Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Qua các câu chuyện đã được học em thích nhất là bài "Cùng Bác qua suối" bởi bài đọc đã cho em thấy được phẩm chất cao cả, đáng kính của Bác - vị cha già của dân tộc ta. Bác rất quan tâm tới mọi người từ những việc nhỏ nhất trong đời sống sinh hoạt. Bác ân cần hỏi anh bị ngã có đau không và cho kê lại hòn đá để những người đi sau không bị ngã. Bác rất cẩn thận chu đáo trong mọi công việc nó thể hiện khi qua suối Bác đã lường hết các tình huống xãy ra như trơn trợt, nước sâu,... nhưng trong thực tế có những sự cố xãy ra. Khi sự cố xãy ra nhưng vì đã có chuẩn bị nên Bác đã vượt qua dễ dàng và rút ra ngay được nguyên nhân sự việc cả chủ quan và khách quan trong vấn đề. Từ đó, Bác rút ngay bài học kinh nghiệm cho bản thân và truyền đạt lại cho mọi người để cùng áp dụng cho những lần sau. Đồng thời vấn đề gì giải quyết được ngay cho một người dù lớn hay bé Bác cũng làm ngay đó là lượm hòn đá bỏ đi để những người đi sau không bị té.
Đây là bài đã đọc nhưng mà nó trên gg nha bạn:
Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.
Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.
Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.
Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.
Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.
Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.
Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.
Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.
Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.
Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.
Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…
Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ còn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.
Chú Tự Long
Cứ mỗi sáng thứ 7 em lại được xem chương trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó em yêu thích nhất là chú Tự Long. Với dáng người nhỏ nhắn chú diễn thật là hay và ấn tượng.
Chú Tự Long có khuôn mặt tròn tròn và nổi bật nhất trên khuôn mặt chú đó chính là nụ cười tươi tắn, dễ gần. Chú có cặp mắt đen tròn, khuôn mặt chú lúc nào cũng tươi tỉnh, hiền hòa với mọi người khiến mọi người ai cũng yêu quí. Miệng chú lúc nào cũng dành nụ cười cho mọi người nên ai cũng cảm thấy gần gũi, có lẽ vì thế chú sinh ra để diễn hài. Chú diễn hài rất thành công, chắc là nhờ ánh mắt nhân hậu và khả năng nói tài tình. Dáng người chú không to nhưng trông chú vẫn khỏe khoắn. Chân tay khéo léo, nào là múa hát tăng lên vẻ sinh động cho vở hài. Hình ảnh chú trên màn ảnh nhỏ thật là khó có thể nào quên.
Em mong sau này cũng là một nghệ sĩ hài tài như chú Tự Long vậy, chú sẽ mãi là thần tượng của em.
Tuổi thiếu nhi chúng ta là cái tuổi thần tiên và cần phải mơ mộng về những điều tốt đẹp nhất và nhờ những bộ phim hoạt hình dí dỏm, đầy nhân văn mà thiếu nhi lại được hoà mình cùng với thế giới thần tiên lung linh, huyền ảo, tăng thêm sức sáng tạo. Khi còn nhỏ, tôi được xem qua rất nhiều bộ phim hoạt hình nhưng có lẽ thích nhất là được xem bộ phim dí dỏm Đô-rê-mon. Cái tên này có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn nhỉ? Đô-rê-mon là một chú mèo máy đến từ thế kỉ 22, cái nơi mà mọi thứ tối tân đều được sáng tạo đặc biệt là rô-bot. Có rất nhiều rô-bot nhưng phổ biến hơn cả là những chú rô-bot mèo máy. Không may thay, Đô-rê-mon là một chú mèo bị lỗi và bị vứt bỏ nhưng một cậu bé đã mua nó về. Xui xẻo hơn, khi ở nhà, Đô-rê-mon bị chuột cắn rách tai nên có lẽ đây là chú mèo đầu tiên cụt tai. Về sau, Đô-rê-mon dùng cỗ máy thời gian để đến thế kỉ 21 để giúp Nô-bi-ta, cụ cố của cậu bé đã mua Đô-rê-mon và cuộc hành trình bắt đầu. Đây là một bộ phim rất ăn khách và Đô-rê-mon rất ấn tượng. Đây là một chú mèo mập ú nhưng lại rất dễ thương. Do khóc nhiều nên cậu từ màu vàng chuyển thành màu xanh nhưng Đô-rê-mon rất dễ thương. Yêu Đô-rê-mon quá!
Tam khảo:
Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.
Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.
Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, "vị vua của các vua" Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua
Refer
Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.
Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.
Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, "vị vua của các vua" Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua.