K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân bởi chính nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ tổ tiên, ông cha ta đã từng trải qua.

16 tháng 2 2021

Bạn triển khai các ý như:

-Hay,giàu, vô vàn

- Tác dụng của các câu tục ngữ ở HP

-Nêu 1 số vd về vài câu tục ngữ hay và ý nghĩa

- Chúng ta cần phải làm j để bảo tồn và phát huy các câu tục đó?

 

   Kho tàng nghệ thuật về ca dao,tục ngữ ở Việt Nam vô cùng có giá trị mang tính nghệ thuật cao,và các câu ca dao ,tục ngữ được lưu truyền ở Hải Phòng cho tới tận bây giờ đã góp phần tô điểm thêm cái nghệ thuật truyền thống tốt đẹp ấy.Có một số câu tục ngữ tiêu biểu như:

Hải Phòng có bến Sáu Kho                Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng.

Mỗi câu ca dao,tục ngữ đều có một ý nghĩa riêng làm nổi bật lên nét phong phú của vùng đất này.Có nhiều câu tục ngữ khuyên người ta chăm chỉ,nỗ lực và nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác nữa đang ẩn sâu trong các câu ca dao,tục ngữ ấy.Đã trải qua rất nhiều thời gian nhưng các câu tục ngữ vẫn được lưu hành và sử dụng rộng rãi điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của nó rất cao đối với các thế hệ sau này.Mong rằng dân tộc chúng ta sẽ cố gắng ,giữ gìn để các thế hệ sau này thấy được kho tàng kiến thức muôn màu của ông cha ta.

2 tháng 11 2017

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về tục ngữ. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu chung về tục ngữ Việt Nam.

- Giới thiệu vấn đề của bài: Tục ngữ là kho tàng kinh nghiêm quý báu của nhân dân ở nhiều lĩnh vực của đời sống.

b. Thân bài (9đ)

HS viết được bài văn chứng minh 2 nội dung sau:

- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất: (0.5đ)

   + Tục ngữ là kho kinh nghiệm quý báu của nhân dân về các hiện tượng tư nhiên: nắng, mưa, bão… được đúc rút qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên ổn đinh, kéo dài. (2đ)

   + Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của nhân dân trong lao động sản xuất: từ việc chọn giống, vai trò của các yếu tố thiết yếu trong sản xuất đến việc canh tác,trồng trọt…

Mỗi câu tục ngữ đều chứa kinh nghiệm và tình yêu lao động của con người. …(2đ)

- Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nhân dân về con người và xã hội: (0.5đ)

   + Tục ngữ thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người: truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái...(2đ)

   + Tục ngữ là bài học, lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực: phản ánh cái nhìn của nhân dân trong cách đánh giá con người...(2đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Khái quát ý nghĩa chung của những câu tục ngữ đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định trong đề bài.

6 tháng 3 2022

Bạn tham khảo nhé!

Nguồn:Hoidap247

 

Từ xưa đến nay, tục ngữ ca dao chính là những thể loại văn học dân gian được ông cha ta lưu truyền lại để nhắn nhủ những tình yêu, thông điệp và bài học cho con cháu mình. Thật vậy, ở ca dao tục ngữ, những thế hệ sau tìm thấy những phẩm chất và lối sống đạo đức đẹp mà ông cha ta đúc kết từ bao đời nay. Những giá trị trong ca dao, tục ngữ mãi trường tồn theo năm tháng và trở thành túi khôn của nhân dân VN, của các thế hệ con cháu sau này.

Đầu tiên, tục ngữ chính là những bài học kinh nghiệm được ông cha ta đúng rút qua những kinh nghiệm sống của mình. Con cháu đời sau được thừa hưởng những kinh nghiệm dự báo thời tiết như "Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa", "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa",.... Qua thời gian, ông cha ta đúc rút được những câu tục ngữ về phòng chống thiên tai như "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ", "Tháng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt". Nhờ những câu tục ngữ đúc rút như vậy mà con cháu có thêm những bài học để chủ động phòng chống thiên tai và xây dựng nhà cửa. Hơn nữa, có những câu tục ngữ dạy cho con người những giá trị và bài học tốt đẹp như "Thương người như thể thương thân" (về tình yêu thương); "Đói cho sạch, rách cho thơm (bài học về lòng tự trọng);...

Thứ hai, ca dao chính là những câu nói êm ái về những chủ đề khác nhau được ông cha ta đúc rút lại. Nếu như ca dao về đất nước ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước thì ca dao than thân gợi lên những số phận khốn khổ của những con người xưa trong xã hội. Ca dao châm biếm thì lên tiếng phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu của con người,... Đọc ca dao dường như ta thấy được những giá trị tốt đẹp của đất nước, dân tộc và con người VN với những sắc thái khác nhau.

Tóm lại, ca dao tục ngữ chính là những lời khuyên quý báu của ông cha ta về phẩm chất và lối sống đẹp mà mỗi người đều cần có. Chính nhờ những ca dao tục ngữ mà kho tàng văn học dân gian mới thêm phong phú và nó có giá trị sử dụng mãi cho con cháu.

26 tháng 3 2019

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau

26 tháng 3 2019

bn lên mạng tra đi,trên đó nhiều lắm. Lên đây hỏi thì các bn ấy cx chép từ mạng mà ra đó.