Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Môi trường là toàn bộ những gì bao quanh con người, bao gồm cả những thứ do và không do con người tạo ra. Môi trường hiện nay đang rơi vào tình trạng ô nhiễm đáng báo động. Không khó để chúng ta bắt gặp những con sông, con suối trong xanh đã bồng bềnh rác, những bờ biển ngập tràn rác, những làn khói bụi mờ mịt che khuất tầm nhìn,... Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người cũng như các loài động, thực vật. Hàng loạt những "núi" bệnhnguy hiểm có thể đến với con người bất cứ lúc nào. Chất lượng cuộc sống của chúng ta cũng vì thế càng ngày càng giảm sút. Các loài động, thực vật bị thu hẹp môi trường sống. Chính con người đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần: vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng cây gây rừng (trồng ở những nơi phù hợp), tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng hành động,...
Tham khảo:
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
tham khảo
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
Ngày nay, túi nilon (ni lông) đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc.Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 – 1.000 năm mới có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 – 1.000 tỉ túi nhựa. Vì thế túi nilon đang bị coi là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường – sự “ô nhiễm trắng”.Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình mỗi ngày, một gia đình Việt Nam sử dụng và thải ra ít nhất 1 túi ni lông. Con số đó thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ ngày. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, với sức ép của gần 3 triệu dân (đứng thứ 2 cả nước), hàng ngày thủ đô thải ra khoảng trên 1.000 tấn rác, trong đó có khoảng 13 tấn là nhựa và túi ni lông.Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại. Tuy nhiên, chính sự “tiện dụng” này mà mỗi năm số tiền bị lãng phí lên tới 648 tỉ đồng cho việc sử dụng túi nilon của hơn 800.000 hộ gia đình tại thành phố Hà Nội.Những số liệu sơ bộ trên cho thấy thực trạng về nhu cầu sử dụng túi ni lông ở nước ta hiện nay là rất lớn. Nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu, “ăn sâu” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Từ những mặt hàng bình dân nhất như quả cà, con cá, mớ rau,… đến những vật dụng quần áo, giày dép,… đều được bọc gói bằng túi ni lông. Và thông thường sau một lần sử dụng, những chiếc túi chỉ đáng giá có vài xu ấy được người ta thuận tay vứt bữa bãi khắp mọi nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan thành phố.Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến. Mời các bạn đọc và chia sẻ bài viết sau để giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về sự nguy hại khi sử dụng túi nilon nhé.
a) Sức ép đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
- ở nông thôn không phá được cái xiềng 3 sào,
- ở đô thị thì thất nghiệp tăng,
- Ngân sách phải chi tiêu nhiều cho những vấn đề xã hội v.v...
b) Sức ép đối với tài nguyên môi trường
- Dự trữ của các nguồn tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt.
- Phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
- Dân thành thị tăng nhanh, nơi ở chật hẹp, chất lượng môi sinh giảm sút.
c) Sức ép đối với chất lượng cuộc sống
- Hiện tại kinh tế nước ta căn bản vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bình quân thu nhâp đầu người vào loại thấp nhất thế giới, dân số tăng nhanh không thể thực hiện cân bằng "cung - cầu".
- Cái nghèo về đời sống vất chất sẽ dẫn đến cái nghèo về đời sống tính thần.
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
Bài ca dao quả thực đã thể hiện được cái hồn thanh khiết mà bình dị của Hồ Tây quê em. Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội, nước hồ trong trẻo luôn mang một sắc xanh mênh mông rợn ngợp đến khôn tả. Sáng sớm, sương mai bảng lảng mặt hồ, từ bờ bên này nhìn sang bờ bên kia chỉ thấy khung cảnh mờ mờ ảo ảo như chốn thần tiên nào. Đến khi mặt trời ló lên, hơi ấm dìu sương về vũ trụ, cảnh sắc mới hiện lên thật rõ ràng và không quên mang theo cái trong trẻo, mát lành rất hiếm có chốn Hà thành. Sau một đêm sương phủ, không khí như trong lành hơn, lá như xanh và non hơn, mặt hồ cũng như rộng và xa hơn nữa. Cái nắng trưa rải những tia vàng xuống kết duyên cùng mặt nước tạo nên những hạt sóng ngọc xôn xao ngụp lặn reo vui không ngớt. Dần dần, khi hoàng hôn xuống, sắc vàng diễm lệ chuyển sang một áng đỏ huy hoàng mặt trời muốn gửi gắm xuống nhân gian. Nhìn đàn sâm cầm bất chợt bay ngang qua, lòng em lâng lâng một lời hát Trịnh Công Sơn: “Bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời...".
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
Bài ca dao quả thực đã thể hiện được cái hồn thanh khiết mà bình dị của Hồ Tây quê em. Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội, nước hồ trong trẻo luôn mang một sắc xanh mênh mông rợn ngợp đến khôn tả. Sáng sớm, sương mai bảng lảng mặt hồ, từ bờ bên này nhìn sang bờ bên kia chỉ thấy khung cảnh mờ mờ ảo ảo như chốn thần tiên nào. Đến khi mặt trời ló lên, hơi ấm dìu sương về vũ trụ, cảnh sắc mới hiện lên thật rõ ràng và không quên mang theo cái trong trẻo, mát lành rất hiếm có chốn Hà thành. Sau một đêm sương phủ, không khí như trong lành hơn, lá như xanh và non hơn, mặt hồ cũng như rộng và xa hơn nữa. Cái nắng trưa rải những tia vàng xuống kết duyên cùng mặt nước tạo nên những hạt sóng ngọc xôn xao ngụp lặn reo vui không ngớt. Dần dần, khi hoàng hôn xuống, sắc vàng diễm lệ chuyển sang một áng đỏ huy hoàng mặt trời muốn gửi gắm xuống nhân gian. Nhìn đàn sâm cầm bất chợt bay ngang qua, lòng em lâng lâng một lời hát Trịnh Công Sơn: “Bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời...".
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông – mất ngày 6 tháng 7 năm 2014. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:
Dế Mèn phiêu lưu kí (1941)
O chuột (1942)
Nhà nghèo (1944)
Truyện Tây Bắc (1953)
Miền Tây (1967)
Cát bụi chân ai (1992)
Ba người khác (2006)
Em tham khảo nhé:
Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi. Nhà vua mong muốn đất nước có một kinh đô đàng hoàng to rộng đặng bề phát triển đất nước. Ôi! (Câu cảm thán) Bởi tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước, nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La. Đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt, về mật địa lí, tác giả phân tích rõ: Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "Nhìn sông dựa núi" (Thế đất đẹp) (Dấu ngoặc đơn) vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“. Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
Khi còn nhỏ, mơ ước của anh ta là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi anh ta đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, anh ta vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Anh cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, anh không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Anh thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau.
Tham Khảo
“Tôi yêu quê hương mình” - chỉ một câu nói thôi đã làm chúng ta nhớ về sự bình yên , ấm áp của quê hương. Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ con thả trên đồng, quê hương là con đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông.Đúng thật, quê hương thật đẹp và mênh mông. Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa quê hương. Nhớ những ngày nước lũ, tôi với bà ngoại lại ra đồng cắt lúa. Nước ruộng lên tới đầu gối. Nếu như ngày nào mừa thì bà ngoại ra đồng một mình, tôi ở nhà học bài. Tôi yêu quê hương mình rất nhiều, tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này xây dựng quê hương đất nước.