sông. Đó cũng chính là cách mà người Việt Nam chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc mình.
Tham khảo nha em:
Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải cót trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan".
Mỗi con người trong chúng ta đều vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn. Và đương nhiên để hoàn thiện được thì không chỉ cần có trí tuệ nà còn cần những phẩm chất và tính cách tốt hơn. Mà một trong những tính cách quan trọng ấy là tính khiêm tốn. Đây là một trong những tính cách mà mỗi người trong chúng ta nhất định phải có để trở nên tốt đẹp hơn. Không khoe khoang, phóng đại những thành tích của bản thân mà từ tốn hơn, biết nhận những khuyết điểm và sửa chữa. Trong xã hội, một con người khiêm tốn sẽ luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.
TK#
Con người có rất nhiều đức tính tốt, một trong số đó là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không kiêu căng, tự phụ. Người có tính khiêm tốn là người luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc. Lòng khiêm tốn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó là một phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Giúp ta nâng cao phẩm giá, cũng như được mọi người xung quanh tôn trọng và quý mến. Như Bác Hồ sống một cuộc sống hết sức khiêm tốn với ngôi nhà sàn gỗ mộc mạc, đơn sơ nhưng Bác vẫn là một vị lãnh tụ kiệt xuất. Vậy mà hiện nay vẫn còn những con người có tính tự cao, tự đại. Đó là những người cần đáng phê phán và loại bỏ. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, vì vậy mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.