Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Lão hạc là(trợ từ) người giàu lòng tự trọng. Chính thông qua cái chết của lão, ta nhìn nhận được tự trong trong người nông dân nghèo khổ. Vì lão đã có lỗi với cậu Vàng nên lão đã trừng phạt mình bằng bả chó. Đó quả là sự ân hận tột đỉnh và cho ta thấy được tấm lòng của một con người. NHưng lão chết đi còn vì thương con. Lão muốn là một người cha đúng với con, chết để không phạm vào tiền của con. Sự chu đáo của lão khi gửi ông giáo tiền ma chay vì không muốn phiền xóm làng giúp ta hiểu hơn về lòng tự trọng trong người nông dân. Người nông dân thà chết đi chứ không muốn là một người ích kỉ, xấu xa và bị tha hóa!
Tham khảo:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Em tham khảo:
Khi em hỏi các bạn của em rằng “Bạn quý ông hay bà hơn?” thì đa số các bạn của em đều nói rằng quý bà hơn vì bà gần gũi, tình cảm và chiều chuộng hơn. Thế nhưng em lại khác, em yêu quý cả hai ông bà nhưng lại quấn quýt và yêu quý ông nhiều hơn. Ông nội của em năm nay đã gần bảy mươi tuổi, sở dĩ như vậy là vì bố em là con út trong gia đình và em cũng là con út của bố mẹ. Ông của em là một kỹ sư đã về hưu, hình ảnh của ông bây giờ gắn với mái tóc bạc và đôi kính lão luôn thường trực. Ôi! tóc của ông tuy đã trắng gần hết nhưng vẫn dày, chắc khỏe và bồng bềnh như một đám mây. Răng của ông cũng rất chắc khỏe, ở tuổi của ông nhiều người phải trồng răng giả, rụng vài cái nhưng răng ông vẫn trắng sáng và đều tăm tắp, nụ cười của ông rất hiền hậu và đầy ắp tình yêu thương. Đích thị ông em có một đời sống tinh thần rất lành mạnh và lạc quan nhất nhà , ngoài việc ưa thích là đọc báo và tưới cây thì ông còn rất chăm chỉ tập thể dục và đạp xe. Mỗi sáng sớm ông đều dậy sớm tập thể dục, còn chiều mát ông lại đi bộ hoặc đạp xe, có hôm mang theo vợt để đánh với các ông bà trong xóm. Em mong sao ông sẽ luôn giữ được phong độ và sức khỏe như bây giờ để sống vui vẻ bên con cháu, là chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình. Em yêu ông nội em nhất!
Trợ từ+ Thán từ: In đậm nghiêng